Căn phòng trọ cấp 4 vẻn vẹn gần chục mét vuông của vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) những ngày này cứ buồn thỉu buồn thiu. Nhiều ngày nay, cứ 11 giờ đêm anh chị mới về đến nhà, không nói chuyện nhiều, xì xụp vội bát mỳ tôm rồi cả hai ngủ vùi tới sáng. Gánh nặng những ngày cuối năm đang đè nặng lên vai đôi vợ chồng quê Bắc Giang này.
"Oằn vai gánh Tết"
Ngồi nhìn ra dãy nhà trọ tối om, hun hút gió, chị Thu cứ thở dài mãi không thôi. Chị vốn là công nhân cho một công ty giày da, anh nhà chị làm bảo vệ ở một trường tiểu học. Thu nhập của cả hai vợ chồng tháng cao lắm cũng chỉ hơn 3 triệu đồng. Phải tội, kiếm được bao nhiêu chị gửi phần nhiều về cho đứa con 2 tuổi đang ở quê với ông bà. Số tiền ít ỏi còn lại, hai vợ chồng vật lộn chi trả cho cuộc sống thường nhật.
“Cứ nghĩ đến Tết là sợ. Chẳng lẽ làm việc ở Thủ đô mà về quê ăn Tết tay không,” chị Thu lo lắng.
Nghĩ thế, hai vợ chồng chị lại hì hụi đi kiếm thêm mấy việc vặt làm thêm. Chị thì chịu khó giờ nghỉ đi lau nhà, dọn dẹp giúp người ta. Anh nhà chị buổi tối lại theo người quen phụ cho mấy công trình làm ca tối.
Mệt rã rời nhưng chị Thu bảo, chính những hôm có việc, anh chị lại thấy vui. Gặp hôm nào rảnh, hai vợ chồng đứng ngồi không yên, cứ ngó tờ lịch trên tường rồi nóng ruột đi ra đi vào.
“Nghĩa vụ của người làm con, cuối năm cũng muốn biếu cha mẹ ít tiền, còn cả quần áo mới cho mấy đứa nhỏ nữa, không cố không được, chỉ còn gần một tháng nữa là Tết rồi,” chị Thu thật thà.
Chưa có gia đình nhưng trong những ngày cuối năm Nguyễn Minh Hòa (Kim Động, Hưng Yên) cũng đang nặng trĩu lo lắng. Lương công nhân, tích cóp cả năm được 6 triệu đồng, vừa rồi lại phải gửi cả về quê cho cậu em trai đi học lái xe.
“Từ tháng trước mình đã thắt chặt chi tiêu hết sức. Đi làm về thì ăn cơm nhà dì, hạn chế tối đa đi chơi bên ngoài. Hi vọng sẽ có thêm tiền thưởng để đưa cho bố mẹ ăn Tết,” Hòa chia sẻ.
Cũng cùng cảnh ngộ lên Hà Nội làm việc, vợ chồng nhà anh Đỗ Văn Việt thuê nhà trọ trong ngõ 12, Đào Tấn đã lên Hà Nội làm thuê được gần chục năm.
Anh Việt làm nghề xe ôm còn chị vợ thì mua đồng nát. Tết Dương lịch này, cả hai vợ chồng anh đều không về quê ở Hải Hậu, Nam Định.
Nguyên do, năm ngoái vay mượn bà con, anh em, hai vợ chồng chị xây được căn nhà nhỏ cho ông bà với các cháu ở chắc chắn. Gần đến Tết, có người đòi, người không nhưng anh chị cũng phải gắng hết sức, trả được đồng nào hay đồng đó.
Rồi lại lo cái ăn ngày Tết cho gia đình, “Ở quê, nhà có nghèo nhưng Tết mà không có đủ bánh chưng, thịt cá và mừng tuổi bọn trẻ con thì không xong,” anh Việt chia sẻ.
Trốn “Tết”
Cuối năm giá cả hầu hết các mặt hàng đều leo thang, trong khi đồng lương và tiền thưởng Tết không có gì là cải thiện. Nhiều người dân nghèo tại Thủ đô cũng đang phải đối mặt với những áp lực ngày Tết.
Cô Trần Thị Hải (An Dương, Ba Đình, Hà Nội) là công nhân quốc phòng đã được trên 30 năm, song mức lương của cô cũng chỉ trên 3 triệu đồng. Chồng cô thì còn ít ỏi hơn, chú làm công nhân cơ khí thâm niêm 30 năm nhưng vì nhà máy không nhiều việc, nên lương tháng chỉ trung bình quanh mức 2 triệu.
Cầm 5 triệu mỗi tháng, chi tiêu cả vợ chồng, con cái (một đứa cấp III, một đứa đại học) cô Hải vã mồ hôi. Tháng nào tiêu vừa đủ thì nhẹ người, chứ tháng có đến vài đám hiếu, hỉ là cô Hải lại lâm vào cảnh nợ nần, vay chỗ này vá chỗ kia.
