Những pha 'so găng' căng thẳng tại lễ hội chọi trâu cổ nhất Việt Nam
Chọi trâu ở Vĩnh Phúc là một lễ hội cổ xưa và một trong những lễ hội độc đáo nhất Việt Nam vừa được tổ chức lại sau 3 năm, thu hút hàng vạn du khách tham dự.
Minh Sơn
Lễ hội chọi trâu ở làng Bạch Lưu, nay là xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc được xem là một cổ tục độc đáo vừa được tổ chức trở lại sau 3 năm vì dịch COVID-19. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ban tổ chức ước tính trong những ngày diễn ra lễ hội đã có hơn 2 vạn du khách từ khắp các địa phương trong cả nước đến tham dự. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo ban Tổ chức, lễ hội năm nay diễn ra từ 16-17 tháng Giêng, có 20 'ông Cầu' (tên gọi tôn kính mà người dân địa phương dành gọi trâu chọi) đại diện cho các tổ dân cư tại địa phương, chia thành 10 cặp đấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Anh Nguyễn Văn Bắc, chủ con trâu số 1 đã có kinh nghiệm hơn mười năm nuôi trâu chọi. Trước trận đấu, các chủ trâu sẽ quây bạt và thực hiện một số thao tác để trâu được sung sức nhất trước trận đấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nuôi trâu chọi cũng là 'bí kíp' của mỗi chủ trâu. Hàng năm, vào khoảng tháng 7-8 các làng sẽ cử người lặn lội lên tận Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu... để tìm những trâu khoẻ, đẹp mua về. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trâu mua về được giao cho một gia đình tiêu biểu nuôi dưỡng, các gia đình khác có nghĩa vụ đóng góp thức ăn cho trâu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm 2023 chỉ có 20 'ông Cầu' từ các thôn, làng trong xã tham gia thay cho 32 'ông Cầu' như các năm trước đây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
20 'ông Cầu' được chia làm các cặp đấu vòng loại. 'Ông Cầu' nào thắng thì được vào tiếp vòng trong thi đấu cho đến trận chung kết. Các 'ông Cầu' tham gia lễ hội năm nay có đội tuổi từ 11 - 12 tuổi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tính đến năm 2023, lễ hội được khôi phục 21 năm, trở thành một lễ hội nổi tiếng, ngày càng được nhiều người biết đến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây cũng là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất tại Việt Nam. Sau 3 năm tạm hoãn, ban tổ chức đã mở cửa miễn phí để đón du khách tới tham dự. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Địa điểm chọi trâu được đặt tại gò Mả Đàm, trên diện tích đất khoảng 5-7 sào Bắc Bộ. Bao quanh sân được rào cọc bằng gỗ bạch đàn, hoặc tre dài 2,5m đường kính 6-8cm, chôn sâu 40-50cm khoảng cách vừa phải để đảm bảo an toàn cho người xem. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sới chọi trâu có 2 cửa ra, vào ở phía Đông và phía Tây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi vào sới chọi, các 'ông Cầu' sẽ lao vào để so tài cao thấp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các con trâu thắng cuộc hay thua cuộc sẽ được chủ chọi bịt mắt để dắt ra khỏi khu vực thi đấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tiêu chuẩn của trâu chọi được quy định: Trâu không kể tuổi nhưng phải là trâu cà, lông đen tuyền, không trắng lưỡi, sừng hướng tiền, mắt nhô nom tựa ốc loa, móng kép, chân to, có vòng ngực 2,05m trở lên, ngoại hình đẹp, đuôi dài chấm khoeo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trâu tham gia được gọi là 'ông Cầu.' Lý giải về cái tên này, người dân ở đây cho biết, cầu ở đây là cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cầu cho quốc thái dân an… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau gần nửa năm được chăm sóc, trâu nào cũng béo tốt, tràn đầy sinh lực trước khi vào trận. Nét đẹp của lễ hội chọi trâu là trâu bao giờ cũng đấu nhau bằng lối đối mặt dùng sừng và sức khoẻ để chọn thế võ tấn công đối phương, dù thắng hay thua không bao giờ trâu tấn công nhau từ phía sau lưng hay mạng sườn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Niềm vui của chủ con trâu số 8 giành chức vô địch của năm nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Kết thúc lễ hội, các 'ông Cầu' đều được giết thịt để bán cho du khách thập phương và người dân làng liên hoan tập thể, ăn để lấy may trong một năm. Ai cũng mong được thưởng thức món thịt trâu và mong một năm mới có sức khoẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ hội cũng xây dựng khu giết mổ, khu bán thịt trâu riêng biệt, niêm yết giá công khai. Trâu chọi bình thường có giá khoảng 1 triệu đồng/cân, trâu vô địch giá có thể lên tới 5 triệu đồng/cân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lễ hội Thái bình xướng ca gắn liền với không gian văn hóa thời Trần, khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp to lớn của nhân dân làng Gạo (Nam Định) trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử bị gián đoạn, từ năm 2001 đến nay, lễ hội Kén rể ở Đường Yên, Đông Anh, Hà Nội được tổ chức vào ngày 2/2 âm lịch hàng năm với những phần thi độc đáo.
Pháo đất là trò chơi dân gian có từ lâu đời ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ còn bảo lưu và trao truyền qua nhiều thế hệ tại nhiều xã của các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc của tỉnh Hải Dương.
Ngày 6/2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương đã diễn ra liên hoan pháo đất năm 2023 với sự tham gia của 210 pháo thủ đến từ 7 xã của huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang.
Lễ hội Kinh Dương Vương là dịp để thế hệ con cháu tưởng nhớ và tri ân Đức Thủy tổ Việt Nam đã có công khai thiên, lập quốc; kính báo với tổ tiên về những thành quả đã đạt được trong một năm qua.