Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Ông đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường kiên định, cùng Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa đất nước vượt muôn trùng gian khó bước vào con đường hội nhập, phát triển.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới. Tinh thần đổi mới lúc ấy là: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật.” Tổng Bí thư tự mình viết báo chống tiêu cực. Mục “Những việc cần làm ngay” của tác giả NVL trên báo Nhân Dân đã tạo nên một không khí sôi nổi trong xã hội.
Trao đổi với Phóng viên Vietnam+, nhà báo Hữu Thọ, hào hứng kể lại: “Loạt bài báo 'Những việc cần làm ngay' là sự kiện quan trọng trong đời sống báo chí. Tôi tình cờ là nhân chứng. Nói 'tình cờ' là vì đúng hôm đó chiều và đêm tôi được phân công trực ban biên tập. Nói 'tình cờ' là bởi nếu không được phân công thì người tiếp nhận bài báo đầu tiên lại là một người khác.”
Nhà báo Hữu Thọ kể lại: "Tôi nhớ như in ngày hôm đó là 24/5/1987, vào khoảng 5 giờ chiều, những người làm theo giờ hành chính đã về, tòa soạn chỉ còn tôi và ban thư ký trực thì đồng chí thường trực ở cổng 71 Hàng Trống đưa vào một phong thư nói là của một người đứng tuổi gửi ban biên tập. Trong phong bì có thư đề gửi ban biên tập báo Nhân Dân và một bài báo viết bằng tay không đánh máy. Bức thư thì ký tên Nguyễn Văn Linh, nói rõ là gửi bài báo, và 'nếu các đồng chí thấy được thì đăng.' Còn bài báo có đầu đề 'Những việc cần làm ngay,' ký tên NVL."
"Sau này tìm hiểu thì tôi được biết dưới bài báo tác giả ký tên tắt để mọi người tham khảo, thấy đúng thì làm, không bị lệ thuộc vào địa vị người viết," nhà báo Hữu Thọ nói.
Nghĩ là việc rất hệ trọng cho nên dù được ủy quyền nhưng ông Hữu Thọ vẫn hội ý nhanh với một phó tổng biên tập khác. Và ban biên tập đã quyết định đăng ngay trong số báo ra ngày hôm sau, 25/5, trên trang nhất, đóng khung và đó cũng là ngày mở đầu chuyên mục “Những việc cần làm ngay.”
Bài đầu tiên của “Những việc cần làm ngay” đã thể hiện quan điểm của tác giả là chống tiêu cực. Thời điểm đó cần chống lại tư tưởng cục bộ, không vì lợi ích quốc gia. Giải quyết được việc này sẽ chống được thực tế đầu tư dàn trải.
Bài báo thứ hai trong mục “Những việc cần làm ngay” ra ngày 26/5/1987 “đánh” thẳng vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thời điểm đó, nhiều đơn thư tố cáo của công dân gửi đi không có hồi âm nên tác giả NVL đã dùng khái niệm “Im lặng đáng sợ” để chỉ biểu hiện vô cảm, vô trách nhiệm, phớt lờ ý kiến của nhân dân. Tác động của các bài báo này, theo ông Hữu Thọ, dù được dân hưởng ứng nhưng lại "khiến cho một số cán bộ băn khoăn."
Nhà báo Hữu Thọ kể lại: Tổng Bí thư công khai nói với mọi người trên báo Nhân Dân ngày 10/7/1987: “Có đồng chí khuyên tôi nên thôi vì 'có bao nhiêu việc cần làm, sao cứ phải hăng hái chống tiêu cực như vậy?' nhưng tôi vẫn cương quyết. Cần đưa các nhân tố mới lên lấn dần tiêu cực nhưng đồng thời vẫn phải quyết liệt chống tiêu cực thì nhân tố mới mới có đất sống, giống như ta nhổ cỏ, diệt sâu thì lúa mới mọc lên được."
Và từ đó phát động thành phong trào mỗi cơ sở, mỗi địa phương, mỗi ngành đều phải có việc cần làm ngay. Rất nhiều việc tồn đọng, gây bức xúc được giải quyết hàng loạt. Đó là những ngày rất sôi nổi với các nhà báo và toàn xã hội.