“Đời sống trong thành phố cái gì cũng đắt đỏ, may mà con cái ngoan ngoãn không đòi hỏi. Chứ nhiều năm nay, quần áo cả gia đình thường là đi xin của các anh chị, em trong họ, lỗi mốt nhưng còn tốt là được rồi,” cô Hải nói.
Cả hai vợ chồng cô Hải đều là người Hà Nội nên họ hàng rất nhiều. Ngày Tết, các cháu đến chơi, nguyên chỉ lo tiền mừng tuổi cũng “méo mặt.”
Cô Hải ngẫm nghĩ, rồi tâm sự: “Năm nay, gạo, thịt, gas đều tăng giá cao, tôi quyết định không gói bánh trưng, chỉ mua con gà và hai cái bánh cúng các cụ. Vợ chồng tôi cùng quan điểm, mình sống kham khổ nó quen rồi, nên tốt nhất là vui lòng chấp nhận cuộc sống hiện tại. Mấy ngày Tết này sẽ khóa cửa, ở trong nhà nghỉ ngơi. Chứ đầu năm mà vay nợ thì khổ lắm”.
Một hoàn cảnh khác, mặc dù là cặp vợ chồng trẻ, song gia đình chị Ngô Thu Hằng (Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) thủ quỹ của một tờ báo ngành cũng có không có gì khả dĩ hơn.
Chồng chị là công nhân ngành hóa chất, nên tổng thu nhập mỗi tháng hai vợ chồng cũng vẻn vẹn 5 triệu đồng, nuôi một đứa con bốn tuổi và chuẩn bị đón một bé con sắp ra đời vào khoảng tháng 3/2011.
Chi tiêu chỉ ưu tiên mua sữa và thuốc men cho cu con còn hai vợ chồng thì tằn tiện, như quay về đun nấu bằng bếp than tổ ong, phương tiện đi làm thay xe máy bằng xe buýt và thức ăn hàng ngày chuyển sang đậu, trứng, lạc… vừa đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn tiết kiệm được chút ít để dành cho ngày sinh nở.
“Tết năm nay chắc vợ chồng mình phải đi trốn thôi, có chút tiền thưởng bắt buộc phải dành dụm. Nhà bố mẹ mình ở Thành Công nhưng rất chật, nên hai mẹ con sẽ về tá túc, còn bố cháu cho về quê Nghệ An với ông nội. Như thế được cả đôi đường vừa hạn chế chi tiêu, vừa đảm nhiệm được nghĩa vụ con trưởng lo hương khói cho tổ tiên,” chị Hằng nói ./.
"Oằn vai gánh Tết"
Ngồi nhìn ra dãy nhà trọ tối om, hun hút gió, chị Thu cứ thở dài mãi không thôi. Chị vốn là công nhân cho một công ty giày da, anh nhà chị làm bảo vệ ở một trường tiểu học. Thu nhập của cả hai vợ chồng tháng cao lắm cũng chỉ hơn 3 triệu đồng. Phải tội, kiếm được bao nhiêu chị gửi phần nhiều về cho đứa con 2 tuổi đang ở quê với ông bà. Số tiền ít ỏi còn lại, hai vợ chồng vật lộn chi trả cho cuộc sống thường nhật.
“Cứ nghĩ đến Tết là sợ. Chẳng lẽ làm việc ở Thủ đô mà về quê ăn Tết tay không,” chị Thu lo lắng.
Nghĩ thế, hai vợ chồng chị lại hì hụi đi kiếm thêm mấy việc vặt làm thêm. Chị thì chịu khó giờ nghỉ đi lau nhà, dọn dẹp giúp người ta. Anh nhà chị buổi tối lại theo người quen phụ cho mấy công trình làm ca tối.
Mệt rã rời nhưng chị Thu bảo, chính những hôm có việc, anh chị lại thấy vui. Gặp hôm nào rảnh, hai vợ chồng đứng ngồi không yên, cứ ngó tờ lịch trên tường rồi nóng ruột đi ra đi vào.
“Nghĩa vụ của người làm con, cuối năm cũng muốn biếu cha mẹ ít tiền, còn cả quần áo mới cho mấy đứa nhỏ nữa, không cố không được, chỉ còn gần một tháng nữa là Tết rồi,” chị Thu thật thà.
Chưa có gia đình nhưng trong những ngày cuối năm Nguyễn Minh Hòa (Kim Động, Hưng Yên) cũng đang nặng trĩu lo lắng. Lương công nhân, tích cóp cả năm được 6 triệu đồng, vừa rồi lại phải gửi cả về quê cho cậu em trai đi học lái xe.
“Từ tháng trước mình đã thắt chặt chi tiêu hết sức. Đi làm về thì ăn cơm nhà dì, hạn chế tối đa đi chơi bên ngoài. Hi vọng sẽ có thêm tiền thưởng để đưa cho bố mẹ ăn Tết,” Hòa chia sẻ.
Cũng cùng cảnh ngộ lên Hà Nội làm việc, vợ chồng nhà anh Đỗ Văn Việt thuê nhà trọ trong ngõ 12, Đào Tấn đã lên Hà Nội làm thuê được gần chục năm.
Anh Việt làm nghề xe ôm còn chị vợ thì mua đồng nát. Tết Dương lịch này, cả hai vợ chồng anh đều không về quê ở Hải Hậu, Nam Định.
Nguyên do, năm ngoái vay mượn bà con, anh em, hai vợ chồng chị xây được căn nhà nhỏ cho ông bà với các cháu ở chắc chắn. Gần đến Tết, có người đòi, người không nhưng anh chị cũng phải gắng hết sức, trả được đồng nào hay đồng đó.
Rồi lại lo cái ăn ngày Tết cho gia đình, “Ở quê, nhà có nghèo nhưng Tết mà không có đủ bánh chưng, thịt cá và mừng tuổi bọn trẻ con thì không xong,” anh Việt chia sẻ.
Trốn “Tết”
Cuối năm giá cả hầu hết các mặt hàng đều leo thang, trong khi đồng lương và tiền thưởng Tết không có gì là cải thiện. Nhiều người dân nghèo tại Thủ đô cũng đang phải đối mặt với những áp lực ngày Tết.
Cô Trần Thị Hải (An Dương, Ba Đình, Hà Nội) là công nhân quốc phòng đã được trên 30 năm, song mức lương của cô cũng chỉ trên 3 triệu đồng. Chồng cô thì còn ít ỏi hơn, chú làm công nhân cơ khí thâm niêm 30 năm nhưng vì nhà máy không nhiều việc, nên lương tháng chỉ trung bình quanh mức 2 triệu.
Cầm 5 triệu mỗi tháng, chi tiêu cả vợ chồng, con cái (một đứa cấp III, một đứa đại học) cô Hải vã mồ hôi. Tháng nào tiêu vừa đủ thì nhẹ người, chứ tháng có đến vài đám hiếu, hỉ là cô Hải lại lâm vào cảnh nợ nần, vay chỗ này vá chỗ kia.
“Đời sống trong thành phố cái gì cũng đắt đỏ, may mà con cái ngoan ngoãn không đòi hỏi. Chứ nhiều năm nay, quần áo cả gia đình thường là đi xin của các anh chị, em trong họ, lỗi mốt nhưng còn tốt là được rồi,” cô Hải nói.
Cả hai vợ chồng cô Hải đều là người Hà Nội nên họ hàng rất nhiều. Ngày Tết, các cháu đến chơi, nguyên chỉ lo tiền mừng tuổi cũng “méo mặt.”
Cô Hải ngẫm nghĩ, rồi tâm sự: “Năm nay, gạo, thịt, gas đều tăng giá cao, tôi quyết định không gói bánh trưng, chỉ mua con gà và hai cái bánh cúng các cụ. Vợ chồng tôi cùng quan điểm, mình sống kham khổ nó quen rồi, nên tốt nhất là vui lòng chấp nhận cuộc sống hiện tại. Mấy ngày Tết này sẽ khóa cửa, ở trong nhà nghỉ ngơi. Chứ đầu năm mà vay nợ thì khổ lắm”.
Một hoàn cảnh khác, mặc dù là cặp vợ chồng trẻ, song gia đình chị Ngô Thu Hằng (Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) thủ quỹ của một tờ báo ngành cũng có không có gì khả dĩ hơn.
Chồng chị là công nhân ngành hóa chất, nên tổng thu nhập mỗi tháng hai vợ chồng cũng vẻn vẹn 5 triệu đồng, nuôi một đứa con bốn tuổi và chuẩn bị đón một bé con sắp ra đời vào khoảng tháng 3/2011.
Chi tiêu chỉ ưu tiên mua sữa và thuốc men cho cu con còn hai vợ chồng thì tằn tiện, như quay về đun nấu bằng bếp than tổ ong, phương tiện đi làm thay xe máy bằng xe buýt và thức ăn hàng ngày chuyển sang đậu, trứng, lạc… vừa đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn tiết kiệm được chút ít để dành cho ngày sinh nở.
“Tết năm nay chắc vợ chồng mình phải đi trốn thôi, có chút tiền thưởng bắt buộc phải dành dụm. Nhà bố mẹ mình ở Thành Công nhưng rất chật, nên hai mẹ con sẽ về tá túc, còn bố cháu cho về quê Nghệ An với ông nội. Như thế được cả đôi đường vừa hạn chế chi tiêu, vừa đảm nhiệm được nghĩa vụ con trưởng lo hương khói cho tổ tiên,” chị Hằng nói ./.
Hạnh Dũng (Vietnam+)