Trời oi nồng và cái hầm hập sau bão, xung quanh bốc mùi hôi thối nồng nặc vì rác gặp nắng sau mưa. Thỉnh thoảng một đợt gió lại tăng thêm những mùi “đặc trưng” từ những mớ hổ lốn như xác súc vật, rác thải sinh hoạt....
Nhưng hàng trăm con người vẫn lầm lũi, miệt mài bới tìm trong đống rác những gì mà họ cho là quý nhất để mưu sinh. Họ là những người “thợ” lượm rác ở bãi rác Khánh Sơn.
Mưu sinh trên bãi rác
Bãi rác Khánh sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía tây, thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu. Quân số “cứng” thường trực tại đây là 500 người, chưa kể một số người thỉnh thoảng "bổ sung," làm cho bãi rác thêm phần nhộn nhịp.
Phần lớn những người dân nhặt rác ở đây đều trú tại Đà Sơn và Khánh Sơn, thuộc phường Hòa Khánh Nam, quân Liên Chiểu. “Lịch làm việc” của họ bắt đầu từ 4 giờ sáng đến khoảng 18 giờ 30, hôm nào “tăng ca” thì đến khoảng 22 giờ.
Những thứ mà người dân ở đây thu nhặt chủ yếu là bao nilông, nhựa để bán cho những người đến tận nơi thu mua. Cái mà họ gọi “đồ bảo hộ” là những bao tay nilông mỏng, cũng lượm lại từ bãi rác. Trung bình mỗi người làm việc ở đây có thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày. Chưa kể hôm nào vớ được những đồ dùng mà người ta đã bỏ đi nhưng toàn bằng nhựa tốt thì cứ gọi là “trúng mánh.”
"Tôi vốn quê miền biển, đi bộ đội ra đây rồi gặp nhà tôi và thế là thành 1 cặp. Hiện giờ chúng tôi có 4 đứa con, đứa lớn nhất 17 tuổi cũng đã bỏ học còn đứa nhỏ nhất học lớp 2", anh Nguyễn Văn Xứng, quê ở Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam là người có thâm niên nhặt rác tại đây 12 năm cho biết.
Anh Xứng cho biết ruộng ở quê thì đã bị thu hồi, tay trắng lại không nghề nghiệp nên hai vợ chồng phải vào đây kiếm sống. Cả ngày, hai vợ chồng bám bãi rác để kiếm tiền nên cũng không có thời gian mà chăm sóc, chỉ bảo con.
Chị Nguyễn Thị Lạt là người có công “cống hiến” tại đây cũng đã hơn 10 năm. Gia đình chị mới có 2 người con, đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi còn chồng thì làm thợ nề. Hồi trước, chị cũng làm nông, nhưng sau khi đất sản xuất bị thu hồi, nghề thợ nề của chồng thì bữa được bữa mất, thu nhập không ổn định nên chị phải “nhảy” vào đây kiếm sống.
"Thế mà bây giờ 2 đứa nhỏ của tui cũng học bán trú như con người ta dưới 'phố' chú à," chị Lạt khoe với vẻ hồ hởi.
Đó là chưa kể nhiều người lớn tuổi, không nghề nghiệp cũng “xung phong” vào nhặt rác ở đây, bất chấp bệnh tật để kiếm cơm độ nhật... Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều bám bãi rác để mưu sinh bởi vì đối với họ thì một ngày rời bãi rác là một ngày cả gia đình đều đói.
Cần có hướng giải quyết
Được biết, với 500 lao động ở đây thì có đến hơn chừng ấy người mắc bệnh về đường hô hấp, đường ruột, da liễu, nhưng không ai chịu bỏ cuộc bất kể nắng mưa vì họ phải gồng mình nuôi khoảng 1.500 khẩu ăn theo trong gia đình nữa.
Trước tình cảnh đó, quận Liên Chiểu cũng đã xây dựng đề án chuyển đổi nghề cho những người nhặt rác ở đây, tuy nhiên để đi vào thực hiện thì đề án này cũng kém khả thi khi phần đông người dân lượm rác ở đây không đồng tình vì họ cho rằng nhặt rác hàng ngày vẫn có thu nhập ổn định, giờ nếu bỏ bãi rác thì họ không biết làm nghề gì.
Theo chỉ đạo của thành phố Đà Nẵng, đến ngày 30/6 đóng cửa bãi rác Khánh Sơn, không cho người dân vào nhặt rác tại đây, nhưng đến nay đã qua 1 lần gia hạn là ngày 30/9 vẫn không thể thực hiện được.
Ông Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Hòa Khánh Nam cho biết, đội quân nhặt rác ở đây rất hùng hậu, nếu đưa ra chủ trương cho dù là đúng đắn như đóng cửa bãi rác nhưng khiến họ thất thu thì họ sẵn sàng đến trụ sở ủy ban để “tổng sỉ vả” bất cứ ai mà họ cho là có chức quyền.
Mới đây, Nhà máy xử lý rác thải đã đựơc khởi công xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 10/2010. Và những người có chức năng hy vọng là lúc đó “đội quân nhặt rác” tại đây sẽ tự giải tán khi không còn rác thải để lượm. Tuy nhiên, nếu thế thì cũng kéo theo hệ lụy là khoảng hơn 2.000 nhân khẩu trên địa bàn mất công ăn việc làm và cơ hội được học hành...
Theo khảo sát ban đầu của phường Hòa Khánh Nam thì tại đây có khoảng 30% đối tượng là người già, không thể chuyển đổi nghề nghiệp cần đựơc cứu tế thường xuyên; 40% cần được học nghề giới thiệu việc làm và những đối tượng khác thì cần được vay vốn để kinh doanh...
Có lẽ các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng cần sớm vào cuộc một cách quyết liệt trong việc phân loại đối tượng để có hướng xử lý phù hợp./.
Nhưng hàng trăm con người vẫn lầm lũi, miệt mài bới tìm trong đống rác những gì mà họ cho là quý nhất để mưu sinh. Họ là những người “thợ” lượm rác ở bãi rác Khánh Sơn.
Mưu sinh trên bãi rác
Bãi rác Khánh sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía tây, thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu. Quân số “cứng” thường trực tại đây là 500 người, chưa kể một số người thỉnh thoảng "bổ sung," làm cho bãi rác thêm phần nhộn nhịp.
Phần lớn những người dân nhặt rác ở đây đều trú tại Đà Sơn và Khánh Sơn, thuộc phường Hòa Khánh Nam, quân Liên Chiểu. “Lịch làm việc” của họ bắt đầu từ 4 giờ sáng đến khoảng 18 giờ 30, hôm nào “tăng ca” thì đến khoảng 22 giờ.
Những thứ mà người dân ở đây thu nhặt chủ yếu là bao nilông, nhựa để bán cho những người đến tận nơi thu mua. Cái mà họ gọi “đồ bảo hộ” là những bao tay nilông mỏng, cũng lượm lại từ bãi rác. Trung bình mỗi người làm việc ở đây có thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày. Chưa kể hôm nào vớ được những đồ dùng mà người ta đã bỏ đi nhưng toàn bằng nhựa tốt thì cứ gọi là “trúng mánh.”
"Tôi vốn quê miền biển, đi bộ đội ra đây rồi gặp nhà tôi và thế là thành 1 cặp. Hiện giờ chúng tôi có 4 đứa con, đứa lớn nhất 17 tuổi cũng đã bỏ học còn đứa nhỏ nhất học lớp 2", anh Nguyễn Văn Xứng, quê ở Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam là người có thâm niên nhặt rác tại đây 12 năm cho biết.
Anh Xứng cho biết ruộng ở quê thì đã bị thu hồi, tay trắng lại không nghề nghiệp nên hai vợ chồng phải vào đây kiếm sống. Cả ngày, hai vợ chồng bám bãi rác để kiếm tiền nên cũng không có thời gian mà chăm sóc, chỉ bảo con.
Chị Nguyễn Thị Lạt là người có công “cống hiến” tại đây cũng đã hơn 10 năm. Gia đình chị mới có 2 người con, đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi còn chồng thì làm thợ nề. Hồi trước, chị cũng làm nông, nhưng sau khi đất sản xuất bị thu hồi, nghề thợ nề của chồng thì bữa được bữa mất, thu nhập không ổn định nên chị phải “nhảy” vào đây kiếm sống.
"Thế mà bây giờ 2 đứa nhỏ của tui cũng học bán trú như con người ta dưới 'phố' chú à," chị Lạt khoe với vẻ hồ hởi.
Đó là chưa kể nhiều người lớn tuổi, không nghề nghiệp cũng “xung phong” vào nhặt rác ở đây, bất chấp bệnh tật để kiếm cơm độ nhật... Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều bám bãi rác để mưu sinh bởi vì đối với họ thì một ngày rời bãi rác là một ngày cả gia đình đều đói.
Cần có hướng giải quyết
Được biết, với 500 lao động ở đây thì có đến hơn chừng ấy người mắc bệnh về đường hô hấp, đường ruột, da liễu, nhưng không ai chịu bỏ cuộc bất kể nắng mưa vì họ phải gồng mình nuôi khoảng 1.500 khẩu ăn theo trong gia đình nữa.
Trước tình cảnh đó, quận Liên Chiểu cũng đã xây dựng đề án chuyển đổi nghề cho những người nhặt rác ở đây, tuy nhiên để đi vào thực hiện thì đề án này cũng kém khả thi khi phần đông người dân lượm rác ở đây không đồng tình vì họ cho rằng nhặt rác hàng ngày vẫn có thu nhập ổn định, giờ nếu bỏ bãi rác thì họ không biết làm nghề gì.
Theo chỉ đạo của thành phố Đà Nẵng, đến ngày 30/6 đóng cửa bãi rác Khánh Sơn, không cho người dân vào nhặt rác tại đây, nhưng đến nay đã qua 1 lần gia hạn là ngày 30/9 vẫn không thể thực hiện được.
Ông Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Hòa Khánh Nam cho biết, đội quân nhặt rác ở đây rất hùng hậu, nếu đưa ra chủ trương cho dù là đúng đắn như đóng cửa bãi rác nhưng khiến họ thất thu thì họ sẵn sàng đến trụ sở ủy ban để “tổng sỉ vả” bất cứ ai mà họ cho là có chức quyền.
Mới đây, Nhà máy xử lý rác thải đã đựơc khởi công xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 10/2010. Và những người có chức năng hy vọng là lúc đó “đội quân nhặt rác” tại đây sẽ tự giải tán khi không còn rác thải để lượm. Tuy nhiên, nếu thế thì cũng kéo theo hệ lụy là khoảng hơn 2.000 nhân khẩu trên địa bàn mất công ăn việc làm và cơ hội được học hành...
Theo khảo sát ban đầu của phường Hòa Khánh Nam thì tại đây có khoảng 30% đối tượng là người già, không thể chuyển đổi nghề nghiệp cần đựơc cứu tế thường xuyên; 40% cần được học nghề giới thiệu việc làm và những đối tượng khác thì cần được vay vốn để kinh doanh...
Có lẽ các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng cần sớm vào cuộc một cách quyết liệt trong việc phân loại đối tượng để có hướng xử lý phù hợp./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)