Câu cửa miệng “ăn Tết” cho thấy tầm quan trọng của việc ăn trong những ngày Tết của người Việt. Ngày Tết, mọi người nghỉ ngơi, đến thăm nhà nhau, chúc tụng, làm vài ly rượu bên mâm cơm ấm cúng với mong ước bước sang năm mới no đủ, dư dật. Chúng ta cùng xem những người “hàng xóm” châu Á chuẩn bị mâm cỗ Tết thế nào nhé.
Lào
Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá...; chẳng hạn lạp thịt gồm thịt nạc, gan, tim băm nhỏ trộn chung với các loại rau thơm, ớt cay thái nhỏ, gia vị truyền thống, nước cốt chanh và không thể thiếu thính nếp. Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp trộn xong được ăn với xôi nóng. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.
Trung Quốc
Sủi cảo là món ăn truyền thống trong ngày tết. Trong tiếng Trung Quốc, sủi cảo đồng âm với từ “có của”. Mọi người ăn bánh này không chỉ lấy ngon mà còn hi vọng có nhiều may mắn. Sủi cảo được làm khá cầu kỳ, từ khâu làm nhân, gói bánh đến lúc ăn. Rau trộn với thịt làm nhân bánh . Sủi cảo được gói theo hình bán nguyệt, dùng tay viền theo đường diềm thật đều, gọi là “viền phúc”. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo còn in hình bông lúa ngụ ý sang năm mới được mùa. Trong lúc nấu sủi cảo, thường phải cho thêm ba lần nước lạnh, không chỉ khiến cho bánh ngon mà còn có nghĩa “phúc đi lại đến”. Ăn sủi cảo, cũng phải biết cách. Bát thứ nhất để thờ cúng tổ tiên, bát thứ hai để cúng thần thánh, bát thứ ba cả nhà mới bắt đầu ăn và phải ăn số bánh chẵn, không được ăn số lẻ. Khi ăn xong, nhất định để thừa lại mấy cái (số chẵn) ngụ ý “năm nào cũng dư thừa”.
Hàn Quốc
Các món ăn trong ngày đầu năm mới của người Hàn Quốc thường làm từ gạo và khoai tây. Điều đặc biệt là, món thịt chó vốn được xem là món khoái khẩu của người Hàn lại không phải là món ăn truyền thống trong ngày Tết. Người Hàn Quốc thích ăn kim chi trong ngày Tết bởi cho rằng đây là món ăn đem lại điềm lành. Canh Teokguk (gồm bánh Teok, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa, gia vị) là món ăn truyền thống đặc trưng nhất của người Hàn Quốc trong dịp Tết để cầu sức khỏe và trường thọ. Cuối năm, dù bận rộn đến đâu, nhiều gia đình cũng cố dành thời gian tự nấu lấy món này để hưởng lộc một cách trọn vẹn. Trong ngày Tết ở Hàn Quốc, ai cũng phải uống rượu guibalki sool, dù ít hay nhiều, để lấy may.
Nhật Bản
Theo quan niệm của người Nhật Bản, cá là loài vật thông minh và gần gũi với cuộc sống con người năng động hơn, tâm trí sáng suốt, công việc làm ăn vì thế cũng hanh thông hơn. Ở Nhật Bản, trứng cá trích biểu thị sự sinh sôi nảy nở, tôm tượng trưng cho cuộc sống lâu dài và cá mòi rán thể hiện một mùa màng bội thu. Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật bao gồm súp (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, cá mòi tẩm đường và tương rán giòn, tôm rán vàng, bánh giày... Vào đêm giao thừa, người ta thường ăn món mì toshikishi soba (mì kiều mạch), một loại mì sợi dài tượng trưng cho cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài.
Món ăn ngày Tết thường được đựng trong những chiếc hộp sơn đỏ trang trí tao nhã và đẹp mắt. Hộp đựng đồ ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu.
Indonesia
Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết thường có món bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Các món của người Indonesia thường khá cay, nồng và bao giờ cũng kèm với cơm.
Đồ cúng (chủ yếu là bánh và trái cây) được bày ở bàn thờ trước cửa nhà (thờ thần linh) và trên bàn thờ gia tiên. Món ăn được xem là may mắn nhất là cá, gà và tôm vì những món ăn này mang nghĩa dư thừa, thành đạt và vui vẻ.
Ấn Độ
Người Ấn Độ thường tổ chức đón năm mới vào ngày Lễ hội ánh sáng (Diwali) diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm. Trong ngày Tết, món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn (gần giống với tục giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt).
