Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan
Từ ngày 4-6/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 48 (AMM 48) và các hội nghị liên quan với các Đối tác đã diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước thành viên ASEAN, đại diện đến từ 29 quốc gia và Tổng Thư ký ASEAN.
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.
Các bộ trưởng ASEAN đã thông qua Thông cáo chung khẳng định sự đoàn kết nhất trí trong việc hiện thực hóa Cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm nay và giải quyết các vấn đề của khu vực cũng như các vấn đề toàn cầu.
Thông cáo chung AMM 48 với các chính sách và định hướng tương lai cho ASEAN dựa trên ba trụ cột chính: An ninh-Chính trị, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội. Bên cạnh Thông cáo chung, các hội nghị cũng đã ra các Tuyên bố chủ tịch của Hội nghị ASEAN+3, Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á, Diễn đàn khu vực ARF và các Hội nghị ASEAN + 1.
Về vấn đề Biển Đông, các bộ trưởng bày tỏ quan ngại đối với các diễn biến gần đây trên thực địa, ghi nhận quan ngại sâu sắc của một số bộ trưởng đối với hoạt động tôn tạo bồi đắp ở Biển Đông, gây xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể phương hại đến hòa bình an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh (ngoài cùng bên phải) và các trưởng đoàn chụp ảnh chung tại Phiên họp hẹp AMM 48. (Ảnh: Kim Dung/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 ra Thông cáo chung
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.
Các bộ trưởng ASEAN đã thông qua Thông cáo chung khẳng định sự đoàn kết nhất trí trong việc hiện thực hóa Cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm nay và giải quyết các vấn đề của khu vực cũng như các vấn đề toàn cầu.
Thông cáo chung AMM 48 với các chính sách và định hướng tương lai cho ASEAN dựa trên ba trụ cột chính: An ninh-Chính trị, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội. Bên cạnh Thông cáo chung, các hội nghị cũng đã ra các Tuyên bố chủ tịch của Hội nghị ASEAN+3, Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á, Diễn đàn khu vực ARF và các Hội nghị ASEAN + 1.
Về vấn đề Biển Đông, các bộ trưởng bày tỏ quan ngại đối với các diễn biến gần đây trên thực địa, ghi nhận quan ngại sâu sắc của một số bộ trưởng đối với hoạt động tôn tạo bồi đắp ở Biển Đông, gây xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể phương hại đến hòa bình an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Xem thêm tại đây: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 ra Thông cáo chung
Nhật Bản tổ chức lễ tưởng niệm 70 năm thảm họa bom nguyên tử
Ngày 9/8, chính quyền thành phố Nagasaki đã tổ chức lễ tưởng niệm 70 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này làm hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Các hoạt động tưởng niệm diễn ra tại Công viên Hòa bình, với sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy và hàng nghìn người dân.
Các nhà thờ trong thành phố đã đồng loạt rung chuông để những người còn sống sót, người thân của các nạn nhân và những người khác cùng nhớ lại thảm họa đau thương này.
Trước đó, thành phố Hiroshima cũng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này sáng 6/8.
Vào hồi 8 giờ 15 ngày 6/8/1945, một quả bom nguyên tử đã nổ bên trên thành phố Hiroshima, cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người tính đến cuối năm đó. Quả bom thứ hai đã được thả xuống Nagasaki vào ngày 9/8/1945 làm khoảng 74.000 người thiệt mạng, và Nhật Bản đã đầu hàng sau đó sáu ngày, chính thức chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cầu nguyện cho các nạn nhân thảm họa bom nguyên tử tại Công viên Hòa bình thành phố Nagasaki. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Nagasaki tổ chức lễ tưởng niệm 70 năm thảm họa bom nguyên tử
Các hoạt động tưởng niệm diễn ra tại Công viên Hòa bình, với sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy và hàng nghìn người dân.
Các nhà thờ trong thành phố đã đồng loạt rung chuông để những người còn sống sót, người thân của các nạn nhân và những người khác cùng nhớ lại thảm họa đau thương này.
Trước đó, thành phố Hiroshima cũng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này sáng 6/8.
