Gã xe ôm cứ luẩn quẩn qua lại từ lúc tôi đặt chân xuống bến xe thành phố Hòa Bình, chốc chốc lại chèo kéo: “Cô em là nhà báo à? Muốn viết bài độc thì lên xe tôi chở, vùng này có cái… chợ người, hay lắm! Đi đi, lấy giá hữu nghị chỉ xin 50 nghìn đồng..."
Không muốn bị nghĩ giở “trò mèo”, gã vội… khua khoắng: “Chợ người ở thị trấn Cao Phong, cách thành phố 20km ngược lên phía lòng hồ sông Đà, giáp với Mai Châu.
Người đến "chợ” chỉ độc phụ nữ, không kể nắng mưa, vào mỗi buổi sáng họ lại tụ tập đứng ở bãi đất trống cạnh bưu điện thị trấn mưu sinh qua ngày nhờ làm những việc vốn chỉ dành cho cánh đàn ông như khuân vác, phu hồ, thồ hàng...
Ngược sông Đà lên "chợ người"
Để mắt thấy tai nghe về cái chợ... lạ được nhiều người dân rêu rao như thứ "đặc sản" ở thị trấn vùng cao này, tôi tìm đường lên Cao Phong.
Lân la hỏi chuyện vài người dọc đường đi, không mấy ai tỏ ra ngạc nhiên, lạ lẫm khi nghe tôi nhắc tới “chợ người” ở Cao Phong. Họ đều biết đến sự hiện diện cái chợ... lạ từ nhiều năm nay ở thị trấn vùng cao này. Cũng nhờ họ, tôi biết “chợ người” họp ngày ngày vào buổi sáng sớm.
Đường lên Cao Phong, phía trên các vách núi đá khổng lồ án ngữ bên dòng sông Đà hùng vĩ, sương sớm vẫn là là như những dải màu trắng bạc. Hai bên đường cây dại rợp bóng, những nông trường trải dài tít tắp, một vài nhà máy nông sản lô nhô… khiến thị trấn Cao Phong mộc mạc, nguyên sơ hệt vùng thị tứ miền trung du vậy.
Theo hướng chỉ tay cô bán hàng nước ở ngã ba thị trấn, tôi dõi mắt về phía người dân vùng này vẫn gọi là "chợ người." Những toán lao động chỉ độc phụ nữ ngồi túm tụm trên bãi đất trống ngay cạnh Bưu điện trong buổi sáng sớm, mòn mỏi đợi người đến mướn công.
Trên khoảnh đất thừa nhỏ hẹp, một toán 6, 7 chị em gái đang ngồi bàn tán những mẩu chuyện đời thường. Cách đó chục mét, một toán khác nom còn rất trẻ đứng râm ran về khoản thù lao kiếm được của phiên chợ hôm qua, hôm kia… Một vài chị em khác lặng thinh, người chống cằm bần thần nghĩ ngợi, thở dài, có kẻ ngủ phục trên vai bạn… Chốc chốc, họ lại đưa mắt về cuối đường để ngóng xem có bóng người nào đi về phía "chợ"...
Một lúc lâu sau, thấy lác đác người đi xe máy đỗ trước “chợ”, ngay tức thì, các toán chạy ùa đến, nhốn nháo: “Công cán gì đấy anh ơi? Để bọn em đi, làm ngon lành mới nhận tiền… Mướn tôi đi chú, việc gì cũng làm được hết…”
Cứ như thế, chỉ trong ít phút buổi sáng sớm phiên chợ lao động om sòm hệt tổ ong vỡ, thật chẳng khác những buổi họp chợ ở làng.
Gần trưa, trên khoảng đất chỉ còn lác đác chị em người ngồi, kẻ đứng mệt mỏi và buồn rầu vì mãi chưa được thuê...
Thấy tôi đi lại, tưởng nhầm là người thuê lao động, các chị bỗng như được hồi sức lại nhốn nháo, hỏi tới tấp: “Thuê tôi đi chị, việc gì cũng làm được... thuê em đây này …”.
Nhưng khi biết tôi chỉ là khách qua đường lân la hỏi chuyện, các chị mặt bí xị: “Ôi giời hỏi làm gì? Không có cái ăn thì đi làm thuê, việc gì cũng làm miễn có tiền đong gạo cho đoàn tàu... há mồm ở nhà”.
Đã gần đến giờ ngọ, “chợ người” vẫn eo xèo không một bóng người đến tìm thuê lao động, các chị uể oải ra về. Nhìn theo bóng các chị lầm lũi, méo mó đổ nặng trên mặt đường rát nắng thấy sao xót lòng...
