Những tác động hiện hữu và nhiều nguy cơ có thể nhìn thấy được từ tình trạng biến đổi khí hậu, thiếu hụt năng lượng, tài nguyên thiên nhiên chưa được quản lý và sử dụng hiệu quả... không thể không gây lo lắng cho người lập chính sách cũng như cho nhân dân. Đây chính là những vấn đề đang đặt ra và chờ đợi những động thái, quyết sách mạnh mẽ từ phía các nhà lập pháp.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nghiêm Vũ Khải đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này nhân Đại hội đồng AIPA-31 tại Hà Nội.
- Thưa Phó Chủ nhiệm, biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm toàn cầu. Vậy tại diễn đàn AIPA, các nghị sỹ quan tâm, giải quyết vấn đề này ra sao?
Phó Chủ nhiệm Nghiêm Vũ Khải: Đúng là biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm toàn cầu, của tất cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu tác động đến các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo luôn nghiêm trọng hơn do vị trí địa lý và những hạn chế về khả năng tài chính, năng lực khoa học-công nghệ và quản lý.
Đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á đều chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng, trong đó Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo dự báo, nếu nước biển dâng cao 1m thì Việt Nam có thể mất 40.000km2 đất canh tác do bị ngập hoặc nhiễm mặn. 20 triệu người dân sẽ bị ảnh hưởng do đất canh tác và đất ở bị thu hẹp, thiếu nguồn nước, năng suất nông nghiệp giảm.
Ngoài ra, hiện tượng nhiệt độ khí quyển tăng cao sẽ dẫn đến các hiện tượng thiên tai nghiêm trọng hơn (bão, lũ, hạn hán), gia tăng dịch bệnh và nhiều rủi ro khác.
Rõ ràng là biến đổi khí hậu càng làm gia tăng sự nghèo đói, có thể xóa bỏ một số thành tựu của một số nước trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Tại các phiên họp Đại hội đồng AIPA gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong các nghị quyết được thảo luận, thông qua tại các ủy ban của AIPA (Ủy ban Chính trị, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban các vấn đề xã hội...) đều nhấn mạnh tính cấp bách của việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu một cách kịp thời và có hiệu quả; đồng thời cũng đã đề ra một số giải pháp cụ thể.
Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung hiện nay, các nghị quyết này mới chỉ thể hiện ý chí, thái độ của các nghị sỹ hơn là một văn bản có tính pháp lý, tính khả thi cao. Từ nhận thức đến hành động là một quá trình. Những gì AIPA đã làm được cho đến nay để ứng phó với biến đổi khí hậu là một đóng góp tích cực, đáng ghi nhận. Nó tạo cơ sở để AIPA-31 tại Hà Nội có thể tiến thêm một bước đáng kể trong chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhất là sau khi chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được ban hành kèm theo Quyết định 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/12/2008.
Chúng ta đang tiến hành đánh giá quy mô và mức độ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với các lĩnh vực, ngành nghề và địa phương; từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm hạn chế tối đa thiệt hại, duy trì sự phát triển bền vững của đất nước. Hợp tác với các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng tiêu cực của nó cũng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên.
Tôi hy vọng rằng AIPA-31 sẽ thông qua được chương trình hành động khung ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó phải huy động được nguồn nhân lực và tài chính từ các nước thành viên ASEAN; các nước đối thoại của ASEAN, các tổ chức quốc tế và khu vực. Hành động càng chậm thì thiệt hại càng lớn và cái giá phải trả càng đắt.
Với vai trò Chủ tịch AIPA và là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Quốc hội Việt Nam đang nỗ lực cao nhất để hợp tác với các quốc hội thành viên AIPA, các quốc hội quan sát viên đặc biệt và các quốc hội là đối tác đối thoại của AIPA, đề ra được các biện pháp tích cực, thiết thực và khả thi trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
- An ninh năng lượng đang là vấn đề “nóng” hiện nay, với các nước đang phát triển như ASEAN càng cần có giải pháp mang tính chiến lược. Xin Phó Chủ nhiệm cho biết các nghị sỹ ASEAN đã quan tâm, giải quyết vấn đề này như thế nào?
