Ngày 13/12, Cơ quan Thống kê Canada công bố các số liệu cho thấy các hộ gia đình Canada vẫn tiếp tục đi vay nhiều hơn khả năng chi trả của họ, bất chấp những cảnh báo của Ngân hàng Trung ương nước này (BoC).
Tỷ lệ nợ trên thu nhập cá nhân, thước đo chính về khả năng tài chính của người tiêu dùng, trong quý III/2011 đã tăng lên 152,98% so với mức tăng 150,57% của quý trước đó. Đây là quý thứ 3 liên tiếp tỷ lệ nợ đã tăng lên.
Các số liệu của Cơ quan thống kê Canada được đưa ra chỉ một ngày sau khi Thống đốc BoC Mark Carney cảnh báo nợ của hộ gia đình là nguy cơ hàng đầu nội địa số 1 tại Canada, khi gánh nặng nợ này đã vượt mức nợ của các hộ gia đình ở cả Mỹ và Anh.
Chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Hoàng gia Canada (RCB), ông David Onyett-Jeffries, nhận xét "mức tăng tín dụng tiếp tục vượt quá mức tăng thu nhập, trong khi những biến động hiện nay của thị trường tài chính đã ảnh hưởng đến giá trị tài sản."
Khoảng 10% số hộ gia đình Canada hiện dễ bị tổn thương trước một cơn sốc kinh tế, có nghĩa rằng họ sẽ gặp khó khăn khi lãi suất bắt đầu tăng lên. Trong quý III, các khoản vay thế chấp tại Canada đã tăng lên 1.000 tỷ đôla Canada (CAD), trong khi các khoản vay tiêu dùng khác tăng lên 448 tỷ CAD.
Trong khi đó, giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình Canada trong quý III đã giảm 2,1% xuống 6.200 tỷ CAD, quý giảm thứ hai liên tiếp khi giá trị chứng khoán giảm nhiều hơn mức tăng giá nhà. Giá trị tài sản ròng bình quân đầu người của hộ gia đình Canada trong quý này cũng giảm xuống còn 180.100 CAD, so với 184.700 CAD của quý trước. Đây cũng là mức giảm lớn nhất trong một quý kể từ quý IV/2008.
Tỷ lệ nợ trên tài sản và nợ trên giá trị tài sản ròng trong quý III/2011 đều đạt mức cao kỷ lục lần lượt là 20,1% và 25,2%. Tỷ lệ nợ thị trường tín dụng tổng cộng hiện lên tới 1.600 tỷ CAD, với mức tăng nợ thế chấp là 25 tỷ CAD.
Mức tăng nợ của các hộ gia đình Canada đang làm suy yếu tình hình tài chính của họ, đồng thời làm tăng sự tổn thương trước những cơn sốc kinh tế như giá nhà giảm hoặc các điều kiện của thị trường việc làm xấu đi.
Trước thực trạng này, Thống đốc BoC Carney đã cảnh báo về những nguy hiểm của nợ nước ngoài vì tài khoản vãng lai của Canada đã bị thâm hụt. Theo ông, phần lớn tiền thu được từ các luồng vốn này chủ yếu đổ vào chi phí của các hộ gia đình Canada, chứ không phải nhằm tăng năng suất tại khu vực sản xuất. Một bài học có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng hiện nay là việc đổ các luồng vốn lãi suất thấp vào mức tăng tiêu dùng không bền vững là kém khôn ngoan nhất.
Nợ nước ngoài ròng của Canada trong quý III đã giảm lần đầu tiên trong 10 quý vừa qua, do việc giá đồng CAD sụt giảm đã làm tăng giá trị tài sản nước ngoài hiện do Canada nắm giữ.
Mức nợ ròng của Canada đã giảm 31,8 tỷ CAD, xuống còn 189,5 tỷ CAD. Các khoản nợ quốc tế của Canada đã tăng 3,8%, lên 1.790 tỷ CAD, trong khi giá trị tài sản tại nước ngoài do người Canada nắm giữ đã tăng 6,5% lên 1.600 tỷ CAD.
