Những “Suy nghĩ vẩn vơ của kẻ nhàn rỗi” từ thế kỷ trước

Tất cả những gì tôi có thể gợi ý là khi bạn cảm thấy mệt mỏi vì đọc ‘một trăm cuốn sách để đời,’ có thể bạn sẽ cầm lấy cuốn sách này trong nửa giờ thôi. Đó sẽ là một sự thay đổi đấy,” tác giả viết.
Tác giả Jerome Klapka Jerome.

“Ngày nay, những gì độc giả đòi hỏi trong một cuốn sách là nó cần phải mở mang kiến thức, đưa ra chỉ dẫn và khích lệ. Cuốn sách này chẳng khích lệ nổi một… con bò. Tôi không thể nhiệt thành đề xuất nó cho bất kỳ mục đích hữu ích nào. Tất cả những gì tôi có thể gợi ý là khi bạn cảm thấy mệt mỏi vì đọc ‘một trăm cuốn sách để đời,’ có thể bạn sẽ cầm lấy cuốn sách này trong nửa giờ thôi. Đó sẽ là một sự thay đổi đấy!”

Nhà văn người Anh Jerome Klapka Jerome đã “hứa hẹn” với độc giả như vậy khi họ cầm trên tay cuốn sách “Suy nghĩ vẩn vơ của kẻ nhàn rỗi.”

Cuốn sách tập hợp 14 bài viết vốn là những tiểu luận được đăng trên tạp chí Home Chimes, bàn về nhiều chủ đề khác nhau như: “Yêu đương,” “Thói phù phiếm và những điều tự phụ,” “Quần áo và cách cư xử,” “Trí nhớ”...

Tất cả đều được nhìn ở góc độ của một kẻ nhàn rỗi - người đang trong thời gian nghỉ dưỡng, trị bệnh, ngẫm nghĩ về cuộc sống để không thấy mình vô dụng.

Jerome Klapka Jerome vốn là một diễn viên hài. Bởi thế, người đọc không mấy ngạc nhiên khi ông viết “Suy nghĩ vẩn vơ của kẻ nhàn rỗi” bằng một giọng điệu trào phúng với những quan sát, so sánh hài hước nhưng không kém phần tinh tế, sâu sắc, triết lý.

Bản dịch tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn học và Công ty Cổ phần Sách Văn Việt phát hành. (Ảnh: Văn Việt Books)

“Có rất nhiều kẻ lười nhác và rất nhiều người chậm chạp, nhưng một kẻ rỗi hơi thiên tài thì đúng là của hiếm. Đó không phải là người thõng vai với hai tay đút túi. Ngược lại, đặc điểm đáng chú ý nhất của người đó là: anh ta luôn cực kỳ bận rộn,” tác giả viết.

Cuốn sách ra mắt độc giả vào năm 1886. Bản dịch tiếng Việt “Suy nghĩ vẩn vơ của kẻ nhàn rỗi” do dịch giả Nguyễn Xuân Hồng chuyển ngữ, Nhà xuất bản Văn học và Công ty Cổ phần Sách Văn Việt phát hành./.

Jerome Klapka Jerome (1859-1927) từng làm nhiều nghề như: thư ký, viết báo, giáo viên, diễn viên hài. Tuy nhiên, viết văn mới là lĩnh vực thành công nhất và mang lại danh tiếng tại nhiều quốc gia cho ông.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục