Ngày 24/4, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra lễ khánh thành cầu Cần Thơ - Cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Người dân thành phố Cần Thơ và hơn 1.800 khách mời đến từ mọi miền đất nước, có cả các đại sứ quán Australia, Nhật Bản, Bộ Giao thông Vận tải và Du lịch Nhật Bản (MLIT), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)… đã đến góp mặt trong ngày vui trọng đại này.
Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù hơn 9 giờ mới diễn ra lễ khánh thành nhưng từ sáng sớm hàng ngàn người dân khắp nơi đã nô nức đổ về vòng xoay (nút giao thông IC3) đường dẫn phía Cần Thơ nơi sẽ diễn ra buổi lễ. Mỗi người một cảm xúc, ai cũng mong có mặt trong ngày vui trọng đại ngàn năm mới có một lần.
Anh Trần Chí Nguyền, 48 tuổi cùng em trai Chí Bước, nhà tận ấp Rạch Vọp, xã Lợi An huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau, nghe nói cầu Cần Thơ thông xe đã bỏ mấy vuông tôm đến kỳ thu hoạch rủ gần chục anh em cùng xóm thuê hẳn một chiếc xe khách vượt 178km đến tham quan cầu Cần Thơ.
Cụ bà Lâm Thị Lưỡng, 82 tuổi ngụ phường Tân An (gần nút giao thông vòng xoay đường dẫn phía Cần Thơ) ráng ngồi trên xe môtô để đứa cháu chở đến đây tận mắt nhìn ngắm cầu Cần Thơ. Bà nói: “Tôi bị liệt nửa người đã hai năm nhưng sáng nay cũng quyết bảo con cháu chở ra đây để nhìn thấy cây cầu một lần cho biết rồi mai mốt có chết cũng vui.”
Nhằm đảm bảo an ninh trật tự và giao thông thông suốt, hàng trăm cảnh sát Cần Thơ, Vĩnh Long đã được huy động phối hợp bảo vệ an ninh, trật tự, phân luồng điều tiết giao thông, chốt tại hai điểm đầu đường dẫn lên cầu Cần Thơ và tại 3 cửa chính tiếp đón quan khách đến dự lễ.
Hàng trăm người dân hai bên chân cầu cũng kéo đến dự lễ. Mặc dù an ninh không cho phép tất cả mọi người được vào khu vực lễ khánh thành nhưng bà con vẫn vui mừng kiên nhẫn theo dõi suốt buổi lễ từ xa!
Gần 10 năm cầu Mỹ Thuận (sông Tiền) đi vào sử dụng giờ đến cầu Cần Thơ (sông Hậu) chính thức thông xe. Vùng châu thổ phù sa Chín Rồng như được chấp thêm đôi cánh, hứa hẹn biết bao điều tốt đẹp, biết bao cơ hội cho tương lai, trong đó 7 tỉnh tiểu vùng Tây sông Hậu An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau là những địa phương được hưởng lợi nhiều nhất. Sự kiện lịch sử cầu Cần Thơ thông xe một lần nữa minh chứng cho tấm lòng, tình cảm, quyết tâm của cả nước đối với thành phố Cần Thơ và cả vùng châu thổ Cửu Long.
Dừng xe trên nhịp chính cầu Cần Thơ (cao 40m) ngắm nhìn về trung tâm thành phố thấy thành phố Cần Thơ như khoác áo mới đẹp lộng lẫy trong ngày hội lớn. Đêm nay hàng hàng xe sẽ lần đầu tiên nối nhau chạy qua cầu Cần Thơ để cảm nhận niềm vui lớn lao và để cùng thưởng thức màn trình diễn pháo hoa rực rỡ sắc màu trên bầu trời Ninh Kiều lung linh soi bóng nước dòng Hậu Giang thơ mộng ...
Vậy là niềm khát vọng cháy bỏng ngàn đời của bao thế hệ người dân Miền Tây Nam Bộ từ nay trở thành hiện thực. Em gái “áo bà ba” Vĩnh Long, Tiền Giang ơi! Đêm nay, nếu có bịn rịn, lưu luyến với Cần Thơ, với bến Ninh Kiều thì cũng không sao vì không còn phải lo “em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm qua bến Bắc Cần Thơ…” - như lời một bài hát thân thuộc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh./.