Phó Chủ nhiệm Nghiêm Vũ Khải: Cùng với ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, hòa bình và an ninh khu vực, thì an ninh năng lượng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên số một hiện nay, không chỉ đối với các nước ASEAN, mà còn đối với toàn cầu.
Vấn đề an ninh năng lượng cũng đã được đề cập trong nhiều nghị quyết của AIPA mấy năm gần đây. Các quốc gia thành viên ASEAN có điều kiện và hoàn cảnh không hoàn toàn như nhau xét từ góc độ an ninh năng lượng.
Tuy nhiên, tình trạng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á là việc sử dụng năng lượng còn khá lãng phí và chưa hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là còn sử dụng phương tiện, thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng, quản lý và sử dụng năng lượng còn lạc hậu, tỷ lệ thất thoát năng lượng còn cao...
Vừa qua Quốc hội Việt Nam mới thông qua Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (6/2010). Trước đó, Việt Nam đã ban hành một số đạo luật về điện lực, tài nguyên, trong đó quy định trách nhiệm bảo đảm an ninh năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Trong một vài năm tới, Việt Nam sẽ phải nhập các nguồn năng lượng. Điều đó không thể không gây lo lắng cho người lập chính sách cũng như cho nhân dân.
Trong khi đó, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam còn khá lớn, có một số lĩnh vực là 20-30%, đồng thời chi phí để tiết kiệm một KWh điện chỉ khoảng 1/3 chi phí sản xuất. Tiềm năng sử dụng năng lượng tái tạo của Việt Nam cũng khá dồi dào ở một số địa bàn.
Nếu chúng ta làm tốt việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo thì có thể giảm hoặc chấm dứt việc nhập khẩu năng lượng trong thời gian tới.
Là nước chủ nhà của AIPA-31, tôi cho rằng chúng ta có trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm của mình, đồng thời phối hợp với các Quốc hội thành viên AIPA và các nước đối thoại trong việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm bảo đảm an ninh năng lượng.
Quan điểm bảo đảm an ninh năng lượng cần đặt ra một số yêu cầu cơ bản như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tiêu thụ năng lượng; ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường, ít phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; nâng dần tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo; lồng ghép các nhiệm vụ an ninh năng lượng với các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh tài nguyên nước và khoáng sản, bảo vệ môi trường...; nâng cao ý thức và xây dựng hành vi, lối sống tiết kiệm năng lượng của người dân và cộng đồng./.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nghiêm Vũ Khải đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này nhân Đại hội đồng AIPA-31 tại Hà Nội.
- Thưa Phó Chủ nhiệm, biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm toàn cầu. Vậy tại diễn đàn AIPA, các nghị sỹ quan tâm, giải quyết vấn đề này ra sao?
Phó Chủ nhiệm Nghiêm Vũ Khải: Đúng là biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm toàn cầu, của tất cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu tác động đến các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo luôn nghiêm trọng hơn do vị trí địa lý và những hạn chế về khả năng tài chính, năng lực khoa học-công nghệ và quản lý.
Đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á đều chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng, trong đó Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo dự báo, nếu nước biển dâng cao 1m thì Việt Nam có thể mất 40.000km2 đất canh tác do bị ngập hoặc nhiễm mặn. 20 triệu người dân sẽ bị ảnh hưởng do đất canh tác và đất ở bị thu hẹp, thiếu nguồn nước, năng suất nông nghiệp giảm.
Ngoài ra, hiện tượng nhiệt độ khí quyển tăng cao sẽ dẫn đến các hiện tượng thiên tai nghiêm trọng hơn (bão, lũ, hạn hán), gia tăng dịch bệnh và nhiều rủi ro khác.
Rõ ràng là biến đổi khí hậu càng làm gia tăng sự nghèo đói, có thể xóa bỏ một số thành tựu của một số nước trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Tại các phiên họp Đại hội đồng AIPA gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong các nghị quyết được thảo luận, thông qua tại các ủy ban của AIPA (Ủy ban Chính trị, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban các vấn đề xã hội...) đều nhấn mạnh tính cấp bách của việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu một cách kịp thời và có hiệu quả; đồng thời cũng đã đề ra một số giải pháp cụ thể.
Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung hiện nay, các nghị quyết này mới chỉ thể hiện ý chí, thái độ của các nghị sỹ hơn là một văn bản có tính pháp lý, tính khả thi cao. Từ nhận thức đến hành động là một quá trình. Những gì AIPA đã làm được cho đến nay để ứng phó với biến đổi khí hậu là một đóng góp tích cực, đáng ghi nhận. Nó tạo cơ sở để AIPA-31 tại Hà Nội có thể tiến thêm một bước đáng kể trong chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhất là sau khi chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được ban hành kèm theo Quyết định 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/12/2008.
Chúng ta đang tiến hành đánh giá quy mô và mức độ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với các lĩnh vực, ngành nghề và địa phương; từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm hạn chế tối đa thiệt hại, duy trì sự phát triển bền vững của đất nước. Hợp tác với các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng tiêu cực của nó cũng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên.
Tôi hy vọng rằng AIPA-31 sẽ thông qua được chương trình hành động khung ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó phải huy động được nguồn nhân lực và tài chính từ các nước thành viên ASEAN; các nước đối thoại của ASEAN, các tổ chức quốc tế và khu vực. Hành động càng chậm thì thiệt hại càng lớn và cái giá phải trả càng đắt.
Với vai trò Chủ tịch AIPA và là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Quốc hội Việt Nam đang nỗ lực cao nhất để hợp tác với các quốc hội thành viên AIPA, các quốc hội quan sát viên đặc biệt và các quốc hội là đối tác đối thoại của AIPA, đề ra được các biện pháp tích cực, thiết thực và khả thi trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
- An ninh năng lượng đang là vấn đề “nóng” hiện nay, với các nước đang phát triển như ASEAN càng cần có giải pháp mang tính chiến lược. Xin Phó Chủ nhiệm cho biết các nghị sỹ ASEAN đã quan tâm, giải quyết vấn đề này như thế nào?
Phó Chủ nhiệm Nghiêm Vũ Khải: Cùng với ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, hòa bình và an ninh khu vực, thì an ninh năng lượng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên số một hiện nay, không chỉ đối với các nước ASEAN, mà còn đối với toàn cầu.
Vấn đề an ninh năng lượng cũng đã được đề cập trong nhiều nghị quyết của AIPA mấy năm gần đây. Các quốc gia thành viên ASEAN có điều kiện và hoàn cảnh không hoàn toàn như nhau xét từ góc độ an ninh năng lượng.
Tuy nhiên, tình trạng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á là việc sử dụng năng lượng còn khá lãng phí và chưa hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là còn sử dụng phương tiện, thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng, quản lý và sử dụng năng lượng còn lạc hậu, tỷ lệ thất thoát năng lượng còn cao...
Vừa qua Quốc hội Việt Nam mới thông qua Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (6/2010). Trước đó, Việt Nam đã ban hành một số đạo luật về điện lực, tài nguyên, trong đó quy định trách nhiệm bảo đảm an ninh năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Trong một vài năm tới, Việt Nam sẽ phải nhập các nguồn năng lượng. Điều đó không thể không gây lo lắng cho người lập chính sách cũng như cho nhân dân.
Trong khi đó, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam còn khá lớn, có một số lĩnh vực là 20-30%, đồng thời chi phí để tiết kiệm một KWh điện chỉ khoảng 1/3 chi phí sản xuất. Tiềm năng sử dụng năng lượng tái tạo của Việt Nam cũng khá dồi dào ở một số địa bàn.
Nếu chúng ta làm tốt việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo thì có thể giảm hoặc chấm dứt việc nhập khẩu năng lượng trong thời gian tới.
Là nước chủ nhà của AIPA-31, tôi cho rằng chúng ta có trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm của mình, đồng thời phối hợp với các Quốc hội thành viên AIPA và các nước đối thoại trong việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm bảo đảm an ninh năng lượng.
Quan điểm bảo đảm an ninh năng lượng cần đặt ra một số yêu cầu cơ bản như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tiêu thụ năng lượng; ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường, ít phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; nâng dần tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo; lồng ghép các nhiệm vụ an ninh năng lượng với các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh tài nguyên nước và khoáng sản, bảo vệ môi trường...; nâng cao ý thức và xây dựng hành vi, lối sống tiết kiệm năng lượng của người dân và cộng đồng./.
(TTXVN/Vietnam+)