Đến xưởng đóng giày của Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định), người ta sẽ nhìn thấy hàng nghìn đôi giày có hình thù "quái dị," chẳng có đôi nào giống đôi nào.
Ở đây không có kiểu đóng giày hàng loạt theo một mẫu nhất định, mỗi đôi giày là một sự kỳ công từ khâu đi lấy mẫu cho đến làm khuôn, rồi nhiều biện pháp kỹ thuật công phu khác để cho ra một đôi giày thành phẩm hoàn hảo theo đúng như bàn chân của từng bệnh nhân.
Anh Nguyễn Tâm - Tổ trưởng Tổ đóng giày tâm sự: “Cái nghề này tuy vất vả nhưng mỗi khi nhìn thấy người bệnh mang đôi giày mình đóng mà đi lại dễ dàng hơn là bao nhiêu nỗi mệt nhọc tan biến hết.”
Đóng giày bình thường đã có khuôn mẫu, không phải kỳ công. Đóng giày cho bệnh nhân phải rất tỉ mỉ, làm sao cho đôi giày phải bó sát với chân thì người mang mới không bị đau đớn khi di chuyển.
Một đôi giày nhưng chiếc này có khi chỉ đóng phần gót chân còn chiếc kia lại chỉ đóng phần mũi. Đôi giày của bệnh nhân phong phải đạt những tiêu chuẩn nhất định như mặt dưới của đế phải được làm loại chất liệu thật cứng chống vật nhọn xuyên thủng, mặt tiếp xúc với chân phải mềm để khỏi đau.
Đặc biệt, mỗi đôi giày có một điểm rất nhạy cảm mà những người thợ giày gọi là “lỗ đáo.” Đó là nơi không bao giờ có thể lành được trên đôi chân của người bị bệnh phong. Nó thường xuyên chảy nước và rất dễ bị tổn thương.
Tuy kỹ thuật đóng giày có phức tạp và cần sự chu đáo, tỉ mỉ nhưng cũng chưa phải là vất vả nhất đối với người thợ đóng giày ở đây. Bệnh viện Quy Hòa phụ trách bệnh nhân 11 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, từ Ninh Thuận đến Đà Nẵng nên những người đóng giày phải thường xuyên đi đóng giày lưu động hết tỉnh này đến tỉnh khác quanh năm suốt tháng.
Hiện nay, tổ đóng giày có tám người, người lớn tuổi nhất là anh Nguyễn Đồng (54 tuổi) và nhỏ tuổi nhất là Hà Văn Mỹ (30 tuổi), phụ trách hơn 2.500 bệnh nhân. Trung bình một năm, mỗi người bệnh được tiêu chuẩn hai đôi. Điều đó cũng có nghĩa một người thợ phải đóng trên 200 đôi giày và đi hàng chục vạn km.
Anh Tâm cũng là người có thâm niên nhất ở đây, quê ở tận Phan Rang-Ninh Thuận, học chuyên ngành y tá điều dưỡng, năm 1991 xin vào đây làm điều dưỡng và đến 1998 thì chuyển qua xưởng giày.
Với hơn 10 năm đóng giày, biết bao kỉ niệm, anh cũng không nhớ hết.
Anh cho biết điều khó nhất của những người thợ giày "đặc biệt" là tiếp xúc với bệnh nhân để đo chân lấy mẫu. Bệnh nhân phong người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên rất nhiều, muốn tiếp cận được thì phải đi thật sớm hoặc phải đến thật khuya họ mới có nhà.
Có những người vì mặc cảm bệnh tật nên tập trung nhau lại thành từng nhóm 5-7 người vào tận rừng sâu để sống. Khi tìm được, họ cũng tìm cách từ chối không tiếp xúc. Do không biết cách chăm sóc, vệ sinh thường xuyên nên họ thường dùng vải quấn xung quanh chân để đi cho đỡ đau, đến khi tháo lớp vải ra để đo thì đôi bàn chân đã lở loét hết và bốc mùi không thể chịu nổi.
Hiện nay, tuy đồng lương còn thấp nhưng với những người thợ giày "đặc biệt,” chưa người nào có ý định bỏ nghề để ra ngoài tìm nghề khác. Có lẽ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của những người bệnh đã níu chân họ lại./.
