Hiện là thời điểm bắt đầu mùa cải táng, xây cất mồ mả nên ở nhiều làng quê Hưng Yên, các khu nghĩa trang sôi động chẳng kém gì công trường.
Không ít nơi đã mọc lên những ngôi mộ xây tốn kém hàng chục triệu đồng, người chết đang lấn dần chỗ ở của người sống khi các ngôi mộ được xây dựng kiên cố, hiện đại không khác gì thành phố của người âm.
Người âm thì "biệt thự" khang trang
Từ nhiều năm nay, nhiều người dân thôn La Tiến, xã Nguyên Hòa (Phù Cừ) đã quen gọi nghĩa địa quê mình là "thành phố âm phủ" La Tiến.
Thôn có hai khu nghĩa trang với cả trăm ngôi mộ đều được "kiên cố hóa" bằng các loại vật liệu đắt tiền. Mộ nào thấp thì hai tầng, cao thì ba tầng, rồi những ngọn tháp cao tới 4-5m được ốp các các loại gạch men cỡ lớn hoặc đá xẻ mang từ Thanh Hóa về; ngoài ra còn trang trí các họa tiết rồng chầu phượng uốn đủ màu.
Đó là chưa kể diện tích cũng phải tương xứng với chiều cao, mỗi ngôi mộ hẹp nhất cũng dăm ba mét vuông, rộng thì tới cả chục m2. Do không quy hoạch nên các dòng họ, gia tộc cứ tự do nhận đất và xây cất tùy theo khả năng, mạnh ai nấy làm. Nhà nào"nhanh chân thì được phần đất vừa rộng vừa đẹp.
"Phú quý sinh lễ nghĩa," ai cũng muốn mồ mả của ông bà tổ tiên mình phải thật khang trang. Vì thế, ngày càng nhiều những ngôi mộ chi phí 20 -30 triệu đồng được cất lên. Một người có thâm niên trong nghề xây mộ ở thôn La Tiến cho hay, ông đã xây không biết bao nhiêu ngôi mộ theo kiến trúc cầu kỳ đắt tiền, có nhiều ngôi mộ trị giá trên dưới 30 triệu đồng. Ngôi nào cũng 2-3 tầng mái, lợp ngói hài đắt tiền, ốp lát đá xẻ, còn đá đỏ coi như đã lỗi thời.
Không riêng ở La Tiến, nhiều nơi khác của Hưng Yên như ở các huyện Kim Động, Tiên Lữ, Khoái Châu, Yên Mỹ..., việc xây cất mồ mả cũng khá tùy tiện. Cảnh tượng hỗn độn xuất hiện ở khắp các nghĩa trang, mộ nọ quay lưng mộ kia, cái dọc, cái ngang, cái chắn trước, cái áp mặt sau lưng. Nhiều ngôi mộ kiểu dáng cầu kỳ, màu sắc lòe loẹt, to lớn sừng sững, đồ sộ nằm rải rác khắp cánh đồng, lấn cả diện tích canh tác.
Nhiều bà con ở Kim Động, Văn Lâm cho biết trước đây ngôi mộ nào sang lắm thì được xây gạch, lát ximăng, to lắm cũng chỉ hơn 1m2. Nhưng vài năm trở lại đây, không ít người làm ăn phát đạt đã tiến hành tu sửa lại mồ mả, những mong được tổ tiên phù hộ thêm phần thịnh vượng. "Con gà tức nhau tiếng gáy," nhiều nhà khác cũng quyết tâm không để mồ mả ông bà tổ tiên mình thua kém. Nhà nọ theo nhà kia thi nhau sửa sang. Do vậy, những ngôi mộ xây về sau ngày càng hoành tráng hơn. Còn những ngôi mộ cũ vốn đã bề thế lại tiếp tục được gia đình, con cháu "tân trang" thêm.
Nhiều gia đình, dù không đủ tiền, nhưng cả dòng họ cũng cố gom góp bằng mọi cách, miễn sao có được mồ to mả đẹp. Trong cuộc chạy đua này đã xảy ra không ít lời ra tiếng vào xung quanh chuyện chọn vị trí, chọn hướng phong thủy, rồi mộ nhà này xây cao, án ngữ mộ của nhà kia... Mâu thuẫn làng xóm bỗng dưng bùng nổ.
