Với mỗi hộ dân có con em sinh sống ở hải đảo xa xôi, giữa biển nước mệnh mông, con chữ là những gì mù mờ và xa vời lắm. Cuộc sống trên đảo chỉ là một chuỗi những tháng ngày quyện với gió và sóng biển.
Những ai ra đảo Song Tử Tây hẳn sẽ rất ấn tượng với lớp học đặc biệt giữa đảo khơi. Trường lớp, giáo viên tuy khác hẳn so với đất liền nhưng đều chung lý tưởng mang con chữ đến với trẻ em huyện đảo để ươm mầm những thế hệ tương lai đang lớn dần nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
Sĩ số 1, vắng 0
Lớp học nằm ngay trong Ủy ban Nhân dân xã Song Tử Tây, dưới những tán cây phong ba sừng sững, cây bàng vuông xanh thẳm, tiếng học sinh ê a tập đọc vang vọng xen lẫn với tiếng sóng biển ầm ào...
Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy cho con em trên đảo chủ yếu là cán bộ xã kiêm nhiệm. Toàn xã Song Tử Tây chỉ có 7 học sinh nhưng lại được chia thành 5 khối lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nên có lớp chỉ một học sinh. Thậm chí, có lớp sĩ số nhiều nhất là... 2 học sinh.
Anh Đoàn Quốc Thái, quê huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) tình nguyện công tác ở đảo Song Tử Tây từ 3 năm qua. Năm 2008, hưởng ứng lời kêu gọi thanh niên tình nguyện xây dựng biển đảo, để vợ làm Y sĩ ở nhà một mình nơi đất liền khi mới lập gia đình được một năm, anh Thái đăng ký xin đi ra đảo Song Tử Tây nhận nhiệm vụ bí thư Ủy ban Nhân dân xã đảo đồng thời kiêm nhiệm luôn cả làm "thầy giáo".
Nghĩ về thời gian đầu giảng dạy, thầy Thái cho biết: “Nhiều em đến tuổi nhưng vẫn chưa được học mẫu giáo, tập đọc và viết. Công việc xã thì nhàn, các em lại không có giáo viên chính thức dạy vì thế toàn bộ anh em ra đảo với vốn kiến thức sẵn có của mình đã quyết định thành lập lớp học đặc biệt xóa mù chữ cho học sinh trên đảo.”
Vốn không được trang bị kỹ năng nghiệp vụ giảng dạy nên cách truyền đạt và kiến thức để sao cho học sinh dễ hình dung là vấn đề khó khăn nhất đối với các thầy cô giáo ở đây. Hơn nữa, do các lớp phân bố có sự chênh lệch lớn, dạy lớp ghép, trình độ học sinh không đồng đều cũng là những trở ngại không nhỏ đối với các thầy cô giáo.
Lớp học của thầy Thái có lẽ là lớp học đặc biệt nhất trên đất nước. Bởi lẽ chỉ duy nhất một học sinh của lớp 1 và một học sinh của lớp 5. Góc bảng trong lớp có ghi rõ bảng điểm danh “Sĩ số 1, vắng 0”. Nhưng cũng lẽ vì cái đặc biệt đó mà thầy quan tâm đến học sinh của mình nhiều hơn.
Tổng số học sinh ở đây có 7 em, trong đó có hai em học lớp 2, hai em học lớp 3; lớp 1, lớp 4 và lớp 5 mỗi lớp duy nhất chỉ có 1 em!
Nói về những khó khăn trong việc dạy học, thầy Thái kể, cả sáng lẫn chiều, khi dạy tập viết, tập đọc cho học sinh lớp 1, lúc dạy văn, dạy toán cho các em lớp 5 và phải soạn giáo án cho gần 10 môn học.
“Có những đêm thức trắng để soạn giáo án sao cho phù hợp với khả năng học của các em. Nhiều lúc cũng thấy mệt mỏi, nhưng nghĩ đền cảnh các em chăm chỉ học, miệng ê a tập đọc, nét chữ có phần nghệch ngoạc, chưa tròn trịa thì mọi anh em đều cố gắng với mong muốn đem tất cả công sức và kỹ năng cũng như kiến thức truyền tải đến mỗi học sinh,” thầy Thái nói.
Theo thầy Thái, dù thiếu thốn về trang thiết bị và điều kiện dạy học so với đất liền, nhưng với sĩ số học sinh ít nên các thầy cô giáo trên đảo lại có thời gian kèm cặp, giảng bài cụ thể, chi tiết hơn cho các học trò của mình.
Điều đáng mừng nhất với mỗi thầy cô là việc các em học sinh trên đảo tiếp thu kiến thức rất nhanh, hiểu bài giảng tốt và nỗ lực chăm chỉ học.
Nhớ về học sinh của thầy đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên, có em Nguyễn Văn Trung, ban đầu học rất kém và lười, sau một thời gian nhờ có sự kèm cặp, động viên của thầy gióa cùng với sự phối hợp của phụ huynh học sinh, đến nay Trung đã là học sinh khá giỏi và chuẩn bị chuyển vào đất liền học tập...
Thỉnh thoảng có dịp ra đất liền, thầy Thái cũng luôn dành chút thời gian ít ỏi chạy ngược chạy xuôi đến trường lớp mới của các em học sinh cũ đề hỏi han tình hình học tập.
“Nhiều học sinh khi chuyển vào bờ học tập đều không thua kém đất liền. Đó là động lực để những người thầy giáo không chuyên như chúng tôi phấn đấu và cố 'gieo' mầm tương lai,” thấy Thái vui vẻ nói.
Bác sĩ dạy tiếng Anh ở đảo
Cũng giống như thầy Thái, Thượng úy Nguyễn Văn Tùng, làm bác sĩ Quân y Viện 108 công tác trên đảo Song Tử Tây lại dạy các em ở đây mông ngoại ngữ tiếng Anh, vốn là điều lạ lẫm và bỡ ngỡ với nhiều phụ huynh và học sinh nơi đây.
Tốt nghiệp trường đại học Y Hà Nội, tất cả vốn kiến thức tiếng Anh trau dồi qua thấy cô và bạn bè trong quãng thời gian sinh viên đều được bác sĩ Tùng bầy giờ mang ra vận dụng. Nhận lệnh công tác từ tháng 5/2011, khi ra đảo, bác sĩ Tùng thấy các em chưa trang bị ngoại ngữ và không có môn học này trong nội dung chương trình học giống như ở đất liền nên anh đã nảy sinh ý nghĩ để trẻ em tiếp cận ngoại ngữ bắt đầu từ tháng 7.
“Cái khó nhất trong tiếng Anh dạy trẻ em là làm sao để học sinh hình dung ra được nghĩa của ngôn ngữ nước ngoài khi dịch sang tiếng Việt và cách đọc, viết. Vì thế, tất cả giáo án tôi đều cố gắng minh họa bằng các hình vẽ ngộ nghĩnh hay trong chiếc đĩa hoạt hình có dạy học đọc, viết tiếng Anh theo nhịp điệu nhạc... Điều đó làm các em rất háo hức,” thầy Tùng hóm hỉnh kể về quãng thời gian đầu dạy học tiếng Anh.
Thầy Tùng cho biết thêm: "Có trường hợp cá biệt như em Huỳnh Nhật Quang khi về nhà không nhớ cách phát âm tiếng Anh, tối muộn vẫn bắt bố mẹ phải dẫn sang tận nơi thầy ở gõ cửa để thầy chỉ cho cách đọc mới chịu đi ngủ. Sự hiếu học đó chính là giá trị tinh thần vượt lên trên vật chất, cổ vũ, động viên anh em thêm quyết tâm."
Vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thầy Tùng, thầy Thái cũng như các thầy cô giáo khác trên đảo Song Tử Tây này đều rất cảm động khi tất cả học sinh ở các khối tổ chức múa hát và tặng họ những bức tranh ngộ nghĩnh. Cũng bởi ở đảo không có hoa, nhưng các em đã rất sáng tạo nghĩ ra cách rất hay bằng việc mang biểu tượng của đảo là nhành hoa cây bàng vuông được bọc trong lá phong ba sừng sững đứng trước gió bão, sóng biển giống như việc các thầy vượt muôn trùng khơi gieo chữ để tặng những người thầy, cô kính yêu của mình...
Trong ánh nắng chiều buông, tiếng sóng biển ầm ầm vỗ vào cửa sổ, hình bóng các em học sinh đeo khăn quàng đỏ ngồi nghiêm trong lớp, miêng bi bô tập đọc, tập viết những con chữ tròn, đẹp, vẽ những bức tranh về nơi mình sinh sống nơi đảo xa hẳn làm nhiều người ngỡ ngàng vì lẽ hiếu học của thế hệ tương lai và niềm tin bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc./.
