Âm nhạc cổ điển đã xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam từ khá lâu, khoảng cuối thế kỷ 19, theo chân những người Pháp đầu tiên định cư chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn cũ.
Nhưng phải đến đầu thế kỷ 20, dòng nhạc này mới nảy nở và phát triển rộng hơn.
Từ những năm 1920 ở Hà Nội đã có những buổi Concert Symphonique (Hòa nhạc Giao hưởng) ở khách sạn Con Gà Vàng (Coq d’Or - thuộc khu phố cổ ngày nay). Còn ở Sài Gòn, đã có nhiều nghệ sỹ nước ngoài đến biểu diễn violin và piano, chủ yếu là các tác phẩm của V.A.Mozart, L.v.Beethoven, F.Chopin, C.Gounod, H.Berlioz...
Trong suốt thời kỳ này cho đến những năm 1945, nhạc cổ điển chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn, có liên quan và phục vụ chủ yếu cho người Pháp và giới công chức Việt Nam nhỏ bé ở đây.
Những năm 1954 và 1956 là hai thời điểm quan trọng đánh dấu sự hình thành và phát triển của âm nhạc cổ điển ở Việt Nam và do người Việt biểu diễn. Đó là sự thành lập Trường Âm Nhạc Việt Nam (nay là Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam), Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam với 114 nhạc công để đến năm 1963 phát triển thêm Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Vũ kịch Việt Nam và Dàn nhạc giao hưởng Đài Tiếng Nói Việt Nam với biên chế hàng trăm người, cho tới đầu những năm 1980 đã dàn dựng và biểu diễn một số tác phẩm lớn của các nhà soạn nhạc thế giới như W.A.Mozart, L.v.Beethoven, P.I.Tchaikovsky...
Và đó đã từng là thời cực thịnh của âm nhạc cổ điển ở Việt Nam. Từ sau đó đến cuối thời kỳ bao cấp, khoảng đầu những năm 1990, do vô vàn khó khăn, thiếu thốn và bị hạn chế bởi những lý do khách quan và chủ quan, phong trào âm nhạc cổ điển ở Việt Nam dần suy giảm và đi xuống nhanh chóng.
Cuối những năm 1990, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, cùng với sự mở cửa và thay đổi nhanh chóng của đất nước, nền kinh tế ổn định phát triển đều đặn đã tạo nền và đà cho âm nhạc cổ điển hồi sinh và bùng nổ trở lại. Ngoài hai trung tâm lớn về âm nhạc cổ điển là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn có thêm Hải Phòng, Huế, Hội An và Đà Nẵng cũng thường xuyên có những chương trình hòa nhạc cổ điển của các nghệ sỹ cả trong nước lẫn quốc tế biểu diễn.
Một trong những đóng góp quan trọng và khá sớm ngay từ năm 1996 là chuỗi chương trình hòa nhạc cổ điển Hennessy Concert được tổ chức lần đầu tiên ở Nhà Hát Lớn Hà Nội với phần biểu diễn của nghệ sỹ đàn Cello huyền thoại người Nga Mstislav Rostropovich, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Từ ngày đó đến nay, với mong muốn thúc đẩy âm nhạc cổ điển ở Việt Nam, Hennessy đã liên tục mang đến cho công chúng Việt Nam những cơ hội thưởng thức các tác phẩm âm nhạc kinh điển của nhiều nhà soạn nhạc thiên tài thế giới, thông qua những trình diễn của nhiều nghệ sỹ biểu diễn danh tiếng tầm cỡ quốc tế.
Năm nay, công chúng yêu nhạc cổ điển tại Việt Nam sẽ có dịp thưởng thức tiếng của đàn nữ nghệ sỹ hàng đầu thế giới Sarah Chang trong khuôn khổ Hennessy concert 16 vào tháng 4 tại Nhà Hát lớn Hà Nội. Hiện cô đang tích cực tập luyện cho buổi biểu diễn quan trọng này tại lâu đài Bagnolet, Pháp.
Công chúng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật, nhất là nghệ thuật biểu diễn nói chung và âm nhạc cổ điển nói riêng. Xây dựng công chúng chính là xây hạ tầng cho nền âm nhạc cổ điển phát triển ở Việt Nam.