Việc làm "đắt đỏ" hơn tiền công
Những chị em sáng sáng vẫn đứng chờ việc ở "chợ" mỗi người đều có một nỗi khổ riêng. Người thì mất chồng, một mình nuôi con; người thì chồng con tàn tật, cha mẹ già yếu… Công việc của các chị không có thời gian quy định. Có khi bắt đầu một ngày làm việc lúc 5 giờ sáng và đến khi gà gáy hôm sau họ mới thất thểu trở về nhà.
Ngồi mãi tôi mới bắt chuyện được với một chị đã ngoài bốn mươi. Chị tên Bình. Chị chỉ tay về hướng chân núi đằng xa kia, nơi đó là nhà của gia đình chị.
Chị nói: “Xóm có vài chục nóc nhà, người này rủ người kia khi đã rỗi việc mùa màng, cày cấy ra đứng chờ việc ở ngã ba này, ai mướn gì cũng làm. Nhiều năm trôi qua dân vùng này mới gọi là… chợ người đó thôi.”
Cô bán hàng nước đối diện khu chợ lao động, thủng thẳng: “Đàn bà vùng này cực lắm, có chồng cũng như không. Năm có mười hai tháng thì các lão đi thuyền mười tháng rồi, mà đi miết lúc về chả đưa được đồng cắc nào… Không ra đứng đây làm thuê thì lấy gì nuôi con?”
Chị Bình "chu choa": "Việc gì cũng làm, vụ mùa thì đi làm nông sản, hết mùa thì đi bốc hàng… Ai thuê gì làm nấy. Đấy cô xem, đứng ngồi chờ mỏi gối, oằn vai làm công cho người ta đến tối mịt vậy mà cũng chỉ được dăm ba đồng mọn…"
Ở chợ lao động này, có việc làm còn “đắt đỏ” hơn tiền công. Chị em nào có việc đã là may, việc lớn việc nhỏ, việc đồng áng hay xây trát cũng tính chung theo ngày công. Ngồi tẻ bắp trong kho cả một ngày, gánh gạch ì ạch cho công trường hay chặt cánh đồng mía đến rũ cả vai cũng chỉ được dăm ba chục đồng...
Người ngồi gần chị Bình, tên Huệ trỏm trẻm "hôm nào khan việc người ta thuê cuốc đất, trộn hồ, thông bể phốt... tiền công chả đáng là bao nhưng đã như mèo gặp mỡ... vì hôm sau cả nhà chắc chắn sẽ có cơm ăn”.
Hỏi một chị đã luống tuổi, có giọng nói khàn khàn, chị nói: “Nhọc nhằn quá mà cầm tiền nghẹn xót cái thân mình với mấy chục bạc lẻ cho cả một ngày trời quần quật”.
Chúng tôi thắc mắc sao “chợ người” thị trấn vùng cao này chỉ toàn độc phụ nữ, chị Bình thỏ thẻ “đàn ông vùng này toàn đi thuyền lấy gỗ, thả nhà cửa cho đàn bà quán xuyến việc ruộng vườn, con cái. Hết mùa rồi lại mất mùa, cái khó ló cái khôn phải làm thuê cuốc mướn thôi. Ngày đầu còn ít người, đứng trơ đợi người ta thuê việc cũng ngại nên dần dà rủ nhau cho có chị, có em.”
Giữa lúc cả "chợ" đang ríu ran tiếng nói cười trêu ghẹo của các bà các cô thì bỗng một người đàn ông chạy chiếc xe công nông đi tới, ống khói thở phành phạch những đụn khói đen kịt. Trong nháy mắt, phải đến chục chị em chạy bủa xung quanh, đon đả: “Hàng gì vậy anh? Để bọn em làm cho, quen việc lắm”. Sau khi chọn được một toán các chị trông khá "lực lưỡng", người đàn ông nói: “Hàng nặng đấy nhá, 10 nghìn đồng một tấn”.
Những chị khá "lực lưỡng" hăm hở nhảy phóc lên chiếc công nông, cười "tít". Còn nhiều nười khác chưa “đi” được lại quay về ngồi phịch xuống khoảng đất nặng trĩu. Chốc chốc lại có tiếng các chị xì xào chuyện nhà, chuyện con cái... và chờ sự may mắn tiếp theo.