Những ai ra đảo Song Tử Tây hẳn sẽ rất ấn tượng với lớp học đặc biệt giữa đảo khơi. Trường lớp, giáo viên tuy khác hẳn so với đất liền nhưng đều chung lý tưởng mang con chữ đến với trẻ em huyện đảo để ươm mầm những thế hệ tương lai đang lớn dần nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
Sĩ số 1, vắng 0
Lớp học nằm ngay trong Ủy ban Nhân dân xã Song Tử Tây, dưới những tán cây phong ba sừng sững, cây bàng vuông xanh thẳm, tiếng học sinh ê a tập đọc vang vọng xen lẫn với tiếng sóng biển ầm ào...
Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy cho con em trên đảo chủ yếu là cán bộ xã kiêm nhiệm. Toàn xã Song Tử Tây chỉ có 7 học sinh nhưng lại được chia thành 5 khối lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nên có lớp chỉ một học sinh. Thậm chí, có lớp sĩ số nhiều nhất là... 2 học sinh.
Anh Đoàn Quốc Thái, quê huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) tình nguyện công tác ở đảo Song Tử Tây từ 3 năm qua. Năm 2008, hưởng ứng lời kêu gọi thanh niên tình nguyện xây dựng biển đảo, để vợ làm Y sĩ ở nhà một mình nơi đất liền khi mới lập gia đình được một năm, anh Thái đăng ký xin đi ra đảo Song Tử Tây nhận nhiệm vụ bí thư Ủy ban Nhân dân xã đảo đồng thời kiêm nhiệm luôn cả làm "thầy giáo".
Nghĩ về thời gian đầu giảng dạy, thầy Thái cho biết: “Nhiều em đến tuổi nhưng vẫn chưa được học mẫu giáo, tập đọc và viết. Công việc xã thì nhàn, các em lại không có giáo viên chính thức dạy vì thế toàn bộ anh em ra đảo với vốn kiến thức sẵn có của mình đã quyết định thành lập lớp học đặc biệt xóa mù chữ cho học sinh trên đảo.”
Vốn không được trang bị kỹ năng nghiệp vụ giảng dạy nên cách truyền đạt và kiến thức để sao cho học sinh dễ hình dung là vấn đề khó khăn nhất đối với các thầy cô giáo ở đây. Hơn nữa, do các lớp phân bố có sự chênh lệch lớn, dạy lớp ghép, trình độ học sinh không đồng đều cũng là những trở ngại không nhỏ đối với các thầy cô giáo.
Lớp học của thầy Thái có lẽ là lớp học đặc biệt nhất trên đất nước. Bởi lẽ chỉ duy nhất một học sinh của lớp 1 và một học sinh của lớp 5. Góc bảng trong lớp có ghi rõ bảng điểm danh “Sĩ số 1, vắng 0”. Nhưng cũng lẽ vì cái đặc biệt đó mà thầy quan tâm đến học sinh của mình nhiều hơn.
Tổng số học sinh ở đây có 7 em, trong đó có hai em học lớp 2, hai em học lớp 3; lớp 1, lớp 4 và lớp 5 mỗi lớp duy nhất chỉ có 1 em!
Nói về những khó khăn trong việc dạy học, thầy Thái kể, cả sáng lẫn chiều, khi dạy tập viết, tập đọc cho học sinh lớp 1, lúc dạy văn, dạy toán cho các em lớp 5 và phải soạn giáo án cho gần 10 môn học.
“Có những đêm thức trắng để soạn giáo án sao cho phù hợp với khả năng học của các em. Nhiều lúc cũng thấy mệt mỏi, nhưng nghĩ đền cảnh các em chăm chỉ học, miệng ê a tập đọc, nét chữ có phần nghệch ngoạc, chưa tròn trịa thì mọi anh em đều cố gắng với mong muốn đem tất cả công sức và kỹ năng cũng như kiến thức truyền tải đến mỗi học sinh,” thầy Thái nói.
Theo thầy Thái, dù thiếu thốn về trang thiết bị và điều kiện dạy học so với đất liền, nhưng với sĩ số học sinh ít nên các thầy cô giáo trên đảo lại có thời gian kèm cặp, giảng bài cụ thể, chi tiết hơn cho các học trò của mình.
