Ngay khi Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden có chuyến thăm bất ngờ tới Baghdad, Iraq vào sáng 13/1, ba vụ nổ đã xảy ra tại đây, làm ít nhất hai người thiệt mạng và 11 người khác bị thương.
Quan chức cảnh sát Iraq cho biết, ba nhà thờ Hồi giáo của người Sunni và Shiite ở gần khu vực Xanh có Đại sứ quán Mỹ và một số văn phòng của chính phủ Iraq, là mục tiêu của ba vụ nổ bom này.
Chuyến thăm này của ông Binden là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ tới Iraq kể từ khi nước này thành lập nội các mới hồi tháng 12/2010.
Trong chuyến thăm, ông Biden dự kiến hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Jalal Talbani, Thủ tướng Nuri al-Maliki, ông Iyad Allawi, thủ lĩnh khối Iraqiya giành nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc tổng tuyển cử hồi năm ngoái tại nước này và một số quan chức hàng đầu.
Nội dung thảo luận chính là tương lai của quân Mỹ tại Iraq khi lực lượng này chuẩn bị rút quân vào cuối năm nay.
Theo hiệp định an ninh giữa Washington và Baghdad, tất cả lính Mỹ sẽ rời khỏi Iraq vào cuối năm nay (2011), nhưng chỉ huy quân đội cấp cao nước này cho rằng, lính Mỹ có thể ở lại cho đến khi lực lượng an ninh Iraq có thể bảo vệ được biên giới vào năm 2020.
Trong khi đó, trước sức ép của người Hồi giáo dòng Shiite, Thủ tướng Maliki muốn binh sĩ Mỹ rời khỏi Iraq theo kế hoạch.
Cuối tuần qua, giáo sĩ cực đoan dòng Shiite Moqtada al-Sadr, một thế lực có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị Iraq, đã trở về nước này sau bốn năm lưu vong, nhằm hối thúc các tín đồ chống lại "sự chiếm đóng" của Mỹ bằng mọi phương tiện.
Hiện có 50.000 binh sĩ Mỹ đóng quân ở Iraq./.
Quan chức cảnh sát Iraq cho biết, ba nhà thờ Hồi giáo của người Sunni và Shiite ở gần khu vực Xanh có Đại sứ quán Mỹ và một số văn phòng của chính phủ Iraq, là mục tiêu của ba vụ nổ bom này.
Chuyến thăm này của ông Binden là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ tới Iraq kể từ khi nước này thành lập nội các mới hồi tháng 12/2010.
Trong chuyến thăm, ông Biden dự kiến hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Jalal Talbani, Thủ tướng Nuri al-Maliki, ông Iyad Allawi, thủ lĩnh khối Iraqiya giành nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc tổng tuyển cử hồi năm ngoái tại nước này và một số quan chức hàng đầu.
Nội dung thảo luận chính là tương lai của quân Mỹ tại Iraq khi lực lượng này chuẩn bị rút quân vào cuối năm nay.
Theo hiệp định an ninh giữa Washington và Baghdad, tất cả lính Mỹ sẽ rời khỏi Iraq vào cuối năm nay (2011), nhưng chỉ huy quân đội cấp cao nước này cho rằng, lính Mỹ có thể ở lại cho đến khi lực lượng an ninh Iraq có thể bảo vệ được biên giới vào năm 2020.
Trong khi đó, trước sức ép của người Hồi giáo dòng Shiite, Thủ tướng Maliki muốn binh sĩ Mỹ rời khỏi Iraq theo kế hoạch.
Cuối tuần qua, giáo sĩ cực đoan dòng Shiite Moqtada al-Sadr, một thế lực có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị Iraq, đã trở về nước này sau bốn năm lưu vong, nhằm hối thúc các tín đồ chống lại "sự chiếm đóng" của Mỹ bằng mọi phương tiện.
Hiện có 50.000 binh sĩ Mỹ đóng quân ở Iraq./.
(TTXVN/Vietnam+)