Nô nức đi Chùa Hà cầu duyên trong ngày 'Valentine của châu Á'
Là ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng ở Hà Nội, nhiều bạn trẻ từ sớm đã tới Chùa Hà dâng hương, cầu mong tình duyên như ý nhân ngày Thất tịch hay còn là ngày Lễ tình nhân của một số quốc gia châu Á.
Minh Sơn
Ngày hôm nay, 22/8 tức ngày 7/7 Âm lịch được coi là ngày 'Valentine châu Á'. Người Việt Nam quan niệm đây là ngày Thất Tịch, là ngày 'ông Ngâu bà Ngâu' hay ngày của lứa đôi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những ngày này, nhiều bạn trẻ cả nam lẫn nữ đều tìm đến ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng của Hà Nội là Chùa Hà cầu cho những điều tốt đẹp nhất đến với tình yêu đôi lứa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngay từ sớm, cửa hàng của chị Quỳnh (đường Chùa Hà, Hà Nội) đã tấp nập khách hàng đến nhờ sắp đồ lễ cũng như viết sớ cầu duyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi mâm lễ sẽ có giá từ 80 - 200 ngàn đồng, thậm chí có mâm cầu kỳ hơn lên tới 350 ngàn đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Quỳnh chia sẻ số người đi Chùa Hà vào ngày Thất tịch 7/7 Âm lịch còn đông hơn cả ngày Lễ Tình nhân 14/2. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các bạn trẻ khi mua mâm lễ sẽ được người bán hướng dẫn đầy đủ từ cách đặt lễ cũng như đọc văn khấn bên trong chùa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phương Hà và Phương Thảo là đồng nghiệp cùng công ty đã tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi Chùa Hà làm lễ cầu duyên. Hai bạn chia sẻ đã đến đây cầu duyên 4 lần tuy nhiên vẫn chưa tìm được 'nửa kia' của đời mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bạn Trần Thị Lan Hương (Hà Nội) chia sẻ đến Chùa Hà trước là cầu bình an và cũng là để cầu duyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chùa Hà (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy) nổi tiếng với cầu duyên. Đây là địa điểm được rất nhiều nam thanh, nữ tú tìm đến để cầu tình duyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những người bán đồ lễ tại chùa chia sẻ, vài năm gần đây nhiều bạn trẻ nhân dịp 7/7 Âm lịch hay 14/2 để đến dâng lễ, cầu tình duyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những người lận đận đường tình thì đến để cầu sự suôn sẻ, mong tìm được tình duyên. Những cặp đôi đã nên duyên thì đi cầu cho tình yêu thêm bền chặt, gắn bó. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi tới Chùa Hà, người dân chỉ cần chuẩn bị lễ vật đơn giản, bao gồm: Hương, tiền vàng, hoa quả, bánh kẹo... và không thể thiếu hoa hồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo quy trình, khách hành hương sẽ vào cửa Tam quan, nhà Bia, cửa Tam bảo, thắp hương tại đình và cuối cùng là nhà thờ Mẫu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong ngày Ngưu Lang–Chức Nữ của người dân Trung Quốc diễn ra vào 7/7 âm lịch, một nhóm thanh niên nam người nước ngoài đã cùng nhau tổ chức dắt trâu dạo qua các con phố tạo nên không khí rất vui nhộn
Rằm tháng Bảy, người Việt thường làm mâm cơm cúng thần linh, gia tiên và chúng sinh. Song năm nay, trong bối cảnh cả nước và đang căng mình chống dịch, phong tục này cũng bị ảnh hưởng.
Năm 2022, lễ Thất tịch rơi vào thứ Năm (ngày 4/8 Dương lịch). Đây là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm, được coi là ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Từ các món nấu sẵn như gà ngậm hoa hồng, xôi ngũ sắc, canh bóng... cho đến thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi... đều đang được người dân Thủ đô tiêu thụ mạnh trong ngày Rằm tháng Giêng.
Phim "Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân" có độ dài 40 phút, được thực hiện dựa trên tích truyện về Bồ tát Mục Kiền Liên trong Phật giáo Ấn Độ và sẽ phát sóng rộng rãi nhân mùa Vu Lan năm nay.