Tiếp tục chương trình công tác tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, ngày 17/7, ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Đoàn công tác của Trung ương, thành viên của Ban Chỉ đạo đã thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Bình.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác đã tới thăm xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh - địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình. Sau khi thị sát các công trình giao thông chính, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã thăm gia đình cụ Phạm Thị Lan (75 tuổi vợ liệt sỹ) tại xóm 8, xã Khánh Thành để tìm hiểu về việc thực hiện chính sách đối với người có công của địa phương; thị sát công trình bêtông hóa đường liên thôn; tham quan trạm cấp nước sạch và tới thăm hỏi, trò chuyện với bà con nhân dân tại Nhà văn hóa xóm 8, xã Khánh Thành.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác cũng đã có buổi làm việc với chính quyền huyện Yên Khánh để tiếp thu ý kiến từ cơ sở về hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Ninh Bình để đánh giá và góp ý với tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) trên địa bàn.
Sau 5 năm triển khai Nghị quyết, Ninh Bình đã hoàn thành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch rừng, quy hoạch phòng, chống lũ. 100% số xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa đợt 1; đã vận động các hộ đóng góp hàng trăm ha đất, cải tạo, làm mới trên 1.527km đường giao thông nông thôn, trên 700km kênh mương nội đồng. Tỉnh duy trì diện tích lúa gieo trồng hàng năm khoảng trên 110.000ha; trong đó, diện tích lúa khoảng 80.000ha, năng suất 126 tạ/ha/năm.
Tỉnh cũng đã hình thành được một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa như nuôi thủy sản ở Kim Sơn; lúa chất lượng cao ở Yên Khánh; cây ăn quả ở Tam Điệp… đạt giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp tăng từ 55 triệu đồng năm 2008 lên 86 triệu đồng năm 2012. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn từ sản xuất nông nghiệp tăng từ 10 triệu đồng năm 2008 lên 19 triệu đồng/người năm 2012.
Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành đều khẳng định, qua 5 năm triển khai, tại Ninh Bình, thực sự Nghị quyết Trung ương 7 đã đem lại hiệu quả rõ rệt và được đông đảo nhân dân trong tình đồng tình, ủng hộ và tham gia thực hiện. Không cầu toàn trong xây dựng chỉ tiêu phát triển tam nông, kinh nghiệm của Ninh Bình trong xây dựng nông thôn mới là coi đầu tư hạ tầng nông thôn là khâu đột phá; chú trọng công tác, biện pháp huy động các nguồn lực ngoài xã hội đầu tư vào nông thôn. Tuy vậy, tỉnh cũng đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Qua quá trình áp dụng tại Ninh Bình, Nghị định này chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư do lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù thu hồi vốn chậm, cơ chế ưu đãi chưa hấp dẫn. Tỉnh cũng đề nghị các ban, ngành Trung ương sớm có hướng dẫn cụ thể trong lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là về phương pháp, cách thức đào tạo phù hợp với đặc thù thời gian, đời sống và nguyện vọng của người nông dân.
Tán thành với báo cáo của Ninh Bình về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), các thành viên trong Đoàn công tác của Trung ương đề nghị Ninh Bình tiếp tục tái cơ cấu nền nông nghiệp một cách căn cơ hơn nữa, có các giải pháp hài hòa giữa tăng sản lượng, chất lượng nông sản với nâng cao thu nhập người sản xuất một cách bền vững, hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh mô hình hợp tác công tư để hỗ trợ đầu ra sản phẩm nông sản cho bà con; đặc biệt coi trọng vai trò chính quyền cơ sở, khu dân cư, thôn xóm, hộ gia đình trong phát triển tam nông.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý Ninh Bình cần căn cứ vào đặc thù địa phương để tổ chức rút kinh nghiệm, bài học thực tế qua quá trình triển khai Nghị quyết Trung ương 7. Tổ chức tốt việc sơ kết việc thực hiện Nghị quyết ở các cấp chính quyền, chú trọng tại cơ sở để có cái nhìn chi tiết, tổng quát, từ đó, báo cáo và đóng góp cho Trung ương một cách cụ thể, góp phần hoàn thiện văn bản quan trọng này.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ninh Bình bắt tay vào xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết theo từng giai đoạn 5 năm, chiến lược 10 năm và tầm nhìn lâu dài nhằm khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập hiện nay; gắn với việc khai thác lợi thế về văn hóa, du lịch, thổ nhưỡng của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao hơn của Nghị quyết trong thực tế.
Chủ tịch Quốc hội gợi ý, song song với tam nông, Ninh Bình cũng cần có định hướng phát triển công nghiệp một cách mạnh mẽ, có giải pháp phù hợp với lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp để thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Nhấn mạnh việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho nông nghiệp, cho nông dân và nông thôn là biện pháp bền vững, hiệu quả nhất để xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Ninh Bình tăng cường hiện đại hóa nông nghiệp; định hướng phát triển hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, ngư nghiệp; rà soát, cân đối nhu cầu người dân để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn hợp lý, tránh dàn trải, rập khuôn, máy móc không hiệu quả; kết hợp với xây dựng mô hình, cách thức đào tạo phù hợp.
Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn Ninh Bình tiếp tục huy động tổng thể sức mạnh của hệ thống chính trị, phát huy hơn nữa vai trò, bộ máy của Mặt trận tổ quốc các cấp trong xây dựng nông thôn mới; góp phần tăng cường đồng thuận, khối đại đoàn kết toàn dân, chung tay xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày một vững mạnh./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác đã tới thăm xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh - địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình. Sau khi thị sát các công trình giao thông chính, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã thăm gia đình cụ Phạm Thị Lan (75 tuổi vợ liệt sỹ) tại xóm 8, xã Khánh Thành để tìm hiểu về việc thực hiện chính sách đối với người có công của địa phương; thị sát công trình bêtông hóa đường liên thôn; tham quan trạm cấp nước sạch và tới thăm hỏi, trò chuyện với bà con nhân dân tại Nhà văn hóa xóm 8, xã Khánh Thành.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác cũng đã có buổi làm việc với chính quyền huyện Yên Khánh để tiếp thu ý kiến từ cơ sở về hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn công tác đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Ninh Bình để đánh giá và góp ý với tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) trên địa bàn.
Sau 5 năm triển khai Nghị quyết, Ninh Bình đã hoàn thành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch rừng, quy hoạch phòng, chống lũ. 100% số xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa đợt 1; đã vận động các hộ đóng góp hàng trăm ha đất, cải tạo, làm mới trên 1.527km đường giao thông nông thôn, trên 700km kênh mương nội đồng. Tỉnh duy trì diện tích lúa gieo trồng hàng năm khoảng trên 110.000ha; trong đó, diện tích lúa khoảng 80.000ha, năng suất 126 tạ/ha/năm.
Tỉnh cũng đã hình thành được một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa như nuôi thủy sản ở Kim Sơn; lúa chất lượng cao ở Yên Khánh; cây ăn quả ở Tam Điệp… đạt giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp tăng từ 55 triệu đồng năm 2008 lên 86 triệu đồng năm 2012. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn từ sản xuất nông nghiệp tăng từ 10 triệu đồng năm 2008 lên 19 triệu đồng/người năm 2012.
Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành đều khẳng định, qua 5 năm triển khai, tại Ninh Bình, thực sự Nghị quyết Trung ương 7 đã đem lại hiệu quả rõ rệt và được đông đảo nhân dân trong tình đồng tình, ủng hộ và tham gia thực hiện. Không cầu toàn trong xây dựng chỉ tiêu phát triển tam nông, kinh nghiệm của Ninh Bình trong xây dựng nông thôn mới là coi đầu tư hạ tầng nông thôn là khâu đột phá; chú trọng công tác, biện pháp huy động các nguồn lực ngoài xã hội đầu tư vào nông thôn. Tuy vậy, tỉnh cũng đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Qua quá trình áp dụng tại Ninh Bình, Nghị định này chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư do lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù thu hồi vốn chậm, cơ chế ưu đãi chưa hấp dẫn. Tỉnh cũng đề nghị các ban, ngành Trung ương sớm có hướng dẫn cụ thể trong lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là về phương pháp, cách thức đào tạo phù hợp với đặc thù thời gian, đời sống và nguyện vọng của người nông dân.
Tán thành với báo cáo của Ninh Bình về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), các thành viên trong Đoàn công tác của Trung ương đề nghị Ninh Bình tiếp tục tái cơ cấu nền nông nghiệp một cách căn cơ hơn nữa, có các giải pháp hài hòa giữa tăng sản lượng, chất lượng nông sản với nâng cao thu nhập người sản xuất một cách bền vững, hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh mô hình hợp tác công tư để hỗ trợ đầu ra sản phẩm nông sản cho bà con; đặc biệt coi trọng vai trò chính quyền cơ sở, khu dân cư, thôn xóm, hộ gia đình trong phát triển tam nông.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý Ninh Bình cần căn cứ vào đặc thù địa phương để tổ chức rút kinh nghiệm, bài học thực tế qua quá trình triển khai Nghị quyết Trung ương 7. Tổ chức tốt việc sơ kết việc thực hiện Nghị quyết ở các cấp chính quyền, chú trọng tại cơ sở để có cái nhìn chi tiết, tổng quát, từ đó, báo cáo và đóng góp cho Trung ương một cách cụ thể, góp phần hoàn thiện văn bản quan trọng này.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ninh Bình bắt tay vào xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết theo từng giai đoạn 5 năm, chiến lược 10 năm và tầm nhìn lâu dài nhằm khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập hiện nay; gắn với việc khai thác lợi thế về văn hóa, du lịch, thổ nhưỡng của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao hơn của Nghị quyết trong thực tế.
Chủ tịch Quốc hội gợi ý, song song với tam nông, Ninh Bình cũng cần có định hướng phát triển công nghiệp một cách mạnh mẽ, có giải pháp phù hợp với lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp để thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Nhấn mạnh việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho nông nghiệp, cho nông dân và nông thôn là biện pháp bền vững, hiệu quả nhất để xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Ninh Bình tăng cường hiện đại hóa nông nghiệp; định hướng phát triển hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, ngư nghiệp; rà soát, cân đối nhu cầu người dân để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn hợp lý, tránh dàn trải, rập khuôn, máy móc không hiệu quả; kết hợp với xây dựng mô hình, cách thức đào tạo phù hợp.
Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn Ninh Bình tiếp tục huy động tổng thể sức mạnh của hệ thống chính trị, phát huy hơn nữa vai trò, bộ máy của Mặt trận tổ quốc các cấp trong xây dựng nông thôn mới; góp phần tăng cường đồng thuận, khối đại đoàn kết toàn dân, chung tay xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày một vững mạnh./.
Quang Vũ-Anh Minh (TTXVN)