Nỗ lực phục hưng nước Nga thành một siêu cường

Nhiều người cho rằng nước Nga được thừa hưởng thành quả của một Liên Xô hùng mạnh nên việc ông Putin giúp lấy lại sức mạnh cho nước Nga cũng đơn giản như việc lấy lại cho dân tộc Nga những gì đã mất.
Binh sỹ Nga tại lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva, Nga, ngày 9/5/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nước Nga mà ông Putin nhận bàn giao từ ông Yeltsin chỉ là một quốc gia rộng về diện tích, đông về dân số và nhiều đầu đạt hạt nhân. Song lúc đó người dân Nga gặp quá nhiều khó khăn và bế tắc bởi thất nghiệp và giá cả leo thang. Vậy mà ông Putin đã đưa nước Nga trở lại vị thế siêu cường của Liên Xô chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ.

Hiện nay, kinh tế của nước Nga dù còn kém so với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng Nga vẫn có quyền tham gia quyết định những vấn đề lớn của thế giới mà không liên quan tới sức mạnh của vũ lực.

Nghĩa là nước Nga đã đóng một vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế mà không phải chỉ dựa trên vị thế của một siêu cường quân sự. Lần đầu tiên một nhà lãnh đạo của nước Nga làm được điều này, thậm chí kể cả Liên Xô trước kia.

Theo trang mạng nationalinterest.org, cho đến nay, chế độ Putin vẫn nhận được sự ủng hộ trong các cuộc bầu cử, không chỉ từ những người trung thành mà còn từ các cử tri bảo thủ đã được khai sáng, những người đã nhận ra giá trị của chủ quyền quốc gia và tính vĩ đại dân tộc.

Các cử tri bảo thủ này sẵn sàng ủng hộ ông Putin trong các cuộc bầu cử trong tương lai với điều kiện vị tổng thống mà họ bầu đang đi theo con đường tiến đến một xã hội hiện đại với một tòa án công bằng và một quốc hội tự do.

[Tìm hiểu sự thật khó tin về những 'vũ khí kỳ diệu' của Nga]

Tuy nhiên, hãy đối mặt với điều này: bộ phận cử tri này không được đại diện bởi bất cứ chính đảng nào ở Nga. Và phe đối lập tự do không theo một khuôn mẫu nào rõ ràng không thể chia sẻ quan điểm chính trị của phe bảo thủ.

"Chủ nghĩa địa phương tiến bộ," như học giả chính trị nổi tiếng người Mỹ Michael Lind đặt tên cho hiện tượng này, đang gia tăng ở nước Nga đương đại và thực tế này hầu như không có gì đặc biệt trong bối cảnh của "xã hội mạng" đương đại.

Ngày nay, vào năm 2019, hệ thống này dường như chứng tỏ tiềm năng hiện đại hóa hạn chế của nó. Từ lợi ích của tầng lớp giàu có đến lợi ích của các nhà vận động hành lang của các doanh nghiệp, hệ thống của Nga dường như không thể tiến một bước tới dân chủ hóa hạn chế và mở rộng phạm vi tự quản ở địa phương.

Và ngay cả những lập luận về phong cách bán hoàng gia và khẩu hiệu "Không có Putin, không có nước Nga" cũng không hiệu quả vì lý do tương tự. Ngay cả ở Moskva, phe đối lập cũng không phản đối Putin một cách trực tiếp. Nhưng ở Sebastopol, họ không tìm thấy lực lượng chống ông Putin. Thay vào đó, có những người trung thành không muốn từ bỏ chế độ tự trị của thành phố, điều có thể xảy ra nếu đa số trong Hội đồng lập pháp do đảng Nước Nga thống nhất nắm giữ.

Và sự giảm tốc này của tiến trình hiện đại hóa trên tất cả các mặt trận - ở Moskva, ở Sebastopol, ở cấp liên bang - dẫn đến sự thất vọng của các công dân đối với chính quyền, dẫn đến sự sụp đổ của phe nhóm ủng hộ tổng thống và dẫn tới sự xung đột giữa các phân khúc khác nhau của giới tinh hoa.

Chắc chắn, nền dân chủ ở nước Nga không thể được giải phóng khỏi mọi hạn chế. Nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn những hạn chế cấp tính được tạo ra bởi các luật hiện hành và một hành vi vi phạm pháp luật cho thấy rõ rằng hệ thống không thể chơi theo các quy tắc riêng của nó. Điều này không bao giờ dẫn đến bất cứ điều gì tích cực. Tuy nhiên, hệ thống của Putin chỉ có một kết quả tích cực - cho phép phe đối lập bảo thủ và yêu nước tham gia sân khấu chính trị công.

Và phe đối lập đó có thể phá hủy sự độc quyền của các lực lượng thân phương Tây trong cuộc biểu tình và thu hút tất cả các nhóm đấu tranh cho quyền tự trị của địa phương theo chương trình dân chủ-bảo thủ. Nó sẽ không tạo ra một thách thức đối với các nguyên tắc của hoạt động chính trị đối ngoại của ông Putin. Thay vào đó, nó sẽ nhấn mạnh vào việc tiến chuyển chậm nhưng liên tục hướng tới dân chủ hóa chính trị.

Nhiều người Nga có thể tự đặt câu hỏi: nếu Hội đồng Lập pháp ở Sebastopol đang tỏ ra khá hiệu quả, tại sao chúng ta không thể lặp lại kinh nghiệm này ở Moskva, nơi chúng ta có nhiều vấn đề hơn? Chắc chắn, cơ quan đại diện địa phương không thể giải quyết các vấn đề kinh tế của vùng mà không cần sự trợ giúp.

Quan điểm cho rằng "chủ nghĩa địa phương tiến bộ" này sẽ dừng ở cấp vùng miền và không trở thành vấn đề chính trị ở quy mô quốc gia, và rằng các đại biểu hội đồng nhân dân thành phố, những người đã nổi lên nhờ làn sóng hoài cổ, sẽ không có khuynh hướng trở thành lãnh đạo chính trị của phong trào dân chủ rộng rãi trong thành phố, thật nực cười. Đó là những gì đang xảy ra.

Nếu một học thuyết dân chủ bảo thủ như vậy giành chiến thắng vào đầu thế kỷ trước, nước Nga có lẽ sẽ trải qua giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa tư bản mà không trở thành nạn nhân của chế độ chủ nghĩa cộng sản độc tài. Nếu nó có thể giành chiến thắng vào cuối thế kỷ trước, Nga có lẽ sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị và kinh tế.

Ngay bây giờ, chúng ta có cơ hội chèo lái thành công vượt qua cuộc khủng hoảng này, nhưng để làm được điều đó, chính quyền Putin phải thay đổi thái độ đối với vấn đề khu vực tự trị. Moskva phải xem Hội đồng lập pháp Sebastopol như một ví dụ cho các định chế khác thay vì coi nó như một sự bất thường hoặc căn bệnh cần cứu chữa hoặc phẫu thuật.

Cho dù phương Tây có nỗ lực làm giảm vai trò của Liên Xô trong chiến thắng cuối cùng trước chủ nghĩa phát xít thì cũng không thể làm suy yếu tinh thần bất khuất của dân tộc Nga.

Nhiều người cho rằng nước Nga của ông Putin được thừa hưởng thành quả của một Liên Xô hùng mạnh nên việc ông Putin giúp lấy lại sức mạnh cho nước Nga cũng chỉ đơn giản như việc lấy lại cho dân tộc Nga những gì đã mất./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục