Ngày Đặc xá Tết độc lập 2/9/2010 được làm điểm ở trại giam Ngọc Lý - Bắc Giang, ngập tràn niềm vui hân hoan của 480 phạm nhân được đặc xá. Và đâu đó, bắt gặp nhiều ánh mắt vời vợi, khát vọng tự do của những người chưa thể “trở về”…
Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thương trực Hội đồng tư vấn Đặc xá 2010 nói: “Ngày vui hôm nay là kết quả ghi nhận của Đảng và Nhà nước với tất cả anh chị em đã cải tạo tốt, muốn hoàn lương. Hối cải phải ở chính tâm, một lần lầm lỡ không để nhiều lần tái phạm. Đường về vẫn còn rộng mở, gia đình, xã hội vẫn luôn rộng mở đón anh chị em biết hướng thiện.”
Nước mắt ngày trở về
“Ngày vui” ở Ngọc Lý chúng tôi gặp lại phạm nhân Lý Trí Dũng, đồng cảm ánh mắt rạng rỡ sắp sửa được trở về của người thầy giáo vùng ngoại ô từng vướng vào cuộc tình oan trái hai năm trước.
Dũng từng có tất cả niềm vui, hạnh phúc của người đàn ông bình thường, với một gia đình ấm áp vợ hiền con ngoan. Bão tố đã ập đến khi Dũng phát hiện người vợ ngỡ hiền thảo đang “cặp kè” với một người đàn ông khác. Cay đắng và cuồng điên vì tình yêu bị phản bội, gia đình tan nát, người thầy giáo hiền lành đã ra tay giết chết người tình của vợ.
Dũng bị bắt và lĩnh án tám năm vì tội giết người. Người vợ tội lỗi cũng tự tử ngay sau đó. Đau đớn nhất là tính mạng đứa con gái nhỏ cũng bị đe dọa bởi chứng bệnh u máu bẩm sinh.
Vẫn là ánh mắt hiền lành, vời vợi của người thầy giáo nhiều năm trước, Dũng chia sẻ: “Giờ phút này, tôi chỉ nghĩ đến hai con nhỏ. Đứa lớn được ông bà ngoại nuôi, đứa nhỏ đang được một người quen trông và điều trị nhờ quỹ từ thiện của mọi người. Trở về, tôi sẽ đón hai con về gần trường cũ ngày xưa tôi từng dạy học, sẽ thuê một căn phòng nhỏ để thắp lại ngọn lửa gia đình cho ba bố con…”
Dũng nghèn nghẹn: “Sau ngày bi kịch, gia đình, bạn bè, mọi người xì xào bé không phải con ruột của tôi. Thế nhưng, cuộc sống của tôi khi trở về là hai đứa con...”
Phạm nhân Nguyễn Thị Phấn, đã qua ngưỡng ba mươi nhưng được mệnh danh “hoa khôi” trại giam với nước da trắng, phảng phất nét yêu kiều và đài các. Phấn bị án ma túy, chồng cũng đang thụ án tại trại giam Tân Lập.
Phấn rơm rớm nước mắt: “Hai vợ chồng em vẫn viết thư cho nhau, động viên cùng cải tạo để về với hai con. Bố mẹ lầm lỗi, hai con bơ vơ nhưng các cháu học rất giỏi…Dù muộn màng, nhưng em sẽ cố gắng làm mọi thứ để tìm lại vị trí người mẹ của các con.”
Xã hội rộng vòng tay
7 giờ sáng, từ ngoài cổng trại giam Ngọc Lý đã nườm nượp người là gia đình, người thân của các phạm nhân được hưởng đặc xá.
Cảm nhận sâu sắc một khát vọng tự do cũng lớn lao từ phía họ, những người dân lương thiện có con, em, cháu… vướng vào vòng lao lý. Từ phía họ, những ánh mắt bồn chồn, mong ngóng nhìn về phía cửa phòng giam không chút mỏi mệt, những nụ cười, nước mắt vui sướng chuẩn bị được đón những đứa con lầm lỡ biết sám hối trở về.
Với các gia đình, hôm nay là ngày hội, là ngày vui như mùa xuân mới. Trại giam Ngọc Lý có 480 phạm nhân được đặc xá, nhưng số người đến đón đưa con em mình trở về đông gấp nhiều lần, phủ kín cả khuôn viên trại.
Đón một người lầm lỡ trở về nhưng nhiều gia đình đi đến 6, 7 người với đủ thế hệ ông bà, cha mẹ, cô cậu, anh chị em và cả con thơ, cháu nhỏ.
Chúng tôi chú ý một cụ ông, dáng vẻ khắc khổ đang nhìn vô định về phía trước. Cụ tên Sang, nhà ở Móng Cái. Cụ đến đây từ 5giờ sáng để đón cô con gái sắp sang tuổi tứ tuần, phạm tội ma túy.
Cụ tâm sự về hoàn cảnh trớ trêu của mình và các con: “Con gái tôi lấy phải người chồng nghiện ngập ma túy lại còn mắc phải căn bệnh thế kỷ. Thân già này, giờ vẫn phải lọ mọ nuôi con cho nó. Già cảm ơn Đảng, Nhà nước đã ân xá cho mẹ con nó đoàn tụ, rồi già cũng thanh thản nhắm mắt…”
Ngay cạnh đó, là những tâm sự đầy cảm động về sự yêu thương, hiếu nghĩa của người con gái phạm nhân Phạm Thị Ngừng, sinh năm 1954, lĩnh án 10 năm tù vì tội buôn bán trẻ em: “Mẹ em say xe ôtô, em đi xe máy từ Hải Dương lên, đón mẹ về. Mẹ già như chuối chín cây… hơn hai năm mẹ ở trại, em như ngồi trên đống lửa. Hôm nay, được đón mẹ trở về với gia đình là niềm hạnh phúc lớn, các cháu ở nhà cũng đang mong bà lắm…”
Chứng kiến tận mắt những cuộc hội ngộ đầy cảm động, chúng tôi càng như thấm thía sâu sắc tâm sự của người "cận kề" với phạm nhân-Giám thị trại giam Ngọc Lý, Nguyễn Bá Sản: "Đường về rộng mở với ai biết giá trị của tự do nhưng để làm người lương thiện lần thứ hai cũng mong manh như khói, vì cám dỗ, khó khăn còn lớn hơn gấp bội với họ."/.
Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thương trực Hội đồng tư vấn Đặc xá 2010 nói: “Ngày vui hôm nay là kết quả ghi nhận của Đảng và Nhà nước với tất cả anh chị em đã cải tạo tốt, muốn hoàn lương. Hối cải phải ở chính tâm, một lần lầm lỡ không để nhiều lần tái phạm. Đường về vẫn còn rộng mở, gia đình, xã hội vẫn luôn rộng mở đón anh chị em biết hướng thiện.”
Nước mắt ngày trở về
“Ngày vui” ở Ngọc Lý chúng tôi gặp lại phạm nhân Lý Trí Dũng, đồng cảm ánh mắt rạng rỡ sắp sửa được trở về của người thầy giáo vùng ngoại ô từng vướng vào cuộc tình oan trái hai năm trước.
Dũng từng có tất cả niềm vui, hạnh phúc của người đàn ông bình thường, với một gia đình ấm áp vợ hiền con ngoan. Bão tố đã ập đến khi Dũng phát hiện người vợ ngỡ hiền thảo đang “cặp kè” với một người đàn ông khác. Cay đắng và cuồng điên vì tình yêu bị phản bội, gia đình tan nát, người thầy giáo hiền lành đã ra tay giết chết người tình của vợ.
Dũng bị bắt và lĩnh án tám năm vì tội giết người. Người vợ tội lỗi cũng tự tử ngay sau đó. Đau đớn nhất là tính mạng đứa con gái nhỏ cũng bị đe dọa bởi chứng bệnh u máu bẩm sinh.