"Sự kiện báo chí hiếm có đó ngỡ là chuyện của ngày hôm qua, đã mấy chục năm rồi nhưng những vấn đề chống tiêu cực vẫn còn nóng hổi tới hôm nay và chắc còn dài lâu," nhà báo Hữu Thọ kết luận./.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới. Tinh thần đổi mới lúc ấy là: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật.” Tổng Bí thư tự mình viết báo chống tiêu cực. Mục “Những việc cần làm ngay” của tác giả NVL trên báo Nhân Dân đã tạo nên một không khí sôi nổi trong xã hội.
Trao đổi với Phóng viên Vietnam+, nhà báo Hữu Thọ, hào hứng kể lại: “Loạt bài báo 'Những việc cần làm ngay' là sự kiện quan trọng trong đời sống báo chí. Tôi tình cờ là nhân chứng. Nói 'tình cờ' là vì đúng hôm đó chiều và đêm tôi được phân công trực ban biên tập. Nói 'tình cờ' là bởi nếu không được phân công thì người tiếp nhận bài báo đầu tiên lại là một người khác.”
Nhà báo Hữu Thọ kể lại: "Tôi nhớ như in ngày hôm đó là 24/5/1987, vào khoảng 5 giờ chiều, những người làm theo giờ hành chính đã về, tòa soạn chỉ còn tôi và ban thư ký trực thì đồng chí thường trực ở cổng 71 Hàng Trống đưa vào một phong thư nói là của một người đứng tuổi gửi ban biên tập. Trong phong bì có thư đề gửi ban biên tập báo Nhân Dân và một bài báo viết bằng tay không đánh máy. Bức thư thì ký tên Nguyễn Văn Linh, nói rõ là gửi bài báo, và 'nếu các đồng chí thấy được thì đăng.' Còn bài báo có đầu đề 'Những việc cần làm ngay,' ký tên NVL."
"Sau này tìm hiểu thì tôi được biết dưới bài báo tác giả ký tên tắt để mọi người tham khảo, thấy đúng thì làm, không bị lệ thuộc vào địa vị người viết," nhà báo Hữu Thọ nói.
Nghĩ là việc rất hệ trọng cho nên dù được ủy quyền nhưng ông Hữu Thọ vẫn hội ý nhanh với một phó tổng biên tập khác. Và ban biên tập đã quyết định đăng ngay trong số báo ra ngày hôm sau, 25/5, trên trang nhất, đóng khung và đó cũng là ngày mở đầu chuyên mục “Những việc cần làm ngay.”
Bài đầu tiên của “Những việc cần làm ngay” đã thể hiện quan điểm của tác giả là chống tiêu cực. Thời điểm đó cần chống lại tư tưởng cục bộ, không vì lợi ích quốc gia. Giải quyết được việc này sẽ chống được thực tế đầu tư dàn trải.
Bài báo thứ hai trong mục “Những việc cần làm ngay” ra ngày 26/5/1987 “đánh” thẳng vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thời điểm đó, nhiều đơn thư tố cáo của công dân gửi đi không có hồi âm nên tác giả NVL đã dùng khái niệm “Im lặng đáng sợ” để chỉ biểu hiện vô cảm, vô trách nhiệm, phớt lờ ý kiến của nhân dân. Tác động của các bài báo này, theo ông Hữu Thọ, dù được dân hưởng ứng nhưng lại "khiến cho một số cán bộ băn khoăn."
Nhà báo Hữu Thọ kể lại: Tổng Bí thư công khai nói với mọi người trên báo Nhân Dân ngày 10/7/1987: “Có đồng chí khuyên tôi nên thôi vì 'có bao nhiêu việc cần làm, sao cứ phải hăng hái chống tiêu cực như vậy?' nhưng tôi vẫn cương quyết. Cần đưa các nhân tố mới lên lấn dần tiêu cực nhưng đồng thời vẫn phải quyết liệt chống tiêu cực thì nhân tố mới mới có đất sống, giống như ta nhổ cỏ, diệt sâu thì lúa mới mọc lên được."
Và từ đó phát động thành phong trào mỗi cơ sở, mỗi địa phương, mỗi ngành đều phải có việc cần làm ngay. Rất nhiều việc tồn đọng, gây bức xúc được giải quyết hàng loạt. Đó là những ngày rất sôi nổi với các nhà báo và toàn xã hội.
"Sự kiện báo chí hiếm có đó ngỡ là chuyện của ngày hôm qua, đã mấy chục năm rồi nhưng những vấn đề chống tiêu cực vẫn còn nóng hổi tới hôm nay và chắc còn dài lâu," nhà báo Hữu Thọ kết luận./.
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)