Vào hồi 8 giờ 15 ngày 6/8/1945, một quả bom nguyên tử đã nổ bên trên thành phố Hiroshima, cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người tính đến cuối năm đó. Quả bom thứ hai đã được thả xuống Nagasaki vào ngày 9/8/1945 làm khoảng 74.000 người thiệt mạng, và Nhật Bản đã đầu hàng sau đó sáu ngày, chính thức chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Xem thêm tại đây: Nagasaki tổ chức lễ tưởng niệm 70 năm thảm họa bom nguyên tử
Tiếp tục thu được các mảnh vỡ nghi của máy bay MH370 ở Reunion
Ngày 6/8, các chuyên gia Malaysia cho biết đã thu thập được mảnh cửa sổ máy bay, nệm ghế cùng nhiều mảnh vỡ khác nghi là của MH370 từ đảo Reunion ở Ấn Độ Dương.
Những mảnh vỡ này cũng đã được chuyển giao cho các nhà điều tra Pháp để tiến hành kiểm tra xem nó có phải thuộc về chiếc Boeing 777 bị mất tích hay không.
Trước đó, trong cuộc họp báo rạng sáng 6/8, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã chính thức xác nhận mảnh vỡ được tìm thấy gần đảo Reunion thuộc Pháp ở Nam Ấn Độ Dương hôm 29/7 là từ chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines, mất tích ngày 8/3/2014.
Đây được xem là bước đột phá trong nỗ lực tìm kiếm MH370 suốt 17 tháng qua của các lực lượng quốc tế, mở ra hy vọng tìm ra sự thật về nguyên nhân một trong những vụ mất tích bí ẩn nhất trong lịch sử ngành hàng không.
Xem thêm tại đây: Pháp bắt đầu tìm kiếm các mảnh vỡ MH370 ở ngoài khơi Reunion
Những mảnh vỡ này cũng đã được chuyển giao cho các nhà điều tra Pháp để tiến hành kiểm tra xem nó có phải thuộc về chiếc Boeing 777 bị mất tích hay không.
Trước đó, trong cuộc họp báo rạng sáng 6/8, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã chính thức xác nhận mảnh vỡ được tìm thấy gần đảo Reunion thuộc Pháp ở Nam Ấn Độ Dương hôm 29/7 là từ chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines, mất tích ngày 8/3/2014.
Đây được xem là bước đột phá trong nỗ lực tìm kiếm MH370 suốt 17 tháng qua của các lực lượng quốc tế, mở ra hy vọng tìm ra sự thật về nguyên nhân một trong những vụ mất tích bí ẩn nhất trong lịch sử ngành hàng không.
Xem thêm tại đây: Pháp bắt đầu tìm kiếm các mảnh vỡ MH370 ở ngoài khơi Reunion
Mỹ công bố kế hoạch chống biến đổi khí hậu mới
Ngày 3/8, nhằm hiện thực hóa những cam kết về bảo vệ môi trường, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch chống biến đổi khí hậu mới, với mục tiêu cắt giảm mạnh lượng khí thải carbon từ các nhà máy điện của Mỹ.
Bản kế hoạch này gồm các điều luật và quy định về vấn đề gây ô nhiễm của các nhà máy điện của Mỹ, lần đầu tiên đã đặt ra các giới hạn về lượng khí thải carbon của các nhà máy này. Theo đó, đến năm 2030, các nhà máy phải giảm 32% lượng khí thải CO2 so với mức năm 2005.
Bên cạnh yêu cầu cắt giảm mạnh mẽ khí thải đối với các nhà máy điện, bản kế hoạch mới của Nhà Trắng cũng khuyến khích chuyển sang sử dụng năng lượng có thể tái tạo, hối thúc đầu tư mạnh hơn nữa vào năng lượng gió và Mặt Trời, với mục tiêu tăng lượng điện sản xuất bằng năng lượng sạch lên 28% tổng lượng điện của Mỹ từ mức dưới 10% hiện nay.
Các nhà máy điện "đóng góp" khoảng 40% lượng khí thải CO2 của Mỹ, dù hiện tại khí đốt tự nhiên đã dần trở nên phổ biến, hàng trăm nhà máy nhiệt điện sử dụng than vẫn cung cấp tới 37% lượng điện của Mỹ, trên cả khí tự nhiên và năng lượng hạt nhân.
Xem thêm tại đây: Tổng thống Mỹ Obama thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Bản kế hoạch này gồm các điều luật và quy định về vấn đề gây ô nhiễm của các nhà máy điện của Mỹ, lần đầu tiên đã đặt ra các giới hạn về lượng khí thải carbon của các nhà máy này. Theo đó, đến năm 2030, các nhà máy phải giảm 32% lượng khí thải CO2 so với mức năm 2005.
Bên cạnh yêu cầu cắt giảm mạnh mẽ khí thải đối với các nhà máy điện, bản kế hoạch mới của Nhà Trắng cũng khuyến khích chuyển sang sử dụng năng lượng có thể tái tạo, hối thúc đầu tư mạnh hơn nữa vào năng lượng gió và Mặt Trời, với mục tiêu tăng lượng điện sản xuất bằng năng lượng sạch lên 28% tổng lượng điện của Mỹ từ mức dưới 10% hiện nay.
Các nhà máy điện "đóng góp" khoảng 40% lượng khí thải CO2 của Mỹ, dù hiện tại khí đốt tự nhiên đã dần trở nên phổ biến, hàng trăm nhà máy nhiệt điện sử dụng than vẫn cung cấp tới 37% lượng điện của Mỹ, trên cả khí tự nhiên và năng lượng hạt nhân.
Xem thêm tại đây: Tổng thống Mỹ Obama thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Dấu hiệu rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo phiến quân Taliban
Ngày 4/8, Tayeb Agha, người đứng đầu văn phòng chính trị của phiến quân Taliban tại Qatar, đã tuyên bố từ chức.
Động thái này cho thấy sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo của lực lượng phiến quân Taliban trong quá trình chuyển giao quyền lực.
Trước đó hôm 31/7 vừa qua, Mullah Akhtar Mansour đã được phong làm thủ lĩnh Taliban sau khi Mullah Omar được xác nhận đã qua đời.
Tuy nhiên, mâu thuẫn nội bộ đã ngay lập tức nảy sinh giữa Mansour với những nhân vật không chấp nhận quyết định bổ nhiệm tân thủ lĩnh này.
Điều đó đã tạo ra cuộc khủng hoảng lãnh đạo lớn nhất của Taliban trong những năm gần đây và có thể dẫn đến nguy cơ chia rẽ bè phái.
Xem thêm tại đây: Gia đình của Mullar Omar bất mãn với tân thủ lĩnh Taliban
Động thái này cho thấy sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo của lực lượng phiến quân Taliban trong quá trình chuyển giao quyền lực.
Trước đó hôm 31/7 vừa qua, Mullah Akhtar Mansour đã được phong làm thủ lĩnh Taliban sau khi Mullah Omar được xác nhận đã qua đời.
Tuy nhiên, mâu thuẫn nội bộ đã ngay lập tức nảy sinh giữa Mansour với những nhân vật không chấp nhận quyết định bổ nhiệm tân thủ lĩnh này.
Điều đó đã tạo ra cuộc khủng hoảng lãnh đạo lớn nhất của Taliban trong những năm gần đây và có thể dẫn đến nguy cơ chia rẽ bè phái.
Xem thêm tại đây: Gia đình của Mullar Omar bất mãn với tân thủ lĩnh Taliban
Thị trường chứng khoán Hy Lạp chính thức mở cửa trở lại
Ngày 3/8, thị trường chứng khoán Hy Lạp đã mở cửa trở lại sau 5 tuần đóng cửa do tác động của khủng hoảng nợ.
Chỉ vài phút sau khi mở cửa lại, chỉ số ATHEX đã giảm tới hơn 22% so với thời điểm đóng cửa hôm 26/6 vừa qua.
Các ngân hàng lớn của Hy Lạp chịu thiệt hại nặng nề nhất khi các cổ phiểu ngân hàng giảm tới 30%.
Thị trường chứng khoán Athens chính thức phải đóng cửa từ hôm 29/6 vừa qua cùng lúc chính quyền của Thủ tướng Alexis Tsipras phải ra lệnh đóng cửa các ngân hàng, hạn chế người dân rút tiền ồ ạt và kiểm soát các luồng vốn trên thị trường nội địa.
Xem thêm tại đây: Thị trường chứng khoán Hy Lạp lao dốc ngày thứ 3 liên tiếp
Chỉ vài phút sau khi mở cửa lại, chỉ số ATHEX đã giảm tới hơn 22% so với thời điểm đóng cửa hôm 26/6 vừa qua.
Các ngân hàng lớn của Hy Lạp chịu thiệt hại nặng nề nhất khi các cổ phiểu ngân hàng giảm tới 30%.
Thị trường chứng khoán Athens chính thức phải đóng cửa từ hôm 29/6 vừa qua cùng lúc chính quyền của Thủ tướng Alexis Tsipras phải ra lệnh đóng cửa các ngân hàng, hạn chế người dân rút tiền ồ ạt và kiểm soát các luồng vốn trên thị trường nội địa.
Xem thêm tại đây: Thị trường chứng khoán Hy Lạp lao dốc ngày thứ 3 liên tiếp
Iran có thể khai thác 10 tấn vàng mỗi năm sau khi thăm dò
Phó Giám đốc Tổ chức thăm dò khoáng sản địa chất Iran Behrooz Borna cho biết các cuộc thăm dò gần đây đã xác định 1.200 khu vực tiềm năng có thể tìm thấy vàng.
Trữ lượng vàng được kiểm chứng khắp Iran ước khoảng 340 tấn. Dự kiến sau khi hoàn thành các dự án thăm dò, sản lượng vàng của Iran sẽ đạt 10 tấn/năm.
Sản lượng vàng hiện nay của Iran đã tăng lên 3 tấn mỗi năm, so với khoảng 230 kg/năm một thập kỷ trước đó.
Dựa trên số liệu thống kê từ cuối tài khóa của Iran (kết thúc vào ngày 20/3), đã có 20 khu vực có nhiều vàng và 24 mỏ vàng ở trong nước. Hiện có 15 mỏ vàng hoạt động, trong khi mỏ khác đang được trang bị để có thể đi vào hoạt động.
Xem thêm tại đây: Iran có thể khai thác 10 tấn vàng mỗi năm sau khi thăm dò
Trữ lượng vàng được kiểm chứng khắp Iran ước khoảng 340 tấn. Dự kiến sau khi hoàn thành các dự án thăm dò, sản lượng vàng của Iran sẽ đạt 10 tấn/năm.
Sản lượng vàng hiện nay của Iran đã tăng lên 3 tấn mỗi năm, so với khoảng 230 kg/năm một thập kỷ trước đó.
Dựa trên số liệu thống kê từ cuối tài khóa của Iran (kết thúc vào ngày 20/3), đã có 20 khu vực có nhiều vàng và 24 mỏ vàng ở trong nước. Hiện có 15 mỏ vàng hoạt động, trong khi mỏ khác đang được trang bị để có thể đi vào hoạt động.
Xem thêm tại đây: Iran có thể khai thác 10 tấn vàng mỗi năm sau khi thăm dò
Pháp bí mật chuyển cho Nga 1,1 tỷ euro bồi thường vụ Mistral
Pháp đã chuyển cho Nga hơn 1,1 tỷ euro để chấm dứt hợp đồng cung cấp hai tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral.
Số tiền này được chuyển bí mật trong bối cảnh các tài khoản của Nga bị phong tỏa tại Pháp.
Số tiền trên bao gồm mọi rủi ro và chi phí liên quan tới việc tháo dỡ các thiết bị của Nga trên con tàu. Theo thỏa thuận, cả hai tàu Vladivostok và Sevastopol sẽ thuộc về Pháp.
Chính phủ Nga lo ngại các khoản tiền bồi thường có thể bị phong tỏa vì vụ Yukos, vì vậy việc chuyển tiền được thực hiện "bí mật." Tiền đã được chuyển vào tài khoản của một trong các ngân hàng Nga.
Xem thêm tại đây: Những quốc gia nào đủ tiềm lực mua lại tàu chiến Mistral của Pháp?
Số tiền này được chuyển bí mật trong bối cảnh các tài khoản của Nga bị phong tỏa tại Pháp.
Số tiền trên bao gồm mọi rủi ro và chi phí liên quan tới việc tháo dỡ các thiết bị của Nga trên con tàu. Theo thỏa thuận, cả hai tàu Vladivostok và Sevastopol sẽ thuộc về Pháp.
