Tổng Vụ trưởng Hợp tác Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Indonesia Iman Pambagyo cho biết nước này hiện đang dành ưu tiên trong chính sách thương mại của mình về mặt đa phương cho việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 và Hiệp định đối tác thương mại toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến khởi động vào tháng 5/2013.
Về mặt song phương, Indonesia ưu tiên thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc.
Ông Iman Pambagyo nói rằng Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện là mối quan tâm thứ yếu, bởi các ưu tiên trong chính sách thương mại nói trên khả thi hơn để hoàn thành.
Liên quan đến TPP, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan cho biết nước này vẫn chưa có một đánh giá đầy đủ nên cần phải nghiên cứu kỹ hơn về các lợi ích khi tham gia Hiệp định này. Hơn nữa, hiện Indonesia đang tập trung vào các FTA song phương và khuc vực đã cam kết.
Tuy nhiên, nhiều người trong giới phân tích kinh tế cho rằng Indonesia cần sớm tham gia TPP để duy trì lợi thế cạnh tranh ở khu vực Châu Á-Thái Bình dương, bởi TPP- chiếm tới 27% xuất khẩu của Indonesia (theo Viện Peterson về các nền kinh tế quốc tế, có trụ sở tại Washington, Mỹ), sẽ cho phép Indonesia cạnh tranh tốt hơn với các nước Đông Nam Á khác đã tham gia, trong đó có Việt Nam.
Việc tham gia TPP có thể đóng góp tới 4% vào mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 20% vào mức tăng trưởng xuất khẩu của Indonesia.
TPP được hình thành trên cơ sở Hiệp định Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình dương (P4) năm 2006 giữa Brunei, Chile , New Zealand và Singapore và hiện đã có 11 nước tham gia với tổng giá trị GDP 21.000 tỷ USD và chiếm khoảng 30% sản lượng toàn cầu./.
Về mặt song phương, Indonesia ưu tiên thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc.
Ông Iman Pambagyo nói rằng Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện là mối quan tâm thứ yếu, bởi các ưu tiên trong chính sách thương mại nói trên khả thi hơn để hoàn thành.
Liên quan đến TPP, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan cho biết nước này vẫn chưa có một đánh giá đầy đủ nên cần phải nghiên cứu kỹ hơn về các lợi ích khi tham gia Hiệp định này. Hơn nữa, hiện Indonesia đang tập trung vào các FTA song phương và khuc vực đã cam kết.
Tuy nhiên, nhiều người trong giới phân tích kinh tế cho rằng Indonesia cần sớm tham gia TPP để duy trì lợi thế cạnh tranh ở khu vực Châu Á-Thái Bình dương, bởi TPP- chiếm tới 27% xuất khẩu của Indonesia (theo Viện Peterson về các nền kinh tế quốc tế, có trụ sở tại Washington, Mỹ), sẽ cho phép Indonesia cạnh tranh tốt hơn với các nước Đông Nam Á khác đã tham gia, trong đó có Việt Nam.
Việc tham gia TPP có thể đóng góp tới 4% vào mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 20% vào mức tăng trưởng xuất khẩu của Indonesia.
TPP được hình thành trên cơ sở Hiệp định Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình dương (P4) năm 2006 giữa Brunei, Chile , New Zealand và Singapore và hiện đã có 11 nước tham gia với tổng giá trị GDP 21.000 tỷ USD và chiếm khoảng 30% sản lượng toàn cầu./.
Hiệp-Tú/Jakarta (Vietnam+)