Những chương trình hòa nhạc hàng năm của công ty này đã và đang góp phần hiện thực hóa tiến trình lâu dài đó./.
Nhưng phải đến đầu thế kỷ 20, dòng nhạc này mới nảy nở và phát triển rộng hơn.
Từ những năm 1920 ở Hà Nội đã có những buổi Concert Symphonique (Hòa nhạc Giao hưởng) ở khách sạn Con Gà Vàng (Coq d’Or - thuộc khu phố cổ ngày nay). Còn ở Sài Gòn, đã có nhiều nghệ sỹ nước ngoài đến biểu diễn violin và piano, chủ yếu là các tác phẩm của V.A.Mozart, L.v.Beethoven, F.Chopin, C.Gounod, H.Berlioz...
Trong suốt thời kỳ này cho đến những năm 1945, nhạc cổ điển chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn, có liên quan và phục vụ chủ yếu cho người Pháp và giới công chức Việt Nam nhỏ bé ở đây.
Những năm 1954 và 1956 là hai thời điểm quan trọng đánh dấu sự hình thành và phát triển của âm nhạc cổ điển ở Việt Nam và do người Việt biểu diễn. Đó là sự thành lập Trường Âm Nhạc Việt Nam (nay là Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam), Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam với 114 nhạc công để đến năm 1963 phát triển thêm Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Vũ kịch Việt Nam và Dàn nhạc giao hưởng Đài Tiếng Nói Việt Nam với biên chế hàng trăm người, cho tới đầu những năm 1980 đã dàn dựng và biểu diễn một số tác phẩm lớn của các nhà soạn nhạc thế giới như W.A.Mozart, L.v.Beethoven, P.I.Tchaikovsky...
Và đó đã từng là thời cực thịnh của âm nhạc cổ điển ở Việt Nam. Từ sau đó đến cuối thời kỳ bao cấp, khoảng đầu những năm 1990, do vô vàn khó khăn, thiếu thốn và bị hạn chế bởi những lý do khách quan và chủ quan, phong trào âm nhạc cổ điển ở Việt Nam dần suy giảm và đi xuống nhanh chóng.
Cuối những năm 1990, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, cùng với sự mở cửa và thay đổi nhanh chóng của đất nước, nền kinh tế ổn định phát triển đều đặn đã tạo nền và đà cho âm nhạc cổ điển hồi sinh và bùng nổ trở lại. Ngoài hai trung tâm lớn về âm nhạc cổ điển là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn có thêm Hải Phòng, Huế, Hội An và Đà Nẵng cũng thường xuyên có những chương trình hòa nhạc cổ điển của các nghệ sỹ cả trong nước lẫn quốc tế biểu diễn.
Một trong những đóng góp quan trọng và khá sớm ngay từ năm 1996 là chuỗi chương trình hòa nhạc cổ điển Hennessy Concert được tổ chức lần đầu tiên ở Nhà Hát Lớn Hà Nội với phần biểu diễn của nghệ sỹ đàn Cello huyền thoại người Nga Mstislav Rostropovich, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Từ ngày đó đến nay, với mong muốn thúc đẩy âm nhạc cổ điển ở Việt Nam, Hennessy đã liên tục mang đến cho công chúng Việt Nam những cơ hội thưởng thức các tác phẩm âm nhạc kinh điển của nhiều nhà soạn nhạc thiên tài thế giới, thông qua những trình diễn của nhiều nghệ sỹ biểu diễn danh tiếng tầm cỡ quốc tế.
Năm nay, công chúng yêu nhạc cổ điển tại Việt Nam sẽ có dịp thưởng thức tiếng của đàn nữ nghệ sỹ hàng đầu thế giới Sarah Chang trong khuôn khổ Hennessy concert 16 vào tháng 4 tại Nhà Hát lớn Hà Nội. Hiện cô đang tích cực tập luyện cho buổi biểu diễn quan trọng này tại lâu đài Bagnolet, Pháp.
Công chúng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật, nhất là nghệ thuật biểu diễn nói chung và âm nhạc cổ điển nói riêng. Xây dựng công chúng chính là xây hạ tầng cho nền âm nhạc cổ điển phát triển ở Việt Nam.
Những chương trình hòa nhạc hàng năm của công ty này đã và đang góp phần hiện thực hóa tiến trình lâu dài đó./.
PV (Vietnam+)