Người dân thành phố Cần Thơ và hơn 1.800 khách mời đến từ mọi miền đất nước, có cả các đại sứ quán Australia, Nhật Bản, Bộ Giao thông Vận tải và Du lịch Nhật Bản (MLIT), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)… đã đến góp mặt trong ngày vui trọng đại này.
Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù hơn 9 giờ mới diễn ra lễ khánh thành nhưng từ sáng sớm hàng ngàn người dân khắp nơi đã nô nức đổ về vòng xoay (nút giao thông IC3) đường dẫn phía Cần Thơ nơi sẽ diễn ra buổi lễ. Mỗi người một cảm xúc, ai cũng mong có mặt trong ngày vui trọng đại ngàn năm mới có một lần.
Anh Trần Chí Nguyền, 48 tuổi cùng em trai Chí Bước, nhà tận ấp Rạch Vọp, xã Lợi An huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau, nghe nói cầu Cần Thơ thông xe đã bỏ mấy vuông tôm đến kỳ thu hoạch rủ gần chục anh em cùng xóm thuê hẳn một chiếc xe khách vượt 178km đến tham quan cầu Cần Thơ.
Cụ bà Lâm Thị Lưỡng, 82 tuổi ngụ phường Tân An (gần nút giao thông vòng xoay đường dẫn phía Cần Thơ) ráng ngồi trên xe môtô để đứa cháu chở đến đây tận mắt nhìn ngắm cầu Cần Thơ. Bà nói: “Tôi bị liệt nửa người đã hai năm nhưng sáng nay cũng quyết bảo con cháu chở ra đây để nhìn thấy cây cầu một lần cho biết rồi mai mốt có chết cũng vui.”
Nhằm đảm bảo an ninh trật tự và giao thông thông suốt, hàng trăm cảnh sát Cần Thơ, Vĩnh Long đã được huy động phối hợp bảo vệ an ninh, trật tự, phân luồng điều tiết giao thông, chốt tại hai điểm đầu đường dẫn lên cầu Cần Thơ và tại 3 cửa chính tiếp đón quan khách đến dự lễ.
Hàng trăm người dân hai bên chân cầu cũng kéo đến dự lễ. Mặc dù an ninh không cho phép tất cả mọi người được vào khu vực lễ khánh thành nhưng bà con vẫn vui mừng kiên nhẫn theo dõi suốt buổi lễ từ xa!
Gần 10 năm cầu Mỹ Thuận (sông Tiền) đi vào sử dụng giờ đến cầu Cần Thơ (sông Hậu) chính thức thông xe. Vùng châu thổ phù sa Chín Rồng như được chấp thêm đôi cánh, hứa hẹn biết bao điều tốt đẹp, biết bao cơ hội cho tương lai, trong đó 7 tỉnh tiểu vùng Tây sông Hậu An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau là những địa phương được hưởng lợi nhiều nhất. Sự kiện lịch sử cầu Cần Thơ thông xe một lần nữa minh chứng cho tấm lòng, tình cảm, quyết tâm của cả nước đối với thành phố Cần Thơ và cả vùng châu thổ Cửu Long.
Dừng xe trên nhịp chính cầu Cần Thơ (cao 40m) ngắm nhìn về trung tâm thành phố thấy thành phố Cần Thơ như khoác áo mới đẹp lộng lẫy trong ngày hội lớn. Đêm nay hàng hàng xe sẽ lần đầu tiên nối nhau chạy qua cầu Cần Thơ để cảm nhận niềm vui lớn lao và để cùng thưởng thức màn trình diễn pháo hoa rực rỡ sắc màu trên bầu trời Ninh Kiều lung linh soi bóng nước dòng Hậu Giang thơ mộng ...
Vậy là niềm khát vọng cháy bỏng ngàn đời của bao thế hệ người dân Miền Tây Nam Bộ từ nay trở thành hiện thực. Em gái “áo bà ba” Vĩnh Long, Tiền Giang ơi! Đêm nay, nếu có bịn rịn, lưu luyến với Cần Thơ, với bến Ninh Kiều thì cũng không sao vì không còn phải lo “em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm qua bến Bắc Cần Thơ…” - như lời một bài hát thân thuộc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh./.
Trần Khánh Linh (Vietnam+)