Hàng trăm hộ trồng đào ở Đông Sơn - xã vùng ven đô thị Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đang lo lắng vì cây đào phai nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Các chủ vườn dù đã nỗ lực cứu đào nhưng bất thành nên chỉ còn biết mong mỏi các cơ quan chuyên môn nhanh chóng tìm giải pháp để hạn chế thiệt hại cho người dân.
Theo các chủ vườn, khi đào được 2 năm tuổi thì họ phát hiện ở thân cây, nhánh cây xuất hiện nhựa màu vàng sùi ra, sau đó chuyển sang màu đen, đông quánh lại và đóng thành cục. Người dân quen gọi hiện tượng này là bệnh “ghẻ da.” Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, khoảng tháng Tám âm lịch. Những cây bị bệnh nặng, vỏ cây sần sùi, thân cây, các nhánh nhỏ héo dần và chết. Nhiều hộ đã mua một số loại thuốc trị nấm về phun nhưng không có kết quả.
Có gần 1ha đào phai, gắn bó với loại cây trồng này cả chục năm, ông Phạm Xuân Thủy ở thôn 6, xã Đông Sơn cho biết bệnh “ghẻ da” trên cây đào ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng, số lượng hoa và làm giảm khoảng 30% giá trị kinh tế của cây. Nếu không bị bệnh, vỏ cây nhẵn, đào ra nhiều nhánh, nhiều nụ, một cây đào từ 3 năm tuổi trở lên có giá 3 triệu đồng, nhưng bây giờ ước tính cao nhất cũng chỉ bán được hơn 2 triệu/cây.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đông Sơn Phạm Đình Cư, từ những dấu hiệu trên cây đào, Phòng kinh tế đô thị Tam Điệp đã xác định đây là bệnh chảy mủ hay chảy gôm do nấm Phytophthora sp và nấm Palmivora sp gây ra. Hiện chưa có phương pháp trị bệnh này hiệu quả.
Toàn xã có trên 800 hộ trồng đào với 71ha, chủ yếu là đào phai. Tuy nhiên, đã có tới hơn 70% diện tích đào bị nhiễm bệnh, trong đó tỷ lệ cây bị chết chiếm gần 10%. Xã đang tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn khảo sát, lấy mẫu bệnh phẩm, tranh thủ ý kiến tham vấn của các chuyên gia bảo vệ thực vật ở Trung tâm Giám định và Kiểm dịch thực vật (thuộc Viện Bảo vệ Thực vật-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tìm biện pháp chữa bệnh cho cây đào.
Bên cạnh bệnh chảy gôm, hiện nay bệnh mối đục gốc và thời tiết nắng ấm, nhiệt độ lên cao làm một số diện tích đào nở hoa sớm cũng khiến cho người trồng đào Đông Sơn mất ăn, mất ngủ./.
Các chủ vườn dù đã nỗ lực cứu đào nhưng bất thành nên chỉ còn biết mong mỏi các cơ quan chuyên môn nhanh chóng tìm giải pháp để hạn chế thiệt hại cho người dân.
Theo các chủ vườn, khi đào được 2 năm tuổi thì họ phát hiện ở thân cây, nhánh cây xuất hiện nhựa màu vàng sùi ra, sau đó chuyển sang màu đen, đông quánh lại và đóng thành cục. Người dân quen gọi hiện tượng này là bệnh “ghẻ da.” Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, khoảng tháng Tám âm lịch. Những cây bị bệnh nặng, vỏ cây sần sùi, thân cây, các nhánh nhỏ héo dần và chết. Nhiều hộ đã mua một số loại thuốc trị nấm về phun nhưng không có kết quả.
Có gần 1ha đào phai, gắn bó với loại cây trồng này cả chục năm, ông Phạm Xuân Thủy ở thôn 6, xã Đông Sơn cho biết bệnh “ghẻ da” trên cây đào ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng, số lượng hoa và làm giảm khoảng 30% giá trị kinh tế của cây. Nếu không bị bệnh, vỏ cây nhẵn, đào ra nhiều nhánh, nhiều nụ, một cây đào từ 3 năm tuổi trở lên có giá 3 triệu đồng, nhưng bây giờ ước tính cao nhất cũng chỉ bán được hơn 2 triệu/cây.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đông Sơn Phạm Đình Cư, từ những dấu hiệu trên cây đào, Phòng kinh tế đô thị Tam Điệp đã xác định đây là bệnh chảy mủ hay chảy gôm do nấm Phytophthora sp và nấm Palmivora sp gây ra. Hiện chưa có phương pháp trị bệnh này hiệu quả.
Toàn xã có trên 800 hộ trồng đào với 71ha, chủ yếu là đào phai. Tuy nhiên, đã có tới hơn 70% diện tích đào bị nhiễm bệnh, trong đó tỷ lệ cây bị chết chiếm gần 10%. Xã đang tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn khảo sát, lấy mẫu bệnh phẩm, tranh thủ ý kiến tham vấn của các chuyên gia bảo vệ thực vật ở Trung tâm Giám định và Kiểm dịch thực vật (thuộc Viện Bảo vệ Thực vật-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tìm biện pháp chữa bệnh cho cây đào.
Bên cạnh bệnh chảy gôm, hiện nay bệnh mối đục gốc và thời tiết nắng ấm, nhiệt độ lên cao làm một số diện tích đào nở hoa sớm cũng khiến cho người trồng đào Đông Sơn mất ăn, mất ngủ./.
Vũ Văn Đạt (Vietnam+)