Người sống lụp xụp nhà tranh tuềnh toàng
Ông Nguyễn Văn Thanh, người dân huyện Ân Thi bùi ngùi kể, ẩn sau những ngôi mộ bề thế nguy nga là bao câu chuyện cười ra nước mắt. Có những gia đình kinh tế khó khăn, quanh năm đầu tắt mặt tối nhưng vẫn cố thắt lưng buộc bụng dành tiền để xây mồ mả người thân cho thật to đẹp, vì thế mà phải vay nợ ngân hàng.
Có gia đình, dòng họ lại xảy ra mẫu thuẫn vì khi xây cất mồ mả, lẽ ra tiền đóng góp phải tùy tâm hoặc theo điều kiện, hoàn cảnh nhưng lại "bổ đều theo suất đinh" nên không ít nhà nghèo phải cắn răng đi vay lãi, sinh ra hậm hực, mâu thuẫn.
Thậm chí có hộ cả đời sống trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, nhưng vẫn phải cố xây cho được ngôi mộ tốn kém cả vài chục triệu đồng.
Một người dân La Tiến cũng tâm sự, dù phải vay ngân hàng, nhưng nhiều gia đình trong làng vẫn cố gắng làm cho các cụ "ngôi biệt thự" thật khang trang, dẫu chính nhà mình đang sống thì 30 năm không sửa, lụp xụp, xuống cấp.
Ở vùng quê đất chật người đông như Hưng Yên lại vào thời buổi "tấc đất, tấc vàng," chỗ dành cho người sống vốn đã khó khăn, vậy mà "thành phố của người âm" vẫn đang ngày càng được mở rộng hơn. Một cụ già ở Nguyên Hòa lo xa, cứ đà này thì việc xây cất mồ mả sẽ không dừng lại ở chuyện tốn kém, lãng phí về vật chất. Chỉ mươi năm nữa, các thế hệ sau sẽ sinh sống ra sao nếu những ngôi mộ đồ sộ, kiên cố vẫn tiếp tục lấn chỗ của người sống?./.
Không ít nơi đã mọc lên những ngôi mộ xây tốn kém hàng chục triệu đồng, người chết đang lấn dần chỗ ở của người sống khi các ngôi mộ được xây dựng kiên cố, hiện đại không khác gì thành phố của người âm.
Người âm thì "biệt thự" khang trang
Từ nhiều năm nay, nhiều người dân thôn La Tiến, xã Nguyên Hòa (Phù Cừ) đã quen gọi nghĩa địa quê mình là "thành phố âm phủ" La Tiến.
Thôn có hai khu nghĩa trang với cả trăm ngôi mộ đều được "kiên cố hóa" bằng các loại vật liệu đắt tiền. Mộ nào thấp thì hai tầng, cao thì ba tầng, rồi những ngọn tháp cao tới 4-5m được ốp các các loại gạch men cỡ lớn hoặc đá xẻ mang từ Thanh Hóa về; ngoài ra còn trang trí các họa tiết rồng chầu phượng uốn đủ màu.
Đó là chưa kể diện tích cũng phải tương xứng với chiều cao, mỗi ngôi mộ hẹp nhất cũng dăm ba mét vuông, rộng thì tới cả chục m2. Do không quy hoạch nên các dòng họ, gia tộc cứ tự do nhận đất và xây cất tùy theo khả năng, mạnh ai nấy làm. Nhà nào"nhanh chân thì được phần đất vừa rộng vừa đẹp.
"Phú quý sinh lễ nghĩa," ai cũng muốn mồ mả của ông bà tổ tiên mình phải thật khang trang. Vì thế, ngày càng nhiều những ngôi mộ chi phí 20 -30 triệu đồng được cất lên. Một người có thâm niên trong nghề xây mộ ở thôn La Tiến cho hay, ông đã xây không biết bao nhiêu ngôi mộ theo kiến trúc cầu kỳ đắt tiền, có nhiều ngôi mộ trị giá trên dưới 30 triệu đồng. Ngôi nào cũng 2-3 tầng mái, lợp ngói hài đắt tiền, ốp lát đá xẻ, còn đá đỏ coi như đã lỗi thời.