Điều đáng mừng nhất với mỗi thầy cô là việc các em học sinh trên đảo tiếp thu kiến thức rất nhanh, hiểu bài giảng tốt và nỗ lực chăm chỉ học.
Nhớ về học sinh của thầy đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên, có em Nguyễn Văn Trung, ban đầu học rất kém và lười, sau một thời gian nhờ có sự kèm cặp, động viên của thầy gióa cùng với sự phối hợp của phụ huynh học sinh, đến nay Trung đã là học sinh khá giỏi và chuẩn bị chuyển vào đất liền học tập...
Thỉnh thoảng có dịp ra đất liền, thầy Thái cũng luôn dành chút thời gian ít ỏi chạy ngược chạy xuôi đến trường lớp mới của các em học sinh cũ đề hỏi han tình hình học tập.
“Nhiều học sinh khi chuyển vào bờ học tập đều không thua kém đất liền. Đó là động lực để những người thầy giáo không chuyên như chúng tôi phấn đấu và cố 'gieo' mầm tương lai,” thấy Thái vui vẻ nói.
Bác sĩ dạy tiếng Anh ở đảo
Cũng giống như thầy Thái, Thượng úy Nguyễn Văn Tùng, làm bác sĩ Quân y Viện 108 công tác trên đảo Song Tử Tây lại dạy các em ở đây mông ngoại ngữ tiếng Anh, vốn là điều lạ lẫm và bỡ ngỡ với nhiều phụ huynh và học sinh nơi đây.
Tốt nghiệp trường đại học Y Hà Nội, tất cả vốn kiến thức tiếng Anh trau dồi qua thấy cô và bạn bè trong quãng thời gian sinh viên đều được bác sĩ Tùng bầy giờ mang ra vận dụng. Nhận lệnh công tác từ tháng 5/2011, khi ra đảo, bác sĩ Tùng thấy các em chưa trang bị ngoại ngữ và không có môn học này trong nội dung chương trình học giống như ở đất liền nên anh đã nảy sinh ý nghĩ để trẻ em tiếp cận ngoại ngữ bắt đầu từ tháng 7.
“Cái khó nhất trong tiếng Anh dạy trẻ em là làm sao để học sinh hình dung ra được nghĩa của ngôn ngữ nước ngoài khi dịch sang tiếng Việt và cách đọc, viết. Vì thế, tất cả giáo án tôi đều cố gắng minh họa bằng các hình vẽ ngộ nghĩnh hay trong chiếc đĩa hoạt hình có dạy học đọc, viết tiếng Anh theo nhịp điệu nhạc... Điều đó làm các em rất háo hức,” thầy Tùng hóm hỉnh kể về quãng thời gian đầu dạy học tiếng Anh.
Thầy Tùng cho biết thêm: "Có trường hợp cá biệt như em Huỳnh Nhật Quang khi về nhà không nhớ cách phát âm tiếng Anh, tối muộn vẫn bắt bố mẹ phải dẫn sang tận nơi thầy ở gõ cửa để thầy chỉ cho cách đọc mới chịu đi ngủ. Sự hiếu học đó chính là giá trị tinh thần vượt lên trên vật chất, cổ vũ, động viên anh em thêm quyết tâm."
Vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thầy Tùng, thầy Thái cũng như các thầy cô giáo khác trên đảo Song Tử Tây này đều rất cảm động khi tất cả học sinh ở các khối tổ chức múa hát và tặng họ những bức tranh ngộ nghĩnh. Cũng bởi ở đảo không có hoa, nhưng các em đã rất sáng tạo nghĩ ra cách rất hay bằng việc mang biểu tượng của đảo là nhành hoa cây bàng vuông được bọc trong lá phong ba sừng sững đứng trước gió bão, sóng biển giống như việc các thầy vượt muôn trùng khơi gieo chữ để tặng những người thầy, cô kính yêu của mình...
Trong ánh nắng chiều buông, tiếng sóng biển ầm ầm vỗ vào cửa sổ, hình bóng các em học sinh đeo khăn quàng đỏ ngồi nghiêm trong lớp, miêng bi bô tập đọc, tập viết những con chữ tròn, đẹp, vẽ những bức tranh về nơi mình sinh sống nơi đảo xa hẳn làm nhiều người ngỡ ngàng vì lẽ hiếu học của thế hệ tương lai và niềm tin bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc./.
Đỗ Hùng (Vietnam+)