Vẫn là ánh mắt hiền lành, vời vợi của người thầy giáo nhiều năm trước, Dũng chia sẻ: “Giờ phút này, tôi chỉ nghĩ đến hai con nhỏ. Đứa lớn được ông bà ngoại nuôi, đứa nhỏ đang được một người quen trông và điều trị nhờ quỹ từ thiện của mọi người. Trở về, tôi sẽ đón hai con về gần trường cũ ngày xưa tôi từng dạy học, sẽ thuê một căn phòng nhỏ để thắp lại ngọn lửa gia đình cho ba bố con…”
Dũng nghèn nghẹn: “Sau ngày bi kịch, gia đình, bạn bè, mọi người xì xào bé không phải con ruột của tôi. Thế nhưng, cuộc sống của tôi khi trở về là hai đứa con...”
Phạm nhân Nguyễn Thị Phấn, đã qua ngưỡng ba mươi nhưng được mệnh danh “hoa khôi” trại giam với nước da trắng, phảng phất nét yêu kiều và đài các. Phấn bị án ma túy, chồng cũng đang thụ án tại trại giam Tân Lập.
Phấn rơm rớm nước mắt: “Hai vợ chồng em vẫn viết thư cho nhau, động viên cùng cải tạo để về với hai con. Bố mẹ lầm lỗi, hai con bơ vơ nhưng các cháu học rất giỏi…Dù muộn màng, nhưng em sẽ cố gắng làm mọi thứ để tìm lại vị trí người mẹ của các con.”
Xã hội rộng vòng tay
7 giờ sáng, từ ngoài cổng trại giam Ngọc Lý đã nườm nượp người là gia đình, người thân của các phạm nhân được hưởng đặc xá.
Cảm nhận sâu sắc một khát vọng tự do cũng lớn lao từ phía họ, những người dân lương thiện có con, em, cháu… vướng vào vòng lao lý. Từ phía họ, những ánh mắt bồn chồn, mong ngóng nhìn về phía cửa phòng giam không chút mỏi mệt, những nụ cười, nước mắt vui sướng chuẩn bị được đón những đứa con lầm lỡ biết sám hối trở về.
Với các gia đình, hôm nay là ngày hội, là ngày vui như mùa xuân mới. Trại giam Ngọc Lý có 480 phạm nhân được đặc xá, nhưng số người đến đón đưa con em mình trở về đông gấp nhiều lần, phủ kín cả khuôn viên trại.
Đón một người lầm lỡ trở về nhưng nhiều gia đình đi đến 6, 7 người với đủ thế hệ ông bà, cha mẹ, cô cậu, anh chị em và cả con thơ, cháu nhỏ.
Chúng tôi chú ý một cụ ông, dáng vẻ khắc khổ đang nhìn vô định về phía trước. Cụ tên Sang, nhà ở Móng Cái. Cụ đến đây từ 5giờ sáng để đón cô con gái sắp sang tuổi tứ tuần, phạm tội ma túy.
Cụ tâm sự về hoàn cảnh trớ trêu của mình và các con: “Con gái tôi lấy phải người chồng nghiện ngập ma túy lại còn mắc phải căn bệnh thế kỷ. Thân già này, giờ vẫn phải lọ mọ nuôi con cho nó. Già cảm ơn Đảng, Nhà nước đã ân xá cho mẹ con nó đoàn tụ, rồi già cũng thanh thản nhắm mắt…”
Ngay cạnh đó, là những tâm sự đầy cảm động về sự yêu thương, hiếu nghĩa của người con gái phạm nhân Phạm Thị Ngừng, sinh năm 1954, lĩnh án 10 năm tù vì tội buôn bán trẻ em: “Mẹ em say xe ôtô, em đi xe máy từ Hải Dương lên, đón mẹ về. Mẹ già như chuối chín cây… hơn hai năm mẹ ở trại, em như ngồi trên đống lửa. Hôm nay, được đón mẹ trở về với gia đình là niềm hạnh phúc lớn, các cháu ở nhà cũng đang mong bà lắm…”
Chứng kiến tận mắt những cuộc hội ngộ đầy cảm động, chúng tôi càng như thấm thía sâu sắc tâm sự của người "cận kề" với phạm nhân-Giám thị trại giam Ngọc Lý, Nguyễn Bá Sản: "Đường về rộng mở với ai biết giá trị của tự do nhưng để làm người lương thiện lần thứ hai cũng mong manh như khói, vì cám dỗ, khó khăn còn lớn hơn gấp bội với họ."/.
Cẩm Thơ (Vietnam+)