Trang mạng eurasiareview.com đưa tin, khi một tổ chức quân sự thực hiện một chương trình hiện đại hóa, đương nhiên họ hy vọng rằng các hệ thống vũ khí mới (cùng với các công nghệ tiên tiến) sẽ “tốt hơn” các hệ thống vũ khí sắp “nghỉ hưu.”
Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra là ý nghĩa thực sự của từ “tốt hơn” là gì? Trong bối cảnh những hệ thống vũ khí này ngày càng trở nên đắt đỏ và nguồn tài nguyên công khan hiếm đang bị sử dụng cạn kiệt cho một một tổ chức quân sự - và những ưu tiên chi tiêu hàng đầu khác của quốc gia bị cắt giảm, chẳng hạn như trong lĩnh vực giáo dục, y tế và phát triển cơ sở hạ tầng - câu hỏi trên cần có câu trả lời thuyết phục.
Hệ thống vũ khí “tốt hơn”
Trong bối cảnh chức năng quan trọng của bất kỳ tổ chức quân sự nào đều là nhằm bảo vệ nhà nước trước các mối đe dọa từ bên ngoài, đôi khi liên quan đến sự tồn tại của con người, mong muốn có được các hệ thống vũ khí “tốt hơn” mang tính trực giác và cần thiết.
Tuy nhiên, cách những hệ thống vũ khí này đóng góp cho tổ chức quân sự có thể hiện thực hóa chức năng của hệ thống lại có sự khác biệt từ thời chiến đến thời bình.
Một tổ chức quân sự thời bình muốn ngăn chặn đối thủ của mình kích động các chiến dịch quân sự thù địch chống lại nhà nước của họ.
Trong khi đó, một tổ chức quân sự thời chiến tìm cách đạt được bước tiến quân sự chiến lược đối với kẻ thù. Tuy nhiên, cả sự thành công trong việc ngăn chặn lẫn thành công chiến lược đều là những khái niệm có vấn đề.
Để ngăn chặn kẻ thù kích hoạt các hành động chiến tranh thù địch hoặc đánh bại một kẻ thù trong cuộc chiến, điều mà một tổ chức quân sự đều cần là mình phải “tốt hơn” kẻ thù hoặc đối địch của mình.
Thông thường, điều kiện tốt hơn này được đo bằng thước đo khả năng gây sát thương. Và sự khác biệt giữa tổ chức quân sự thời bình và tổ chức quân sự thời chiến là trong thời bình, vấn đề sát thương chỉ mang tính tiềm tàng, trong khi ở thời chiến, vấn đề sát thương mang tính thực tế.
Khả năng sát thương là gì?
Khả năng gây sát thương được quyết định bởi hàng loạt đặc tính thứ cấp. Khả năng sống sót là quan trọng vì nếu hệ thống vũ khí của bạn có khả năng sống sót cao hơn so với những hệ thống vũ khí của kẻ thù, điều đó có nghĩa là tổ chức quân sự của bạn có thể gây sát thương hơn so với tổ chức đối địch.
[Liên minh châu Âu mắc kẹt giữa 'hai làn hỏa lực' Mỹ-Nga]
Trong thế kỷ mạng máy tính và các hoạt động quân sự chung, việc kết nối dữ liệu và băng thông rộng cũng là những tính toán quan trọng.
Lý do là những tính toán này cho phép tổ chức quân sự loại bỏ được các đối thủ truyền thống và hoạt động như một thực thể đơn lẻ, gắn kết và để chiến đấu với các lực lượng thù địch với bất kỳ hệ thống vũ khí sẵn có nào, trên không, trên mặt đất hoặc trên biển.
Khả năng phán đoán chính xác và xác định mục tiêu chính xác cũng quan trọng vì những năng lực này cho phép bạn “phát hiện” kẻ thù của mình đầu tiên và dùng hỏa lực sát thương để chống lại kẻ thù, với độ chính xác lớn hơn trước khi kẻ thù có thể “phát hiện” bạn. Đây là một tính toán quan trọng trong bối cảnh chi phí cho các hệ thống vũ khí hiện đại ngày càng gia tăng.
Ngăn chặn và đánh bại kẻ thù
Đối với những tổ chức quân sự không sở hữu hạt nhân, khả năng tiến hành và thắng một cuộc chiến trước một kẻ thù giả định là trọng tâm đối với chức năng thời bình của tổ chức này trong việc ngăn chặn kẻ địch phát động các hành động quân sự thù địch.
Việc ngăn chặn diễn ra khi một đối thủ tính toán rằng thiệt hại gây ra bởi phát động các hành động quân sự sẽ lớn hơn lợi ích có thể đạt được.
Trong địa hạt hạt nhân, vấn đề chi phí lại rất rõ ràng và không thể lầm lẫn: Hình ảnh đám mây hạt nhân hình nấm gây ra một tranh cãi mạnh mẽ rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân chỉ khiến cả hai đều thua cuộc, không ai giành chiến thắng.
Tuy nhiên, trong địa hạt phi hạt nhân, chi phí được quyết định bởi việc kẻ thù không thể đạt được mục tiêu kết thúc thành công chiến dịch quân sự như mong muốn. Chính khả năng kiềm chế đối thủ đạt được mục tiêu này tạo nên khả năng ngăn chặn.
Sát thương không phải là sự hiệu quả chiến lược
Nếu tính hiệu quả chiến lược được hiểu là khả năng đạt được giai đoạn chiến dịch quân sự cuối cùng như mong muốn, khả năng giành chiến thắng cuộc chiến, tính hiệu quả chiến lược không nhất thiết xuất phát từ khả năng tiến hành chiến tranh. Mà chính khả năng sát thương thúc đẩy khả năng phát động cuộc chiến.
Lịch sử chiến tranh có nhiều minh chứng cho thấy một tổ chức quân sự có sức mạnh hơn và có khả năng gây sát thương cao hơn chưa chắc đã có tính hiệu quả chiến lược.
Do đó, khi một tổ chức quân sự tiến hành chương trình hiện đại hóa, có thể họ kỳ vọng rằng các hệ thống vũ khí mới sẽ “tốt hơn” các hệ thống vũ khí sẽ được thay thế, nhưng trên thực tế, chỉ có thể kỳ vọng rằng tổ chức quân sự này, một khi được hiện đại hóa, sẽ có khả năng gây sát thương cao hơn tổ chức cũ, chứ không nên hy vọng tổ chức quân sự này sẽ có tính hiệu quả chiến lược hơn./.