Bài 5: Chuyện rơi lệ ở nơi giành giật sự sống cho người mắc COVID-19

Những người gác niềm vui, nỗi buồn vì Tổ quốc

Đã hơn hai tháng nay, chiếc điện thoại là phương tiện duy nhất để điều dưỡng Thủy và chồng nhìn ngắm đứa con bé bỏng của mình...
Những người gác niềm vui, nỗi buồn vì Tổ quốc ảnh 1

Bài 5: Câu chuyện rơi lệ ở nơi giành giật sự sống cho người mắc COVID-19

Mỗi khi nhìn thấy mẹ - điều dưỡng Nguyễn Thị Thủy trên điện thoại, bé Sâu lại khóc, nằng nặc đòi mẹ về đón. Nhìn hàng nước mắt lăn dài trên má cô con gái mới 26 tháng tuổi, chị Thủy không khỏi day dứt. Nhiều đêm, mẹ chồng cô phải thức trắng để dỗ dành đứa cháu nội thiếu vòng tay cha mẹ.

Đã hơn hai tháng nay, chiếc điện thoại là phương tiện duy nhất để chị Thủy và chồng nhìn ngắm đứa con bé bỏng của mình...

Bố mẹ còn bận đi... bắt “con COVID-19”

Đều đặn vào 19 giờ tối hằng ngày, Sâu lại tìm điện thoại, tiến tới gần bà nội. Người phụ nữ đã ở cái tuổi về chiều nheo mắt bấm số, kết nối cho cô cháu gái nhỏ gặp mẹ.

Kể với chúng tôi câu chuyện ấy, điều dưỡng Nguyễn Thị Thủy (Khoa Viêm gan, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) bảo rằng đã hai tháng nay, căn nhà nhỏ của vợ chồng nhờ hàng xóm trông nom, cô con gái nhỏ gửi về Thái Bình còn hai vợ chồng ở hai nơi trên bệnh viện.

Điều dưỡng Thủy chia sẻ về những ngày “cắm chốt” tại bệnh viện:

Nhớ con lắm, nhưng công việc không cho phép Thủy và chồng là Đặng Văn Toản (điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) về thăm con. Mỗi lần gọi điện, thấy con khóc mà lòng họ như thắt lại. Hơn hai tháng nay, ba người trong gia đình nhỏ xinh ấy chỉ có thể nói chuyện với nhau qua sóng viễn thông.

Rồi những giọt nước mắt của cách xa cũng vơi dần, thay vào đó là những lời an ủi của cô gái nhỏ với mẹ: Con nhớ bố mẹ lắm, nhưng ông bà bảo bố mẹ đi “bắt con COVID-19.” Bao giờ hết dịch con mới được lên Hà Nội. Mẹ cố gắng làm việc nhé!.

Hết nói chuyện với mẹ, Sâu lại “với” sang bố Đặng Văn Toản: Bố mẹ nhanh “bắt con COVID-19” để về nhà với con.

Những người gác niềm vui, nỗi buồn vì Tổ quốc ảnh 2Những điều dưỡng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương gọi về nói chuyện với con. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Điều dưỡng Thủy tâm sự, 5 năm kể từ ngày về một nhà, chưa bao giờ hai vợ chồng lại phải xa nhau lâu đến vậy. Họ cũng chưa bao giờ xa con gái của mình nhiều đến thế.

Thủy kể, ngày 7/3, cô đi làm bình thường, Khoa vẫn có những bệnh nhân viêm gan, đến khi dịch COVID-19 giai đoạn 2 bùng phát tại Hà Nội, khoa được điều động nhận khám sàng lọc các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm COVID-19 trong khi vẫn có bệnh nhân viêm gan bình thường.

Khi đó, bệnh nhân vào chưa biết dương tính hay âm tính với virus SARD-CoV-2. Đến khi có kết quả xét nghiệm ra bệnh nhân dương tính, nhân viên cả khoa ở lại, đóng băng toàn khoa.

Điều dưỡng Thủy tâm sự, 5 năm kể từ ngày về một nhà, chưa bao giờ hai vợ chồng lại phải xa nhau lâu đến vậy. Họ cũng chưa bao giờ xa con gái của mình nhiều đến thế.

Điều dưỡng Thủy tâm sự, 5 năm kể từ ngày về một nhà, chưa bao giờ hai vợ chồng lại phải xa nhau lâu đến vậy. Họ cũng chưa bao giờ xa con gái của mình nhiều đến thế.

Nữ điều dưỡng nhớ lại: “Em không thể nào về gặp con được. Lúc đó anh Toản chưa phải cách ly nên hỏa tốc cho bé Sâu về quê về Thái Bình. Và cũng kể từ đó, tranh thủ giờ bé không ngủ, ngày nào em cũng gọi điện để bớt nhớ con.”

“Vợ ơi, ra cửa sổ nhìn nhau một lúc”

“Nối gót” vợ, Toản cũng vào cách ly tại bệnh viện sau khoảng 1 tuần, kể từ khi xuất hiện BN19.

Toản được phân công chăm sóc cho bệnh nhân dương tính trong tình trạng nặng chia theo ca 12 tiếng. Công việc chăm sóc cho bệnh nhân từ phát thuốc, thông số máy thở, tiêm, hút đờm, cho ăn, ngay cả đến việc tắm rửa, vệ sinh...

Vất vả là vậy, nhưng Toản không nề hà, mà điều đau đáu luôn thường trực trong anh chính là gia đình. Hai vợ chồng Thủy - Toản tuy chung viện nhưng lại khác khoa. Bởi thế, họ khó có thể gặp nhau khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Nhớ vợ quá, Toản gọi điện cho Thủy: “Vợ ơi, đi ra ngoài cửa sổ, nhìn nhau một lúc...”

Những người gác niềm vui, nỗi buồn vì Tổ quốc ảnh 3Điều dưỡng Đặng Văn Toản vẫy và nhìn Thuỷ từ toà nhà đối diện. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Rồi Toản ra hành lang tầng ba, Thủy ra cửa sổ tầng bốn của khu nhà 9 tầng, gọi điện nói chuyện và vẫy tay với nhau từ hai tòa nhà đối diện.

Toản kể rằng, khi ở Việt Nam bước vào giai đoạn 2 của COVID-19 cũng là thời điểm dịch bùng phát mạnh tại Trung Quốc. Đọc những tin tức cán bộ y tế bên nước bạn hàng nghìn người mắc bệnh, Toản cũng suy tư, chợt nghĩ tới tình huống nhỡ đâu chẳng may hai vợ chồng có làm sao thì con ai chăm sóc…?

Tuy nhiên, với những tín hiệu tốt từ công tác điều trị và phòng chống dịch của Việt Nam triển khai, trong anh có một niềm tin mãnh liệt vào việc sẽ đẩy lùi COVID-19.

Những người gác niềm vui, nỗi buồn vì Tổ quốc ảnh 4Điều dưỡng Thuỷ ra phía cửa sổ nhìn chồng từ toà nhà đối diện. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Điều dưỡng Thuỷ tâm sự, những ngày cách ly là những ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời với nhiều kỷ niệm cùng đồng nghiệp, gia đình, chồng con...

Khoa của Thủy tiếp nhận bệnh nhân ban đầu. Bệnh nhân mới sẽ vào thẳng khoa, được sàng lọc SARS-CoV-2. Khi bệnh nhân có kết quả dương tính thì chuyển đi điều trị chuyên biệt, nếu âm tính thì giữ lại khoa theo dõi.

Công việc hàng ngày của những người điều dưỡng gồm đón bệnh nhân, tiếp bệnh nhân, xếp bệnh nhân. Sau khi bác sỹ khám và cho chỉ định xong thì những điều dưỡng đi làm các xét nghiệm SARS-CoV-2 cho bệnh nhân như lấy máu, dịch họng… rồi gửi khoa xét nghiệm. Công việc trong những ngày chống dịch vất vả gấp nhiều lần bởi bệnh nhân phải cách ly, không được ra ngoài nên mọi việc đều đến tay điều dưỡng.

Rồi những giọt nước mắt của cách xa cũng vơi dần, thay vào đó là những lời an ủi của cô gái nhỏ với mẹ: Con nhớ bố mẹ lắm, nhưng ông bà bảo bố mẹ đi “bắt con COVID-19.” Bao giờ hết dịch con mới được lên Hà Nội. Mẹ cố gắng làm việc nhé!.

Mong mỏi ngày về

Rồi Thủy bảo, điều ấn tượng nhất của cô cùng đồng nghiệp là mỗi lần bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính, được ra viện. Khi ấy, cô cũng nghĩ rằng dịch sắp dứt, hai vợ chồng được về quê đón bé Sâu lên Hà Nội, quây quần như ngày trước dịch.