Trong đạo Hindu, bò là vật linh thiêng, hóa thân của nữ thần thịnh vượng. Vì thế, không chỉ người mà cả bò cũng được ăn trái cây trong dịp Tết./.
Lào
Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá...; chẳng hạn lạp thịt gồm thịt nạc, gan, tim băm nhỏ trộn chung với các loại rau thơm, ớt cay thái nhỏ, gia vị truyền thống, nước cốt chanh và không thể thiếu thính nếp. Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp trộn xong được ăn với xôi nóng. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.
Trung Quốc
Sủi cảo là món ăn truyền thống trong ngày tết. Trong tiếng Trung Quốc, sủi cảo đồng âm với từ “có của”. Mọi người ăn bánh này không chỉ lấy ngon mà còn hi vọng có nhiều may mắn. Sủi cảo được làm khá cầu kỳ, từ khâu làm nhân, gói bánh đến lúc ăn. Rau trộn với thịt làm nhân bánh . Sủi cảo được gói theo hình bán nguyệt, dùng tay viền theo đường diềm thật đều, gọi là “viền phúc”. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo còn in hình bông lúa ngụ ý sang năm mới được mùa. Trong lúc nấu sủi cảo, thường phải cho thêm ba lần nước lạnh, không chỉ khiến cho bánh ngon mà còn có nghĩa “phúc đi lại đến”. Ăn sủi cảo, cũng phải biết cách. Bát thứ nhất để thờ cúng tổ tiên, bát thứ hai để cúng thần thánh, bát thứ ba cả nhà mới bắt đầu ăn và phải ăn số bánh chẵn, không được ăn số lẻ. Khi ăn xong, nhất định để thừa lại mấy cái (số chẵn) ngụ ý “năm nào cũng dư thừa”.
Hàn Quốc
Các món ăn trong ngày đầu năm mới của người Hàn Quốc thường làm từ gạo và khoai tây. Điều đặc biệt là, món thịt chó vốn được xem là món khoái khẩu của người Hàn lại không phải là món ăn truyền thống trong ngày Tết. Người Hàn Quốc thích ăn kim chi trong ngày Tết bởi cho rằng đây là món ăn đem lại điềm lành. Canh Teokguk (gồm bánh Teok, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa, gia vị) là món ăn truyền thống đặc trưng nhất của người Hàn Quốc trong dịp Tết để cầu sức khỏe và trường thọ. Cuối năm, dù bận rộn đến đâu, nhiều gia đình cũng cố dành thời gian tự nấu lấy món này để hưởng lộc một cách trọn vẹn. Trong ngày Tết ở Hàn Quốc, ai cũng phải uống rượu guibalki sool, dù ít hay nhiều, để lấy may.
Nhật Bản
Theo quan niệm của người Nhật Bản, cá là loài vật thông minh và gần gũi với cuộc sống con người năng động hơn, tâm trí sáng suốt, công việc làm ăn vì thế cũng hanh thông hơn. Ở Nhật Bản, trứng cá trích biểu thị sự sinh sôi nảy nở, tôm tượng trưng cho cuộc sống lâu dài và cá mòi rán thể hiện một mùa màng bội thu. Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật bao gồm súp (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, cá mòi tẩm đường và tương rán giòn, tôm rán vàng, bánh giày... Vào đêm giao thừa, người ta thường ăn món mì toshikishi soba (mì kiều mạch), một loại mì sợi dài tượng trưng cho cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài.
Món ăn ngày Tết thường được đựng trong những chiếc hộp sơn đỏ trang trí tao nhã và đẹp mắt. Hộp đựng đồ ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu.
Indonesia
Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết thường có món bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Các món của người Indonesia thường khá cay, nồng và bao giờ cũng kèm với cơm.
Đồ cúng (chủ yếu là bánh và trái cây) được bày ở bàn thờ trước cửa nhà (thờ thần linh) và trên bàn thờ gia tiên. Món ăn được xem là may mắn nhất là cá, gà và tôm vì những món ăn này mang nghĩa dư thừa, thành đạt và vui vẻ.
Ấn Độ
Người Ấn Độ thường tổ chức đón năm mới vào ngày Lễ hội ánh sáng (Diwali) diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm. Trong ngày Tết, món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn (gần giống với tục giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt).
Trong đạo Hindu, bò là vật linh thiêng, hóa thân của nữ thần thịnh vượng. Vì thế, không chỉ người mà cả bò cũng được ăn trái cây trong dịp Tết./.
(TTXVN/Vietnam+)