Không riêng ở La Tiến, nhiều nơi khác của Hưng Yên như ở các huyện Kim Động, Tiên Lữ, Khoái Châu, Yên Mỹ..., việc xây cất mồ mả cũng khá tùy tiện. Cảnh tượng hỗn độn xuất hiện ở khắp các nghĩa trang, mộ nọ quay lưng mộ kia, cái dọc, cái ngang, cái chắn trước, cái áp mặt sau lưng. Nhiều ngôi mộ kiểu dáng cầu kỳ, màu sắc lòe loẹt, to lớn sừng sững, đồ sộ nằm rải rác khắp cánh đồng, lấn cả diện tích canh tác.
Nhiều bà con ở Kim Động, Văn Lâm cho biết trước đây ngôi mộ nào sang lắm thì được xây gạch, lát ximăng, to lắm cũng chỉ hơn 1m2. Nhưng vài năm trở lại đây, không ít người làm ăn phát đạt đã tiến hành tu sửa lại mồ mả, những mong được tổ tiên phù hộ thêm phần thịnh vượng. "Con gà tức nhau tiếng gáy," nhiều nhà khác cũng quyết tâm không để mồ mả ông bà tổ tiên mình thua kém. Nhà nọ theo nhà kia thi nhau sửa sang. Do vậy, những ngôi mộ xây về sau ngày càng hoành tráng hơn. Còn những ngôi mộ cũ vốn đã bề thế lại tiếp tục được gia đình, con cháu "tân trang" thêm.
Nhiều gia đình, dù không đủ tiền, nhưng cả dòng họ cũng cố gom góp bằng mọi cách, miễn sao có được mồ to mả đẹp. Trong cuộc chạy đua này đã xảy ra không ít lời ra tiếng vào xung quanh chuyện chọn vị trí, chọn hướng phong thủy, rồi mộ nhà này xây cao, án ngữ mộ của nhà kia... Mâu thuẫn làng xóm bỗng dưng bùng nổ.
Người sống lụp xụp nhà tranh tuềnh toàng
Ông Nguyễn Văn Thanh, người dân huyện Ân Thi bùi ngùi kể, ẩn sau những ngôi mộ bề thế nguy nga là bao câu chuyện cười ra nước mắt. Có những gia đình kinh tế khó khăn, quanh năm đầu tắt mặt tối nhưng vẫn cố thắt lưng buộc bụng dành tiền để xây mồ mả người thân cho thật to đẹp, vì thế mà phải vay nợ ngân hàng.
Có gia đình, dòng họ lại xảy ra mẫu thuẫn vì khi xây cất mồ mả, lẽ ra tiền đóng góp phải tùy tâm hoặc theo điều kiện, hoàn cảnh nhưng lại "bổ đều theo suất đinh" nên không ít nhà nghèo phải cắn răng đi vay lãi, sinh ra hậm hực, mâu thuẫn.
Thậm chí có hộ cả đời sống trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, nhưng vẫn phải cố xây cho được ngôi mộ tốn kém cả vài chục triệu đồng.
Một người dân La Tiến cũng tâm sự, dù phải vay ngân hàng, nhưng nhiều gia đình trong làng vẫn cố gắng làm cho các cụ "ngôi biệt thự" thật khang trang, dẫu chính nhà mình đang sống thì 30 năm không sửa, lụp xụp, xuống cấp.
Ở vùng quê đất chật người đông như Hưng Yên lại vào thời buổi "tấc đất, tấc vàng," chỗ dành cho người sống vốn đã khó khăn, vậy mà "thành phố của người âm" vẫn đang ngày càng được mở rộng hơn. Một cụ già ở Nguyên Hòa lo xa, cứ đà này thì việc xây cất mồ mả sẽ không dừng lại ở chuyện tốn kém, lãng phí về vật chất. Chỉ mươi năm nữa, các thế hệ sau sẽ sinh sống ra sao nếu những ngôi mộ đồ sộ, kiên cố vẫn tiếp tục lấn chỗ của người sống?./.
Mai Ngoan (TTXVN/Vietnam+)