Bắt đầu từ một tháng trước, những con “thủy quái” hình thù ghê rợn bắt đầu xuất hiện ở hồ Trúc Động thuộc thôn Trấn Nam, thành phố Thượng Ngu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Những con “thủy quái” nổi trên mặt nước, có hình cầu, bên trong “cơ thể” nửa đục nửa trong mềm mềm như thạch là những tia máu hồng hồng, ngoài là cả ngàn lỗ nhỏ trông như những chiếc mắt.
Theo những người dân ở thôn Trấn Nam mấy ngày nay trời mưa liên tiếp nên “thủy quái” ít đi. Nhưng vào ngày nắng ráo, chúng xuất hiện rất nhiều, lập lờ trên mặt nước, con to bằng chiếc chậu rửa mặt, con nhỏ như nắm tay của người lớn.
Được biết, hồ Trúc Động có diện tích mặt nước hơn 66.000m2, trước khi “thủy quái” xuất hiện là nơi bà con thôn Trấn Nam hay tới tắm giặt. Sau khi “thủy quái” tấn công, nước hồ Trúc Động không những biến màu, bốc mùi, mà còn gây ngứa ngáy cho những người xuống tắm.
Chuyên gia Ngụy Tường Thái thuộc Trung tâm Kĩ thuật Thủy sản thành phố Thượng Ngu cho rằng “thủy quái” hồ Trúc Động thực chất là thể phức hợp giữa ba loại vi sinh vật là vi khuẩn, chân khuẩn (nấm) và khuẩn tia. Những điểm đen trên “da thủy quái” kỳ thực là nang bào tử hình thành khi chân khuẩn gặp môi trường bất lợi. Khi gặp điều kiện thích hợp, nang bào tử sẽ giải phóng ra ngoài vô số bào tử tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Theo chuyên gia Nguỵ, nước hồ Trúc Động có quá nhiều chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm nảy sinh “thủy quái”./.
Những con “thủy quái” nổi trên mặt nước, có hình cầu, bên trong “cơ thể” nửa đục nửa trong mềm mềm như thạch là những tia máu hồng hồng, ngoài là cả ngàn lỗ nhỏ trông như những chiếc mắt.
Theo những người dân ở thôn Trấn Nam mấy ngày nay trời mưa liên tiếp nên “thủy quái” ít đi. Nhưng vào ngày nắng ráo, chúng xuất hiện rất nhiều, lập lờ trên mặt nước, con to bằng chiếc chậu rửa mặt, con nhỏ như nắm tay của người lớn.
Được biết, hồ Trúc Động có diện tích mặt nước hơn 66.000m2, trước khi “thủy quái” xuất hiện là nơi bà con thôn Trấn Nam hay tới tắm giặt. Sau khi “thủy quái” tấn công, nước hồ Trúc Động không những biến màu, bốc mùi, mà còn gây ngứa ngáy cho những người xuống tắm.
Chuyên gia Ngụy Tường Thái thuộc Trung tâm Kĩ thuật Thủy sản thành phố Thượng Ngu cho rằng “thủy quái” hồ Trúc Động thực chất là thể phức hợp giữa ba loại vi sinh vật là vi khuẩn, chân khuẩn (nấm) và khuẩn tia. Những điểm đen trên “da thủy quái” kỳ thực là nang bào tử hình thành khi chân khuẩn gặp môi trường bất lợi. Khi gặp điều kiện thích hợp, nang bào tử sẽ giải phóng ra ngoài vô số bào tử tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Theo chuyên gia Nguỵ, nước hồ Trúc Động có quá nhiều chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm nảy sinh “thủy quái”./.
Hà Ngọc/Hongkong (Vietnam +)