Đàm phán về hòa bình cho Yemen thất bại
Từ ngày 15-19/6, tại Geneva (Thụy Sĩ) đã diễn ra cuộc đàm phán hòa bình về Yemen do Liên hợp quốc làm trung gian, nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa phiến quân Hồi giáo Houthi ở Yemen và chính phủ của Tổng thống lưu vong Mansour Hadi.
Tại cuộc hòa đàm, hai bên đã thảo luận về lệnh ngừng bắn, kế hoạch rút quân của lực lượng Houthi và các nỗ lực viện trợ nhân đạo.
Mặc dù được ghi nhận là một diễn biến tích cực nhưng cuộc đàm phán lần này không thể tạo ra bước đột phá vì quan điểm của các bên liên quan còn nhiều khác biệt. Trong khi lực lượng Houthi muốn thỏa thuận mà phái này ký kết với Tổng thống Hadi hồi tháng 9/2014 phải được công nhận chính thức thì chính quyền của Tổng thống lưu vong Hadi muốn xóa bỏ văn bản này và khởi động một thỏa thuận mới.
Trong lúc đó, các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra.
Hiện trường vụ đánh bom nhằm vào thánh đường Hồi giáo của Houthi tại thủ đô Sanaa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Đàm phán về hòa bình tại Yemen không đạt được thỏa thuận
Tại cuộc hòa đàm, hai bên đã thảo luận về lệnh ngừng bắn, kế hoạch rút quân của lực lượng Houthi và các nỗ lực viện trợ nhân đạo.
Mặc dù được ghi nhận là một diễn biến tích cực nhưng cuộc đàm phán lần này không thể tạo ra bước đột phá vì quan điểm của các bên liên quan còn nhiều khác biệt. Trong khi lực lượng Houthi muốn thỏa thuận mà phái này ký kết với Tổng thống Hadi hồi tháng 9/2014 phải được công nhận chính thức thì chính quyền của Tổng thống lưu vong Hadi muốn xóa bỏ văn bản này và khởi động một thỏa thuận mới.
Trong lúc đó, các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra.
Xem thêm tại đây: Đàm phán về hòa bình tại Yemen không đạt được thỏa thuận
WikiLeaks công bố 500.000 tài liệu ngoại giao của Saudi Arabia
Ngày 19/6, trang web WikiLeaks thông báo đang trong quá trình tung lên mạng hơn 500.000 tài liệu ngoại giao của Saudi Arabia, giống như đã từng làm đối với các bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm 2010.
Nhiều tài liệu trong số trên có các dòng chữ màu xanh ghi “Vương quốc Saudi Arabia” hoặc “Bộ Ngoại giao.” Một số được đóng dấu “khẩn” hoặc “mật” và ít nhất có một tài liệu được gửi đi từ Đại sứ quán Saudi Arabia tại Washington.
Các tài liệu trên có thể làm sáng tỏ sự kình địch bấy lâu nay của Riyadh với Iran trong khu vực, sự hỗ trợ của Saudi Arabia cho lực lượng nổi dậy ở Syria và cho chính phủ quân sự của Ai Cập, cũng như lập trường của Riyadh phản đối thỏa thuận quốc tế về hồ sơ hạt nhân của Tehran.
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange trong cuộc họp báo tại Đại sứ quán Ecuador ở London (Anh) tháng 8/2012. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: WikiLeaks công bố 500.000 tài liệu ngoại giao của Saudi Arabia
Nhiều tài liệu trong số trên có các dòng chữ màu xanh ghi “Vương quốc Saudi Arabia” hoặc “Bộ Ngoại giao.” Một số được đóng dấu “khẩn” hoặc “mật” và ít nhất có một tài liệu được gửi đi từ Đại sứ quán Saudi Arabia tại Washington.
Các tài liệu trên có thể làm sáng tỏ sự kình địch bấy lâu nay của Riyadh với Iran trong khu vực, sự hỗ trợ của Saudi Arabia cho lực lượng nổi dậy ở Syria và cho chính phủ quân sự của Ai Cập, cũng như lập trường của Riyadh phản đối thỏa thuận quốc tế về hồ sơ hạt nhân của Tehran.
Xem thêm tại đây: WikiLeaks công bố 500.000 tài liệu ngoại giao của Saudi Arabia
Đàm phán hạt nhân Iran với Nhóm P5+1 bắt đầu vòng thương thảo mới
Ngày 17/6, các nhà đàm phán Iran và Nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) đã bắt đầu vòng thương thảo mới nhằm hoàn tất một thỏa thuận toàn diện về chương trình hạt nhân của Tehran.
Hai nhà đàm phán cấp cao nước này là Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araqchi và Majid Takht-Ravanchi đã có cuộc gặp đầu tiên trong khuôn khổ vòng đàm phán hạt nhân lần thứ 8 với quan chức cấp cao phụ trách chính trị của Liên minh châu Âu (EU) Helga Schmid tại Vienna (Áo) vào chiều 17/6.
Các nhà đàm phán Iran sẽ ở lại Vienna tới thời hạn chót ngày 30/6 nhằm cố gắng hoàn tất thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với các đại diện của Nhóm P5+1.
Dự kiến, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và những người đồng cấp trong Nhóm P5+1 sẽ tham gia các cuộc đàm phán trong những ngày sắp tới.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này nghiêm túc trong các cuộc đàm phán với nhóm P5+1. (Nguồn: THX/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Đàm phán hạt nhân Iran với Nhóm P5+1 bắt đầu vòng thương thảo mới
Hai nhà đàm phán cấp cao nước này là Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araqchi và Majid Takht-Ravanchi đã có cuộc gặp đầu tiên trong khuôn khổ vòng đàm phán hạt nhân lần thứ 8 với quan chức cấp cao phụ trách chính trị của Liên minh châu Âu (EU) Helga Schmid tại Vienna (Áo) vào chiều 17/6.
Các nhà đàm phán Iran sẽ ở lại Vienna tới thời hạn chót ngày 30/6 nhằm cố gắng hoàn tất thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với các đại diện của Nhóm P5+1.
Dự kiến, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và những người đồng cấp trong Nhóm P5+1 sẽ tham gia các cuộc đàm phán trong những ngày sắp tới.
Xem thêm tại đây: Đàm phán hạt nhân Iran với Nhóm P5+1 bắt đầu vòng thương thảo mới
EU gia hạn các lệnh trừng phạt kinh tế Nga thêm sáu tháng
Ngày 19/6, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm sáu tháng (cho đến tháng 6/2016) các lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga liên quan tới sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập Liên bang Nga hồi tháng 3/2014.
Dự kiến, thỏa thuận được các đại sứ EU nhất trí tại Brussels (Bỉ) này sẽ chính thức được thông qua trong cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Luxembourg vào ngày 22/6 tới.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế kéo dài đến tháng 6/2016 sẽ nhằm vào các ngành ngân hàng, khí đốt và quốc phòng của Nga.
Quyết định lần này của EU cũng bao gồm các biện pháp trừng phạt đã được nhất trí hồi tháng 6/2014, trong đó có lệnh cấm các tàu du lịch hoạt động tại các cảng Crimea và hạn chế xuất khẩu các thiết bị viễn thông và vận tải tại bán đảo này.
Xem thêm tại đây: Nga lên án Liên minh châu Âu gia hạn các biện pháp trừng phạt
Dự kiến, thỏa thuận được các đại sứ EU nhất trí tại Brussels (Bỉ) này sẽ chính thức được thông qua trong cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Luxembourg vào ngày 22/6 tới.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế kéo dài đến tháng 6/2016 sẽ nhằm vào các ngành ngân hàng, khí đốt và quốc phòng của Nga.
Quyết định lần này của EU cũng bao gồm các biện pháp trừng phạt đã được nhất trí hồi tháng 6/2014, trong đó có lệnh cấm các tàu du lịch hoạt động tại các cảng Crimea và hạn chế xuất khẩu các thiết bị viễn thông và vận tải tại bán đảo này.
Xem thêm tại đây: Nga lên án Liên minh châu Âu gia hạn các biện pháp trừng phạt
Hy Lạp nhiều khả năng phải rời khỏi cả Eurozone và EU
Cuộc đàm phán kéo dài 90 phút tại Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính Eurozone ở Luxembourg ngày 18/6 đã không thể phá băng cho khoản cứu trợ 7,2 tỷ euro mà Athens đang vô cùng cần thiết để tránh nguy cơ phá sản đang cận kề.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis chỉ trích Athens đã có thái độ "không nghiêm túc" trong thảo luận.
Người đứng đầu nhóm các bộ trưởng Tài chính Eurozone (Eurogroup) Jeroen Dijsselbloem phát biểu trước báo giới cho rằng thời gian "đã hết" và hiện giờ "quả bóng nằm ở phía chân Hy Lạp."
Trước tình hình trên, Chủ tịch EU Donald Tusk tuyên bố sẽ triệu tập Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Eurozone vào ngày 22/6 tới để quyết định về vấn đề Hy Lạp, đồng thời cảnh báo khả năng sẽ xảy ra "tai nạn" đẩy Athens rời khỏi Eurozone nếu hai bên không phá được thế bế tắc vào cuối tháng này.
Xem thêm tại đây: Đức dọa "đuổi" Hy Lạp khỏi Eurozone nếu không đạt được thỏa thuận nợ
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis chỉ trích Athens đã có thái độ "không nghiêm túc" trong thảo luận.
Người đứng đầu nhóm các bộ trưởng Tài chính Eurozone (Eurogroup) Jeroen Dijsselbloem phát biểu trước báo giới cho rằng thời gian "đã hết" và hiện giờ "quả bóng nằm ở phía chân Hy Lạp."
Trước tình hình trên, Chủ tịch EU Donald Tusk tuyên bố sẽ triệu tập Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Eurozone vào ngày 22/6 tới để quyết định về vấn đề Hy Lạp, đồng thời cảnh báo khả năng sẽ xảy ra "tai nạn" đẩy Athens rời khỏi Eurozone nếu hai bên không phá được thế bế tắc vào cuối tháng này.
Xem thêm tại đây: Đức dọa "đuổi" Hy Lạp khỏi Eurozone nếu không đạt được thỏa thuận nợ
Phát hiện nghi vấn rửa tiền liên quan đến bê bối FIFA
Bộ Tư pháp Thụy Sĩ thông báo đã phát hiện 53 trường hợp nghi vấn rửa tiền trong khuôn khổ nghi án hối lộ trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và World Cup 2022 cho Qatar.
Bộ trưởng Tư pháp Thụy Sĩ Michael Lauber cho biết 104 quan hệ làm ăn, giao dịch ngân hàng hiện đang nằm trong vòng điều tra.
Ngoài ra, các ngân hàng đã báo cho cơ quan chống rửa tiền Thụy Sĩ 53 trường hợp khả nghi. Ông Lauber cho biết không loại trừ khả năng sẽ triệu tập Chủ tịch FIFA vừa từ nhiệm Sepp Blatter và Tổng thư ký FIFA Jéroome Valcke để thẩm vấn.
Cùng lúc đó, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Phi Issa Hayatou đã tiết lộ Qatar đã rót 1,8 triệu USD cho Liên đoàn Bóng đá châu Phi hồi tháng 1/2010 "để giới thiệu dự án" xin đăng cai World Cup 2022.
Xem thêm tại đây: Thụy Sĩ phát hiện nghi vấn rửa tiền liên quan đến bê bối FIFA
Bộ trưởng Tư pháp Thụy Sĩ Michael Lauber cho biết 104 quan hệ làm ăn, giao dịch ngân hàng hiện đang nằm trong vòng điều tra.
Ngoài ra, các ngân hàng đã báo cho cơ quan chống rửa tiền Thụy Sĩ 53 trường hợp khả nghi. Ông Lauber cho biết không loại trừ khả năng sẽ triệu tập Chủ tịch FIFA vừa từ nhiệm Sepp Blatter và Tổng thư ký FIFA Jéroome Valcke để thẩm vấn.
Cùng lúc đó, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Phi Issa Hayatou đã tiết lộ Qatar đã rót 1,8 triệu USD cho Liên đoàn Bóng đá châu Phi hồi tháng 1/2010 "để giới thiệu dự án" xin đăng cai World Cup 2022.
Xem thêm tại đây: Thụy Sĩ phát hiện nghi vấn rửa tiền liên quan đến bê bối FIFA
Mở cuộc điều tra mới về vụ rơi máy bay MH17
Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) ngày 16/6 cho biết một nhóm chuyên gia quốc tế đã đến miền Đông Ukraine để bắt đầu cuộc điều tra mới về nguyên nhân vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines hồi tháng Bảy năm ngoái.
Đội điều tra bao gồm các đại diện cảnh sát Hà Lan và các quan chức từ SBU sẽ dành 2 tuần tại hiện trường vụ rơi máy bay để thu thập bằng chứng, giúp củng cố hoặc bác bỏ các giả thuyết đưa ra trước đây liên quan tới hoàn cảnh vụ rơi máy bay. Trong khi đó, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ tham gia hỗ trợ các chuyên gia trong quá trình điều tra.
Hoạt động điều tra được nối lại sau khi các chuyên gia quyết định kết thúc chiến dịch tìm kiếm và thu thập mảnh vỡ chiếc máy bay xấu số vào hôm 22/5 vừa qua.
Máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở theo 298 hành khách và phi hành đoàn trên hành trình từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị rơi khi bay qua không phận miền Đông Ukraine làm toàn bộ người trên chuyến bay thiệt mạng, trong đó có 193 người Hà Lan.
Xem thêm tại đây: Chuyên gia quốc tế mở cuộc điều tra mới về vụ rơi máy bay MH17
Đội điều tra bao gồm các đại diện cảnh sát Hà Lan và các quan chức từ SBU sẽ dành 2 tuần tại hiện trường vụ rơi máy bay để thu thập bằng chứng, giúp củng cố hoặc bác bỏ các giả thuyết đưa ra trước đây liên quan tới hoàn cảnh vụ rơi máy bay. Trong khi đó, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ tham gia hỗ trợ các chuyên gia trong quá trình điều tra.
Hoạt động điều tra được nối lại sau khi các chuyên gia quyết định kết thúc chiến dịch tìm kiếm và thu thập mảnh vỡ chiếc máy bay xấu số vào hôm 22/5 vừa qua.
Máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở theo 298 hành khách và phi hành đoàn trên hành trình từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị rơi khi bay qua không phận miền Đông Ukraine làm toàn bộ người trên chuyến bay thiệt mạng, trong đó có 193 người Hà Lan.
Xem thêm tại đây: Chuyên gia quốc tế mở cuộc điều tra mới về vụ rơi máy bay MH17
Hệ thống cấp visa của Mỹ tạm ngừng hoạt động vì sự cố kỹ thuật
Trong tuyên bố ngày 18/6, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hệ thống cấp visa của nước này gặp trục trặc phần cứng từ hôm 9/6 vừa qua, ảnh hưởng tới việc xử lý và truyền tải dữ liệu sinh trắc học.
Sự cố trên khiến hàng nghìn du khách quốc tế có thể sẽ phải tạm gác kế hoạch thăm quan nước Mỹ trong vài tuần tới.
Theo bộ Bộ Ngoại giao Mỹ, mặc dù một nhóm gồm khoảng 100 chuyên gia tin học đang "chạy nước rút" để xử lý sự cố, song hệ thống nhiều khả năng sẽ không thể khôi phục ngay trong tuần này.
Trục trặc kỹ thuật ở hệ thống cấp visa của Mỹ xảy ra trong bối cảnh hiện đang là những tháng cao điểm về du lịch Hè. Hệ thống này cũng thường bị quá tải vào thời điểm tháng Tám khi lượng sinh viên quốc tế "đổ" về Mỹ nhập học.
Xem thêm tại đây: Hệ thống cấp visa của Mỹ tạm ngừng hoạt động vì sự cố kỹ thuật
Sự cố trên khiến hàng nghìn du khách quốc tế có thể sẽ phải tạm gác kế hoạch thăm quan nước Mỹ trong vài tuần tới.
Theo bộ Bộ Ngoại giao Mỹ, mặc dù một nhóm gồm khoảng 100 chuyên gia tin học đang "chạy nước rút" để xử lý sự cố, song hệ thống nhiều khả năng sẽ không thể khôi phục ngay trong tuần này.
Trục trặc kỹ thuật ở hệ thống cấp visa của Mỹ xảy ra trong bối cảnh hiện đang là những tháng cao điểm về du lịch Hè. Hệ thống này cũng thường bị quá tải vào thời điểm tháng Tám khi lượng sinh viên quốc tế "đổ" về Mỹ nhập học.
Xem thêm tại đây: Hệ thống cấp visa của Mỹ tạm ngừng hoạt động vì sự cố kỹ thuật
Triều Tiên tuyên bố có "thuốc tiên" chữa AIDS, Ebola, SARS và MERS
Các nhà khoa học Triều Tiên khẳng định họ đã thành công trong việc sản xuất thuốc có thể giúp ngăn chặn và chữa lành các bệnh nguy hiểm như AIDS, Ebola, SARS và MERS.
Hãng thông tấn chính thức KCNA nói rằng các nhà khoa học Triều Tiên đã sản xuất ra loại thuốc thần diệu Kumdang-2 từ nhân sâm và các nguyên liệu khác.
KCNA khẳng định loại thuốc này đã giúp dập dịch cúm gia cầm chết chóc bùng phát hồi năm 2006 và 2013.
Triều Tiên không nói cụ thể hơn về thuốc Kumdang-2. Tuy nhiên việc loại thuốc này được sản xuất từ nhân sâm không gây nhiều ngạc nhiên do Triều Tiên đang đứng đầu thế giới về sản xuất nhân sâm.
Các nhà khoa học Triều Tiên, dẫn đầu bởi Kim Jong-un, tuyên bố đã chữa khỏi AIDS, Ebola, SARS và MERS. (Nguồn: mirror.co.uk)
Xem thêm tại đây: Triều Tiên tuyên bố có "thuốc tiên" chữa AIDS, Ebola, SARS và MERS
Hãng thông tấn chính thức KCNA nói rằng các nhà khoa học Triều Tiên đã sản xuất ra loại thuốc thần diệu Kumdang-2 từ nhân sâm và các nguyên liệu khác.
KCNA khẳng định loại thuốc này đã giúp dập dịch cúm gia cầm chết chóc bùng phát hồi năm 2006 và 2013.
Triều Tiên không nói cụ thể hơn về thuốc Kumdang-2. Tuy nhiên việc loại thuốc này được sản xuất từ nhân sâm không gây nhiều ngạc nhiên do Triều Tiên đang đứng đầu thế giới về sản xuất nhân sâm.
Xem thêm tại đây: Triều Tiên tuyên bố có "thuốc tiên" chữa AIDS, Ebola, SARS và MERS
Xả súng điên cuồng tại Mỹ, ít nhất 9 người thiệt mạng
Ngày 18/6, ít nhất 9 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương sau khi một đối tượng xả súng điên cuồng tại nhà thờ Emanuel African Methodist Episcopal, một trong những nhà thờ có tiếng của người Mỹ gốc Phi ở Charleston, thành phố lớn thứ hai thuộc tiểu bang Nam Carolina, Mỹ.
Cảnh sát cho hay 8 người đã thiệt mạng ngay tại chỗ, trong khi một người tử vong tại bệnh viện do vết thương quá nặng.
Hung thủ được xác định là Dylann Roof, 21 tuổi, một người có tâm lý phân biệt chủng tốc rất nặng nề, tự coi người da trắng là siêu việt.
Dylann Roof bị bắt giữ cách nơi gây án khoảng 350km sau gần một ngày săn lùng.
Xem thêm tại đây: Mỹ bắt nghi can vụ xả súng đẫm máu tại nhà thờ Charleston
Cảnh sát cho hay 8 người đã thiệt mạng ngay tại chỗ, trong khi một người tử vong tại bệnh viện do vết thương quá nặng.
Hung thủ được xác định là Dylann Roof, 21 tuổi, một người có tâm lý phân biệt chủng tốc rất nặng nề, tự coi người da trắng là siêu việt.
Dylann Roof bị bắt giữ cách nơi gây án khoảng 350km sau gần một ngày săn lùng.
Xem thêm tại đây: Mỹ bắt nghi can vụ xả súng đẫm máu tại nhà thờ Charleston
(Vietnam+)