Rời Cao Phong, tôi cứ ám ảnh mãi sự uể oải và tủi phận in hằn trên gương mặt già hơn tuổi thật của chị Bình và cả những người khác. Họ lặng thinh, ngồi thõng hai chân nặng trĩu mỗi khi có bóng người đi qua nhưng không ghé vào “chợ" thuê người...
Không muốn bị nghĩ giở “trò mèo”, gã vội… khua khoắng: “Chợ người ở thị trấn Cao Phong, cách thành phố 20km ngược lên phía lòng hồ sông Đà, giáp với Mai Châu.
Người đến "chợ” chỉ độc phụ nữ, không kể nắng mưa, vào mỗi buổi sáng họ lại tụ tập đứng ở bãi đất trống cạnh bưu điện thị trấn mưu sinh qua ngày nhờ làm những việc vốn chỉ dành cho cánh đàn ông như khuân vác, phu hồ, thồ hàng...
Ngược sông Đà lên "chợ người"
Để mắt thấy tai nghe về cái chợ... lạ được nhiều người dân rêu rao như thứ "đặc sản" ở thị trấn vùng cao này, tôi tìm đường lên Cao Phong.
Lân la hỏi chuyện vài người dọc đường đi, không mấy ai tỏ ra ngạc nhiên, lạ lẫm khi nghe tôi nhắc tới “chợ người” ở Cao Phong. Họ đều biết đến sự hiện diện cái chợ... lạ từ nhiều năm nay ở thị trấn vùng cao này. Cũng nhờ họ, tôi biết “chợ người” họp ngày ngày vào buổi sáng sớm.
Đường lên Cao Phong, phía trên các vách núi đá khổng lồ án ngữ bên dòng sông Đà hùng vĩ, sương sớm vẫn là là như những dải màu trắng bạc. Hai bên đường cây dại rợp bóng, những nông trường trải dài tít tắp, một vài nhà máy nông sản lô nhô… khiến thị trấn Cao Phong mộc mạc, nguyên sơ hệt vùng thị tứ miền trung du vậy.
Theo hướng chỉ tay cô bán hàng nước ở ngã ba thị trấn, tôi dõi mắt về phía người dân vùng này vẫn gọi là "chợ người." Những toán lao động chỉ độc phụ nữ ngồi túm tụm trên bãi đất trống ngay cạnh Bưu điện trong buổi sáng sớm, mòn mỏi đợi người đến mướn công.
Trên khoảnh đất thừa nhỏ hẹp, một toán 6, 7 chị em gái đang ngồi bàn tán những mẩu chuyện đời thường. Cách đó chục mét, một toán khác nom còn rất trẻ đứng râm ran về khoản thù lao kiếm được của phiên chợ hôm qua, hôm kia… Một vài chị em khác lặng thinh, người chống cằm bần thần nghĩ ngợi, thở dài, có kẻ ngủ phục trên vai bạn… Chốc chốc, họ lại đưa mắt về cuối đường để ngóng xem có bóng người nào đi về phía "chợ"...
Một lúc lâu sau, thấy lác đác người đi xe máy đỗ trước “chợ”, ngay tức thì, các toán chạy ùa đến, nhốn nháo: “Công cán gì đấy anh ơi? Để bọn em đi, làm ngon lành mới nhận tiền… Mướn tôi đi chú, việc gì cũng làm được hết…”
Cứ như thế, chỉ trong ít phút buổi sáng sớm phiên chợ lao động om sòm hệt tổ ong vỡ, thật chẳng khác những buổi họp chợ ở làng.
Gần trưa, trên khoảng đất chỉ còn lác đác chị em người ngồi, kẻ đứng mệt mỏi và buồn rầu vì mãi chưa được thuê...
Thấy tôi đi lại, tưởng nhầm là người thuê lao động, các chị bỗng như được hồi sức lại nhốn nháo, hỏi tới tấp: “Thuê tôi đi chị, việc gì cũng làm được... thuê em đây này …”.
Nhưng khi biết tôi chỉ là khách qua đường lân la hỏi chuyện, các chị mặt bí xị: “Ôi giời hỏi làm gì? Không có cái ăn thì đi làm thuê, việc gì cũng làm miễn có tiền đong gạo cho đoàn tàu... há mồm ở nhà”.
Đã gần đến giờ ngọ, “chợ người” vẫn eo xèo không một bóng người đến tìm thuê lao động, các chị uể oải ra về. Nhìn theo bóng các chị lầm lũi, méo mó đổ nặng trên mặt đường rát nắng thấy sao xót lòng...