“Mỗi lần bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1, lần 2, lần 3, được công bố khỏi bệnh thì cả khoa ai cũng vui, cùng động viên an ủi nhau cố gắng,” Thủy cho hay.

Tại Khoa Viêm gan vào thời điểm giữa tâm dịch khoảng 70 bệnh nhân. Một ngày vào hơn 10-20 trường hợp là chuyện bình thường. Hiện nay tại Khoa chỉ còn hơn 30 bệnh nhân.

Những người gác niềm vui, nỗi buồn vì Tổ quốc ảnh 5 Những nữ điều dưỡng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nữ điều dưỡng kể, giữa tâm dịch, khi biết bệnh nhân dương tính, nhiều người có cảm giác lo lắng vì mình là người trực tiếp lấy xét nghiệm cho họ nên khả năng bị lây nhiễm cao. Cho dù biết đó chỉ là xác suất rất nhỏ và điều dưỡng, bác sỹ được trang bị thiết bị bảo hộ nghiêm ngặt. Theo lời Thủy, khi ngoáy họng bệnh nhân để lấy dịch là lúc nguy hiểm nhất nên cũng phải phòng hộ an toàn nhất.

Thủy chia sẻ, cả khoa có 6 điều dưỡng nữ đều ở lại viện chăm sóc bệnh nhân và cách ly. Từ khi có dịch, bệnh nhân nhiều thêm nên công việc chứ chất chồng. Mọi người đồng nghiệp nhớ con nhưng tất cả phải gạt đi nỗi nhớ ấy vì “ai cũng sợ, cũng về thì lấy ai là người điều trị cho bệnh nhân...”

Bác sỹ Trần Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp chia sẻ trong dịch COVID-19, khi bước chân vào phòng bệnh, ai cũng hiểu đó mình đang đối mặt với nguy cơ có thể bị lây nhiễm bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, đó là nghề nghiệp, là công việc của mình đã chọn nên chị thấy việc ấy không khó khăn bằng đối mặt với câu hỏi của con trẻ: Bao giờ mẹ về nhà?

Những người gác niềm vui, nỗi buồn vì Tổ quốc ảnh 6Y bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân trong tình trạng nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam+)

“Chúng tôi không biết ngày nào là ngày mình được rời bệnh viện nên không dám hứa ngày về với con vì sợ không giữ được lời. Khi đó là lúc chúng tôi thấy yếu đuối nhất trong ngày,” chị Ninh trải lòng.

Còn với bác sỹ Nguyễn Trung Cấp (Trưởng Khoa Cấp cứu) thì đây không phải là vụ dịch đầu tiên anh và đồng nghiệp trải qua. Cũng giống như nhiều ngành nghề khác trên tuyến đầu chống dịch, con trẻ đều thiệt thòi vì thiếu vắng bàn tay chăm sóc của cha mẹ.

Những người gác niềm vui, nỗi buồn vì Tổ quốc ảnh 7Những thông điệp các y bác sỹ gửi tới người dân trong thời điểm cao điểm của dịch COVID-19. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Từ khi có dịch, bệnh nhân nhiều thêm nên công việc chứ chất chồng. Mọi người đồng nghiệp nhớ con nhưng tất cả phải gạt đi nỗi nhớ ấy vì “ai cũng sợ, cũng về thì lấy ai là người điều trị cho bệnh nhân...”

Hiện tại, khó khăn vẫn chưa qua khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Những ngày gần đây, Việt Nam tuy không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng nhưng vẫn còn một số trường hợp tái mắc bệnh...

Dù vất vả, đối diện với nguy hiểm từ bệnh tật là vậy nhưng tất cả họ - những “anh hùng áo trắng” - chưa ai dừng lại trong cuộc chiến với “giặc COVID-19.”

Với họ, việc phải xa gia đình, xa những đứa con thơ, ở nơi tuyến đầu chống dịch là trách nhiệm cao cả khi đã mang trong mình lời thề Hippocrates./.

Xem toàn bộ chùm bài tại đây:

Bài 1: Bác sỹ, bệnh nhân kiên cường 'vượt bão' COVID-19
Bài 2: ‘Quân hàm xanh’ ngày đêm căng mình ngăn ‘giặc COVID-19’ nơi biên ải
Bài 3: Những lễ tân đặc biệt trong “khách sạn COVID-19”
Bài 4: Những người ngăn dịch ‘nhập khẩu’ vào nội địa
Bài 5: Câu chuyện rơi lệ ở nơi giành giật sự sống cho người mắc COVID-19

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục