FTA giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 5/10/2016, mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam với các nước thành viên trong Liên minh.
Với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu, trong đó 59,3% được xoá bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực là lợi thế rất lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, nhất là các mặt hàng như dệt may, nông thủy sản, da giày…
Với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu, trong đó 59,3% được xoá bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực là lợi thế rất lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, nhất là các mặt hàng như dệt may, nông thủy sản, da giày…
Khánh thành Trung tâm hỗ trợ FTA Hàn Quốc và Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Năm 2016, kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đạt 40 tỷ USD
Gần 1 năm kể từ ngày Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực (tháng 12/2015), quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc.
Dự báo, đến cuối năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc dự kiến sẽ vượt 40 tỷ USD. Hai nước cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 70 tỷ USD.
Dự báo, đến cuối năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc dự kiến sẽ vượt 40 tỷ USD. Hai nước cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 70 tỷ USD.
Chế biến hạt điều xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)
Chính thức dừng đầu tư, xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, Chính phủ đã trình Quốc hội dừng xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội và trình độ khoa học công nghệ. Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, nếu hai nhà máy điện hạt nhân tiếp tục được xây dựng thì sản lượng và công suất của hai nhà máy vào thời điểm 2030 là không lớn. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương tính các phương án thay thế với mục tiêu trong mọi điều kiện phải đảm bảo an ninh cung ứng điện cho nhu cầu của đất nước.
Phác họa mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. (Nguồn: dienhatnhan.com.vn)
Cổ phiếu của Sabeco chính thức niêm yết trên HoSE
Ngày 6/12, hơn 641 triệu cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) chính thức niêm yết trên sàn HoSE với mã chứng khoán SAB. Hiện vốn điều lệ Sabeco đạt gần 6.413 tỷ đồng, trong đó Bộ Công Thương là cổ đông lớn nhất của Sabeco khi nắm giữ hơn 574,5 triệu cổ phiếu (tương đương 89,59%), số lượng cổ đông nước ngoài xấp xỉ 9,4%.
Ngày 6/12, cổ phiếu Sabeco chính thức niêm yết trên sàn HOSE. (Ảnh: TTXVN)
Sau niêm yết trên UpCoM, cổ phiếu Habeco xin chuyển sang HoSE
Ngày 28/10, toàn bộ 231,8 triệu cổ phần của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) chính thức giao dịch trên UpCoM với mã chứng khoán BHN.
Tuy nhiên, ngày 17/12 tới, Habeco sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chuyển cổ phiếu BHN từ UpCoM sang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE). Hiện Bộ Công Thương vẫn đang nắm 81,79% vốn điều lệ Habeco và Carlsberg Breweries nắm 17,08% vốn điều lệ Habeco.
Tuy nhiên, ngày 17/12 tới, Habeco sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chuyển cổ phiếu BHN từ UpCoM sang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE). Hiện Bộ Công Thương vẫn đang nắm 81,79% vốn điều lệ Habeco và Carlsberg Breweries nắm 17,08% vốn điều lệ Habeco.
Dây chuyền sản xuất bia Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Điều chỉnh lại cơ cấu, bộ máy của lực lượng Quản lý thị trường
Ngày 29/4/2016, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp và công bố Pháp lệnh Quản lý thị trường tạo hành lang pháp lý quan trọng cho lực lượng này trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả...
Theo đề xuất phương án 1 của Bộ Công Thương thì Tổng cục Quản lý thị trường được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Còn phương án 2, Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương; Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đề xuất phương án 1 của Bộ Công Thương thì Tổng cục Quản lý thị trường được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Còn phương án 2, Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương; Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Lực lượng Quản lý thị trường là một trong những mũi chủ công đấu tranh hiệu quả với hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)