Chính phủ Nga lo ngại các khoản tiền bồi thường có thể bị phong tỏa vì vụ Yukos, vì vậy việc chuyển tiền được thực hiện "bí mật." Tiền đã được chuyển vào tài khoản của một trong các ngân hàng Nga.
Xem thêm tại đây: Những quốc gia nào đủ tiềm lực mua lại tàu chiến Mistral của Pháp?
Siêu bão Soudelor hoành hành tại Đài Loan, ít nhất 6 người thiệt mạng
Ít nhất 6 người đã thiệt mạng, 4 người mất tích và 102 người bị thương kể từ khi bão Soudelor đổ bộ vào huyện Hoa Liên, Đài Loan (Trung Quốc) vào rạng sáng 8/8.
Bão đã gây ra tình trạng mất điện ảnh hưởng đến hơn 3 triệu hộ gia đình, sự cố mất điện lớn nhất do bão trong lịch sử đảo này.
Bão Soudelor có sức gió 137 km/giờ và mạnh nhất lên tới 173 km/giờ. Vùng biển phía Đông đảo đã ghi nhận các đợt sóng cao tới 8-11m.
Toàn bộ các trường học và cơ quan, sân bay tại khu vực này đều đóng cửa trong ngày 8/8. Hệ thống đường sắt cũng đã đình chỉ hoạt động từ chiều 7/8.
Xem thêm tại đây: Sau Đài Loan, siêu bão Soudelor tiếp tục càn quét Trung Quốc
Bão đã gây ra tình trạng mất điện ảnh hưởng đến hơn 3 triệu hộ gia đình, sự cố mất điện lớn nhất do bão trong lịch sử đảo này.
Bão Soudelor có sức gió 137 km/giờ và mạnh nhất lên tới 173 km/giờ. Vùng biển phía Đông đảo đã ghi nhận các đợt sóng cao tới 8-11m.
Toàn bộ các trường học và cơ quan, sân bay tại khu vực này đều đóng cửa trong ngày 8/8. Hệ thống đường sắt cũng đã đình chỉ hoạt động từ chiều 7/8.
Xem thêm tại đây: Sau Đài Loan, siêu bão Soudelor tiếp tục càn quét Trung Quốc
Apple Music có 11 triệu người theo dõi sau 1 tháng ra mắt
Chỉ 1 tháng sau khi ra mắt dịch vụ âm nhạc trực tuyến mới, đã có 11 triệu người đăng ký theo dõi sử dụng phiên bản dùng thử của Apple Music.
Con số này thậm chí còn vượt xa kỳ vọng của công ty khi chỉ đặt ra mục tiêu 2 triệu người đăng ký cho phiên bản gia đình và 9 triệu người đăng ký bản cá nhân.
Apple Music hiện nay đang là phiên bản dùng thử ba tháng và sau đó bắt đầu từ tháng 10, dịch vụ này thu phí 9,99 USD mỗi tháng nếu người dùng muốn tiếp tục nghe các ca khúc trực tuyến mới nhất.
Mặc dù nhận được nhiều lời khen nhưng hiện nay ứng dụng này vẫn mắc phải không ít lỗi kỹ thuật liên quan tới chức năng hoạt động.
Xem thêm tại đây: Apple Music có 11 triệu người theo dõi sau 1 tháng ra mắt
Con số này thậm chí còn vượt xa kỳ vọng của công ty khi chỉ đặt ra mục tiêu 2 triệu người đăng ký cho phiên bản gia đình và 9 triệu người đăng ký bản cá nhân.
Apple Music hiện nay đang là phiên bản dùng thử ba tháng và sau đó bắt đầu từ tháng 10, dịch vụ này thu phí 9,99 USD mỗi tháng nếu người dùng muốn tiếp tục nghe các ca khúc trực tuyến mới nhất.
Mặc dù nhận được nhiều lời khen nhưng hiện nay ứng dụng này vẫn mắc phải không ít lỗi kỹ thuật liên quan tới chức năng hoạt động.
Xem thêm tại đây: Apple Music có 11 triệu người theo dõi sau 1 tháng ra mắt
(Vietnam+)