Ở đây không có kiểu đóng giày hàng loạt theo một mẫu nhất định, mỗi đôi giày là một sự kỳ công từ khâu đi lấy mẫu cho đến làm khuôn, rồi nhiều biện pháp kỹ thuật công phu khác để cho ra một đôi giày thành phẩm hoàn hảo theo đúng như bàn chân của từng bệnh nhân.
Anh Nguyễn Tâm - Tổ trưởng Tổ đóng giày tâm sự: “Cái nghề này tuy vất vả nhưng mỗi khi nhìn thấy người bệnh mang đôi giày mình đóng mà đi lại dễ dàng hơn là bao nhiêu nỗi mệt nhọc tan biến hết.”
Đóng giày bình thường đã có khuôn mẫu, không phải kỳ công. Đóng giày cho bệnh nhân phải rất tỉ mỉ, làm sao cho đôi giày phải bó sát với chân thì người mang mới không bị đau đớn khi di chuyển.
Một đôi giày nhưng chiếc này có khi chỉ đóng phần gót chân còn chiếc kia lại chỉ đóng phần mũi. Đôi giày của bệnh nhân phong phải đạt những tiêu chuẩn nhất định như mặt dưới của đế phải được làm loại chất liệu thật cứng chống vật nhọn xuyên thủng, mặt tiếp xúc với chân phải mềm để khỏi đau.
Đặc biệt, mỗi đôi giày có một điểm rất nhạy cảm mà những người thợ giày gọi là “lỗ đáo.” Đó là nơi không bao giờ có thể lành được trên đôi chân của người bị bệnh phong. Nó thường xuyên chảy nước và rất dễ bị tổn thương.
Tuy kỹ thuật đóng giày có phức tạp và cần sự chu đáo, tỉ mỉ nhưng cũng chưa phải là vất vả nhất đối với người thợ đóng giày ở đây. Bệnh viện Quy Hòa phụ trách bệnh nhân 11 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, từ Ninh Thuận đến Đà Nẵng nên những người đóng giày phải thường xuyên đi đóng giày lưu động hết tỉnh này đến tỉnh khác quanh năm suốt tháng.
Hiện nay, tổ đóng giày có tám người, người lớn tuổi nhất là anh Nguyễn Đồng (54 tuổi) và nhỏ tuổi nhất là Hà Văn Mỹ (30 tuổi), phụ trách hơn 2.500 bệnh nhân. Trung bình một năm, mỗi người bệnh được tiêu chuẩn hai đôi. Điều đó cũng có nghĩa một người thợ phải đóng trên 200 đôi giày và đi hàng chục vạn km.
Anh Tâm cũng là người có thâm niên nhất ở đây, quê ở tận Phan Rang-Ninh Thuận, học chuyên ngành y tá điều dưỡng, năm 1991 xin vào đây làm điều dưỡng và đến 1998 thì chuyển qua xưởng giày.
Với hơn 10 năm đóng giày, biết bao kỉ niệm, anh cũng không nhớ hết.
Anh cho biết điều khó nhất của những người thợ giày "đặc biệt" là tiếp xúc với bệnh nhân để đo chân lấy mẫu. Bệnh nhân phong người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên rất nhiều, muốn tiếp cận được thì phải đi thật sớm hoặc phải đến thật khuya họ mới có nhà.
Có những người vì mặc cảm bệnh tật nên tập trung nhau lại thành từng nhóm 5-7 người vào tận rừng sâu để sống. Khi tìm được, họ cũng tìm cách từ chối không tiếp xúc. Do không biết cách chăm sóc, vệ sinh thường xuyên nên họ thường dùng vải quấn xung quanh chân để đi cho đỡ đau, đến khi tháo lớp vải ra để đo thì đôi bàn chân đã lở loét hết và bốc mùi không thể chịu nổi.
Hiện nay, tuy đồng lương còn thấp nhưng với những người thợ giày "đặc biệt,” chưa người nào có ý định bỏ nghề để ra ngoài tìm nghề khác. Có lẽ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của những người bệnh đã níu chân họ lại./.
Phan Thái Sơn (Vietnam+)