Nợ ròng nước ngoài của Canada đã tăng từ năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhu cầu nước ngoài đối với trái phiếu của Canada tăng lên, trong khi lượng trái phiếu mà người Canada mua của các nước khác lại giảm./.
Tỷ lệ nợ trên thu nhập cá nhân, thước đo chính về khả năng tài chính của người tiêu dùng, trong quý III/2011 đã tăng lên 152,98% so với mức tăng 150,57% của quý trước đó. Đây là quý thứ 3 liên tiếp tỷ lệ nợ đã tăng lên.
Các số liệu của Cơ quan thống kê Canada được đưa ra chỉ một ngày sau khi Thống đốc BoC Mark Carney cảnh báo nợ của hộ gia đình là nguy cơ hàng đầu nội địa số 1 tại Canada, khi gánh nặng nợ này đã vượt mức nợ của các hộ gia đình ở cả Mỹ và Anh.
Chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Hoàng gia Canada (RCB), ông David Onyett-Jeffries, nhận xét "mức tăng tín dụng tiếp tục vượt quá mức tăng thu nhập, trong khi những biến động hiện nay của thị trường tài chính đã ảnh hưởng đến giá trị tài sản."
Khoảng 10% số hộ gia đình Canada hiện dễ bị tổn thương trước một cơn sốc kinh tế, có nghĩa rằng họ sẽ gặp khó khăn khi lãi suất bắt đầu tăng lên. Trong quý III, các khoản vay thế chấp tại Canada đã tăng lên 1.000 tỷ đôla Canada (CAD), trong khi các khoản vay tiêu dùng khác tăng lên 448 tỷ CAD.
Trong khi đó, giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình Canada trong quý III đã giảm 2,1% xuống 6.200 tỷ CAD, quý giảm thứ hai liên tiếp khi giá trị chứng khoán giảm nhiều hơn mức tăng giá nhà. Giá trị tài sản ròng bình quân đầu người của hộ gia đình Canada trong quý này cũng giảm xuống còn 180.100 CAD, so với 184.700 CAD của quý trước. Đây cũng là mức giảm lớn nhất trong một quý kể từ quý IV/2008.
Tỷ lệ nợ trên tài sản và nợ trên giá trị tài sản ròng trong quý III/2011 đều đạt mức cao kỷ lục lần lượt là 20,1% và 25,2%. Tỷ lệ nợ thị trường tín dụng tổng cộng hiện lên tới 1.600 tỷ CAD, với mức tăng nợ thế chấp là 25 tỷ CAD.
Mức tăng nợ của các hộ gia đình Canada đang làm suy yếu tình hình tài chính của họ, đồng thời làm tăng sự tổn thương trước những cơn sốc kinh tế như giá nhà giảm hoặc các điều kiện của thị trường việc làm xấu đi.
Trước thực trạng này, Thống đốc BoC Carney đã cảnh báo về những nguy hiểm của nợ nước ngoài vì tài khoản vãng lai của Canada đã bị thâm hụt. Theo ông, phần lớn tiền thu được từ các luồng vốn này chủ yếu đổ vào chi phí của các hộ gia đình Canada, chứ không phải nhằm tăng năng suất tại khu vực sản xuất. Một bài học có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng hiện nay là việc đổ các luồng vốn lãi suất thấp vào mức tăng tiêu dùng không bền vững là kém khôn ngoan nhất.
Nợ nước ngoài ròng của Canada trong quý III đã giảm lần đầu tiên trong 10 quý vừa qua, do việc giá đồng CAD sụt giảm đã làm tăng giá trị tài sản nước ngoài hiện do Canada nắm giữ.
Mức nợ ròng của Canada đã giảm 31,8 tỷ CAD, xuống còn 189,5 tỷ CAD. Các khoản nợ quốc tế của Canada đã tăng 3,8%, lên 1.790 tỷ CAD, trong khi giá trị tài sản tại nước ngoài do người Canada nắm giữ đã tăng 6,5% lên 1.600 tỷ CAD.
Nợ ròng nước ngoài của Canada đã tăng từ năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhu cầu nước ngoài đối với trái phiếu của Canada tăng lên, trong khi lượng trái phiếu mà người Canada mua của các nước khác lại giảm./.
(TTXVN/Vietnam+)