Việc làm "đắt đỏ" hơn tiền công
Những chị em sáng sáng vẫn đứng chờ việc ở "chợ" mỗi người đều có một nỗi khổ riêng. Người thì mất chồng, một mình nuôi con; người thì chồng con tàn tật, cha mẹ già yếu… Công việc của các chị không có thời gian quy định. Có khi bắt đầu một ngày làm việc lúc 5 giờ sáng và đến khi gà gáy hôm sau họ mới thất thểu trở về nhà.
Ngồi mãi tôi mới bắt chuyện được với một chị đã ngoài bốn mươi. Chị tên Bình. Chị chỉ tay về hướng chân núi đằng xa kia, nơi đó là nhà của gia đình chị.
Chị nói: “Xóm có vài chục nóc nhà, người này rủ người kia khi đã rỗi việc mùa màng, cày cấy ra đứng chờ việc ở ngã ba này, ai mướn gì cũng làm. Nhiều năm trôi qua dân vùng này mới gọi là… chợ người đó thôi.”
Cô bán hàng nước đối diện khu chợ lao động, thủng thẳng: “Đàn bà vùng này cực lắm, có chồng cũng như không. Năm có mười hai tháng thì các lão đi thuyền mười tháng rồi, mà đi miết lúc về chả đưa được đồng cắc nào… Không ra đứng đây làm thuê thì lấy gì nuôi con?”
Chị Bình "chu choa": "Việc gì cũng làm, vụ mùa thì đi làm nông sản, hết mùa thì đi bốc hàng… Ai thuê gì làm nấy. Đấy cô xem, đứng ngồi chờ mỏi gối, oằn vai làm công cho người ta đến tối mịt vậy mà cũng chỉ được dăm ba đồng mọn…"
Ở chợ lao động này, có việc làm còn “đắt đỏ” hơn tiền công. Chị em nào có việc đã là may, việc lớn việc nhỏ, việc đồng áng hay xây trát cũng tính chung theo ngày công. Ngồi tẻ bắp trong kho cả một ngày, gánh gạch ì ạch cho công trường hay chặt cánh đồng mía đến rũ cả vai cũng chỉ được dăm ba chục đồng...
Người ngồi gần chị Bình, tên Huệ trỏm trẻm "hôm nào khan việc người ta thuê cuốc đất, trộn hồ, thông bể phốt... tiền công chả đáng là bao nhưng đã như mèo gặp mỡ... vì hôm sau cả nhà chắc chắn sẽ có cơm ăn”.
Hỏi một chị đã luống tuổi, có giọng nói khàn khàn, chị nói: “Nhọc nhằn quá mà cầm tiền nghẹn xót cái thân mình với mấy chục bạc lẻ cho cả một ngày trời quần quật”.
Chúng tôi thắc mắc sao “chợ người” thị trấn vùng cao này chỉ toàn độc phụ nữ, chị Bình thỏ thẻ “đàn ông vùng này toàn đi thuyền lấy gỗ, thả nhà cửa cho đàn bà quán xuyến việc ruộng vườn, con cái. Hết mùa rồi lại mất mùa, cái khó ló cái khôn phải làm thuê cuốc mướn thôi. Ngày đầu còn ít người, đứng trơ đợi người ta thuê việc cũng ngại nên dần dà rủ nhau cho có chị, có em.”
Giữa lúc cả "chợ" đang ríu ran tiếng nói cười trêu ghẹo của các bà các cô thì bỗng một người đàn ông chạy chiếc xe công nông đi tới, ống khói thở phành phạch những đụn khói đen kịt. Trong nháy mắt, phải đến chục chị em chạy bủa xung quanh, đon đả: “Hàng gì vậy anh? Để bọn em làm cho, quen việc lắm”. Sau khi chọn được một toán các chị trông khá "lực lưỡng", người đàn ông nói: “Hàng nặng đấy nhá, 10 nghìn đồng một tấn”.
Những chị khá "lực lưỡng" hăm hở nhảy phóc lên chiếc công nông, cười "tít". Còn nhiều nười khác chưa “đi” được lại quay về ngồi phịch xuống khoảng đất nặng trĩu. Chốc chốc lại có tiếng các chị xì xào chuyện nhà, chuyện con cái... và chờ sự may mắn tiếp theo.
Rời Cao Phong, tôi cứ ám ảnh mãi sự uể oải và tủi phận in hằn trên gương mặt già hơn tuổi thật của chị Bình và cả những người khác. Họ lặng thinh, ngồi thõng hai chân nặng trĩu mỗi khi có bóng người đi qua nhưng không ghé vào “chợ" thuê người...
Cẩm Thơ (Vietnam+)