Malala Yousafzai là người trẻ nhất đoạt giải Nobel. Cô gái Pakistan sinh năm 1997 được trao Giải Nobel Hòa bình vào năm 2014 khi mới 17 tuổi.
Nhà Vật lý William Lawrence Bragg, người Australia, đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1915 khi ông 25 tuổi.
Người đoạt Giải Nobel lớn tuổi nhất tính tới nay là nhà khoa học người Mỹ John B. Goodenough. Ông sinh năm 1922, đoạt Giải Nobel Hóa học năm 2019 khi 97 tuổi.
Trong lịch sử 123 năm của giải Nobel, đã có 621 giải được trao cho 1.000 cá nhân/tổ chức.
Vừa qua, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố Giải Nobel 2023 Y sinh thuộc về nhà khoa học người Hungary Katalin Karikó và nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman với phát hiện về việc biến đổi cơ sở nucleoside để phát triển vaccine công nghệ mRNA hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19.
Giải Nobel Vật lý năm 2023 thuộc về 3 nhà khoa học Pierre Agostini (Mỹ), Ferenc Krausz (Đức) và Anne L'Huillier (Thụy Điển) về "các phương pháp thí nghiệm tạo ra các xung ánh sáng attosecond để nghiên cứu động lực học điện tử trong vật liệu."
Giải Nobel Hóa học trao cho các nhà khoa học Moungi Bawendi từ Viện Công nghệ Massachusetts, Louis Brus từ Đại học Columbia và Alexei Ekimov, người làm việc tại công ty Nanocrystals Technology ở Mỹ, tôn vinh công trình khám phá và phát triển các chấm lượng tử.
Giải Nobel Văn học 2023 thuộc về nhà văn, nhà viết kịch người Na Uy Jon Fosse, vì "những vở kịch và tác phẩm văn xuôi mang tính sáng tạo, lên tiếng cho những điều không thể nói thành lời."
Giải Nobel Kinh tế năm 2023 thuộc về nhà kinh tế học người Mỹ Claudia Goldin với công trình nghiên cứu về vai trò của nữ giới trong lực lượng lao động./.