Nhằm hỗ trợ khắc phục sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản, Chính phủ Hàn Quốc ngày 16/3 thông báo sẽ chuyển tới Nhật Bản hóa chất bo (boron) đang được dự trữ trong các kho của Hàn Quốc. Đây là hóa chất quan trọng có tác dụng làm ngừng hoặc làm chậm lại phản ứng phân hạch tại các lò phản ứng hạt nhân.
Nhật Bản đã chính thức đề nghị Hàn Quốc cung cấp 52 tấn chất bo sau khi phần lớn kho dự trữ chất bo của Nhật Bản đã được sử dụng tại nhà máy Fukushima 1.
Một quan chức Bộ Kinh tế Tri thức của Hàn Quốc cho biết lượng hóa chất trên sẽ được chuyển sang Nhật Bản trong những ngày tới. Trước đó, Nhật Bản đã trộn chất bo với nước biển và đưa vào các lò phản ứng như một biện pháp xử lý khẩn cấp.
Cùng ngày, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - chủ sở hữu nhà máy Fukushima 1 - đã hủy kế hoạch sử dụng máy bay trực thăng để tạo ra mưa axít bôrích xuống lò phản ứng số 4.
Theo người phát ngôn của TEPCO, ông Hajimi Motojuku, giải pháp dùng máy bay trực thăng được cho là phi thực tế vì rất nguy hiểm. TEPCO đang cân nhắc các giải pháp khác.
Trong khi đó, Cơ quan An toàn Công nghiệp và Hạt nhân Nhật Bản (NISA) cho biết lượng mực nước làm mát ở lò phản ứng số 5 của nhà máy Fukushima 1 cũng đang giảm.
Đến 21 giờ tối 15/3, mực nước phía trên các thanh nhiên liệu tại lò phản ứng số 5 chỉ còn 2 m, thấp hơn 40cm so với 5 giờ trước đó. NISA có thể điều chỉnh mực nước bằng cách sử dụng máy phát của lò phản ứng số 6, vẫn còn nguyên vẹn sau thảm họa sóng thần vừa qua. Các công nhân hiện đang bơm nước vào các lò phản ứng số 5 và số 6 của nhà máy này.
Cũng trong ngày 16/3, Hệ thống máy tính dự báo về sự lan truyền của chất phóng xạ đã không hoạt động do trục trặc tại các điểm quan trắc xung quanh khu vực gần nhà máy Fukushima số 1. Hiện chưa rõ khi nào hệ thống có tên gọi SPEEDI này hoạt động trở lại.
SPEEDI có chức năng dự báo các chất phóng xạ sẽ lan rộng như thế nào trong trường hợp có sự rò rỉ hạt nhân từ các nhà máy điện hạt nhân trên cơ sở đo đạc hướng gió và tình hình thời tiết khác tại nhiều điểm quan trắc khác nhau.
Các dữ liệu của SPEEDI sẽ được sử dụng để làm cơ sở lên phương án sơ tán người dân sống ở các khu vực xung quanh các nhà máy điện hạt nhân trong trường hợp xảy ra sự cố. NISA cho biết cơ quan này không hy vọng hệ thống SPEEDI sẽ hoạt động đầy đủ trở lại vì nhiều điểm quan trắc không thể hoạt động do mất điện.
Nhật Bản ngày 16/3 đã đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) nhanh chóng cử chuyên gia đến hỗ trợ giải quyết vấn đề hạt nhân tại nhà máy Fukushima 1.
Chính phủ Nhật Bản cũng kêu gọi sự hỗ trợ lớn hơn nữa về hậu cần của quân đội Mỹ./.
Nhật Bản đã chính thức đề nghị Hàn Quốc cung cấp 52 tấn chất bo sau khi phần lớn kho dự trữ chất bo của Nhật Bản đã được sử dụng tại nhà máy Fukushima 1.
Một quan chức Bộ Kinh tế Tri thức của Hàn Quốc cho biết lượng hóa chất trên sẽ được chuyển sang Nhật Bản trong những ngày tới. Trước đó, Nhật Bản đã trộn chất bo với nước biển và đưa vào các lò phản ứng như một biện pháp xử lý khẩn cấp.
Cùng ngày, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - chủ sở hữu nhà máy Fukushima 1 - đã hủy kế hoạch sử dụng máy bay trực thăng để tạo ra mưa axít bôrích xuống lò phản ứng số 4.
Theo người phát ngôn của TEPCO, ông Hajimi Motojuku, giải pháp dùng máy bay trực thăng được cho là phi thực tế vì rất nguy hiểm. TEPCO đang cân nhắc các giải pháp khác.
Trong khi đó, Cơ quan An toàn Công nghiệp và Hạt nhân Nhật Bản (NISA) cho biết lượng mực nước làm mát ở lò phản ứng số 5 của nhà máy Fukushima 1 cũng đang giảm.
Đến 21 giờ tối 15/3, mực nước phía trên các thanh nhiên liệu tại lò phản ứng số 5 chỉ còn 2 m, thấp hơn 40cm so với 5 giờ trước đó. NISA có thể điều chỉnh mực nước bằng cách sử dụng máy phát của lò phản ứng số 6, vẫn còn nguyên vẹn sau thảm họa sóng thần vừa qua. Các công nhân hiện đang bơm nước vào các lò phản ứng số 5 và số 6 của nhà máy này.
Cũng trong ngày 16/3, Hệ thống máy tính dự báo về sự lan truyền của chất phóng xạ đã không hoạt động do trục trặc tại các điểm quan trắc xung quanh khu vực gần nhà máy Fukushima số 1. Hiện chưa rõ khi nào hệ thống có tên gọi SPEEDI này hoạt động trở lại.
SPEEDI có chức năng dự báo các chất phóng xạ sẽ lan rộng như thế nào trong trường hợp có sự rò rỉ hạt nhân từ các nhà máy điện hạt nhân trên cơ sở đo đạc hướng gió và tình hình thời tiết khác tại nhiều điểm quan trắc khác nhau.
Các dữ liệu của SPEEDI sẽ được sử dụng để làm cơ sở lên phương án sơ tán người dân sống ở các khu vực xung quanh các nhà máy điện hạt nhân trong trường hợp xảy ra sự cố. NISA cho biết cơ quan này không hy vọng hệ thống SPEEDI sẽ hoạt động đầy đủ trở lại vì nhiều điểm quan trắc không thể hoạt động do mất điện.
Nhật Bản ngày 16/3 đã đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) nhanh chóng cử chuyên gia đến hỗ trợ giải quyết vấn đề hạt nhân tại nhà máy Fukushima 1.
Chính phủ Nhật Bản cũng kêu gọi sự hỗ trợ lớn hơn nữa về hậu cần của quân đội Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)