Sau 10 ngày họp, với 22 phiếu thuận, hai phiếu chống và ba phiếu trắng, Hội đồng thường trực Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) ngày 13/11 đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nicaragua và Costa Rica rút quân ra khỏi khu vực tranh chấp lãnh thổ dọc sông San Juan, đồng thời tổ chức các cuộc đối thoại nhằm giải quyết bất đồng.
Ba nước bỏ phiếu trắng là Ecuador, Guyana và Dominica, trong khi Nicaragua và Venezuela phản đối nghị quyết trên. Tổng thư ký OAS, ông José Miguel Insulza đã đề nghị hai nước thành lập Ủy ban song phương trước ngày 27/11, đồng thời ngồi vào bàn đàm phán, tiến tới phân định và cắm mốc biên giới.
Tuy nhiên, đại diện của Nicaragua tại OAS, ông Denis Moncada, cho rằng nước này không nhất thiết phải thực thi nghị quyết của Hội đồng thường trực OAS cũng như không chấp nhận rút quân khỏi khu vực tranh chấp này nhằm bảo vệ chủ quyền. Ông khẳng định Nicaragua chỉ triển khai quân trong lãnh thổ nước mình để đối phó với nạn buôn bán ma túy và các tổ chức tội phạm.
Trong khi đó, giới phân tích tình hình khu vực cho đây là một thắng lợi ngoại giao của Costa Rica. Nhiều người dân ở thủ đô San Jose của Costa Rica, trong đó có cả nữ Tổng thống Laura Chinchilla, đã xuống đường tuần hành vì hòa bình, hoan nghênh nghị quyết trên của OAS.
Theo kế hoạch, Hội đồng thường trực OAS sẽ nhóm họp lần nữa vào ngày 15/11 với hy vọng Nicaragua và Costa Rica sẽ xích lại gần nhau hơn sau khi đã cân nhắc những mặt tích cực và hạn chế.
Hiện Nghị viện Trung Mỹ (Parlacen) cũng đang xem xét khả năng làm trung gian hòa giải giữa hai nước trước khi tranh chấp này được đưa ra diễn đàn Liên hợp quốc hay Tòa án La Haye.
Những ngày qua, quan hệ giữa Costa Rica và Nicaragua liên quan tới tranh chấp lãnh thổ tại khu vực sông San Juan, hiện là đường biên giới tự nhiên giữa hai nước, có chiều hướng gia tăng căng thẳng.
Phía Costa Rica cáo buộc quân đội Nicaragua xâm phạm lãnh thổ của nước này và cho rằng hành động của Nicaragua nạo vét con sông này từ ngày 18/10 vừa qua đã làm ảnh hưởng đến môi trường tại khu vực biên giới.
Tuy nhiên, phía Nicaragua bác bỏ các cáo buộc trên và khẳng định quân đội chỉ truy quét các băng nhóm buôn bán ma túy đang hoạt động tại vùng biên giới chung.
Hiện Nicaragoa đang triển khai quân đội dọc sông San Juan trong khi Costa Rica cũng đã điều động cảnh sát tới khu vực tranh chấp này.
Costa Rica đã đề nghị OAS làm trung gian hòa giải tranh chấp biên giới trên./.
Ba nước bỏ phiếu trắng là Ecuador, Guyana và Dominica, trong khi Nicaragua và Venezuela phản đối nghị quyết trên. Tổng thư ký OAS, ông José Miguel Insulza đã đề nghị hai nước thành lập Ủy ban song phương trước ngày 27/11, đồng thời ngồi vào bàn đàm phán, tiến tới phân định và cắm mốc biên giới.
Tuy nhiên, đại diện của Nicaragua tại OAS, ông Denis Moncada, cho rằng nước này không nhất thiết phải thực thi nghị quyết của Hội đồng thường trực OAS cũng như không chấp nhận rút quân khỏi khu vực tranh chấp này nhằm bảo vệ chủ quyền. Ông khẳng định Nicaragua chỉ triển khai quân trong lãnh thổ nước mình để đối phó với nạn buôn bán ma túy và các tổ chức tội phạm.
Trong khi đó, giới phân tích tình hình khu vực cho đây là một thắng lợi ngoại giao của Costa Rica. Nhiều người dân ở thủ đô San Jose của Costa Rica, trong đó có cả nữ Tổng thống Laura Chinchilla, đã xuống đường tuần hành vì hòa bình, hoan nghênh nghị quyết trên của OAS.
Theo kế hoạch, Hội đồng thường trực OAS sẽ nhóm họp lần nữa vào ngày 15/11 với hy vọng Nicaragua và Costa Rica sẽ xích lại gần nhau hơn sau khi đã cân nhắc những mặt tích cực và hạn chế.
Hiện Nghị viện Trung Mỹ (Parlacen) cũng đang xem xét khả năng làm trung gian hòa giải giữa hai nước trước khi tranh chấp này được đưa ra diễn đàn Liên hợp quốc hay Tòa án La Haye.
Những ngày qua, quan hệ giữa Costa Rica và Nicaragua liên quan tới tranh chấp lãnh thổ tại khu vực sông San Juan, hiện là đường biên giới tự nhiên giữa hai nước, có chiều hướng gia tăng căng thẳng.
Phía Costa Rica cáo buộc quân đội Nicaragua xâm phạm lãnh thổ của nước này và cho rằng hành động của Nicaragua nạo vét con sông này từ ngày 18/10 vừa qua đã làm ảnh hưởng đến môi trường tại khu vực biên giới.
Tuy nhiên, phía Nicaragua bác bỏ các cáo buộc trên và khẳng định quân đội chỉ truy quét các băng nhóm buôn bán ma túy đang hoạt động tại vùng biên giới chung.
Hiện Nicaragoa đang triển khai quân đội dọc sông San Juan trong khi Costa Rica cũng đã điều động cảnh sát tới khu vực tranh chấp này.
Costa Rica đã đề nghị OAS làm trung gian hòa giải tranh chấp biên giới trên./.
(TTXVN/Vietnam+)