“Những người con xa quê như chúng tôi luôn muốn đóng góp công sức, trí tuệ góp phần phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh,” ông Bùi Ái, kiều bào Pháp đã tâm sự như vậy khi về tham dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất.
Có lẽ đây không chỉ là mong muốn của riêng ông Ái mà là nguyện vọng của hàng triệu người con xa xứ đang ngày đêm hướng về Tổ quốc.
Sang Pháp từ khi còn là một thanh niên 17 tuổi, đến nay đã hơn 70 tuổi, ông Bùi Ái vẫn luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho quê nhà.
“Tôi bắt đầu trở về quê hương từ năm 1987-1988 và rất vui mừng khi chứng kiến sự đổi thay nhanh chóng của đất nước. Đời sống của người dân ngày càng sung túc. Đặc biệt hơn, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến người Việt Nam ở nước ngoài, luôn tạo điều kiện tốt hơn để bà con về tham gia đóng góp phát triển của đất nước,” ông Bùi Ái cho biết.
Vốn là giảng viên về điện và điện tử của trường Đại học Toulouse (Pháp), ông đã góp phần đào tạo hàng trăm sinh viên Việt Nam sang Pháp du học. Hiện tại, ông đang đầu tư tại Việt Nam hai công ty sản xuất van chống sét cho lưới điện cao áp và sản xuất máy ép nhựa công nghệ cao để sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Về nước tham dự Hội nghị lần này, ông Bùi Ái mong muốn hội ngộ, gặp gỡ với những bà con kiều bào trên khắp thế giới để hợp tác, phát triển các dự án kinh tế trên quê hương. Đặc biệt hơn, ông mong muốn gặp gỡ với nhiều tấm lòng hảo tâm, chung tay cùng ông giúp đỡ những người có cảnh ngộ khó khăn, đặc biệt là trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam/dioxin…
Rất tâm đắc với cách dùng từ 'Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài' là chia sẻ của ông Hoàng Văn Lộc, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Vương quốc Anh. Theo ông Lộc, cách dùng từ này làm cho người Việt xa quê hương thấy gần gũi hơn rất nhiều. Với ông, một người đã định cư tại Anh gần 20 năm, cụm từ này khiến ông có cảm giác như trở về nhà sau chuyến công tác dài.
Ông cho biết, công việc kinh doanh nhà hàng của gia đình ông tại thủ đô London đang được các con ông quản lý rất tốt. Còn ông, sau nhiều năm kinh doanh nơi xứ người, giờ ông dồn sức khỏe, tâm huyết cho công tác cộng đồng người Việt tại Anh.
Một trong những chương trình mà Hội người Việt Nam tại Vương quốc Anh đang triển khai rất hiệu quả là tổ chức các lớp dạy tiếng Việt, tăng cường gắn kết cộng đồng bằng văn hóa dân tộc.
Với Hội người Việt Nam tại Anh, xây dựng cộng đồng vững mạnh ở nước sở tại là nền tảng quan trọng để bà con giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước. Vì vậy, ông Lộc mong muốn Chính phủ hỗ trợ để mở rộng chương trình này tại Anh.
Đưa thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước đến với bà con kiều bào cũng là cách đóng góp thiết thực cho quê hương. Đó là quan điểm của ông Đinh Viết Tứ, kiều bào Mỹ.
Ông Tứ sống tại bang California và tham gia vào hai đài phát thanh tiếng Việt là đài “Tiếng quê hương” và “Việt Nam ngày nay”. Hai đài này nhận được sự ủng hộ tích cực của thính giả là người Việt Nam sống tại California. Mỗi ngày có khoảng 600-700 lượt ý kiến phản hồi, bàn luận cũng như những đóng góp trên tinh thần xây dựng khi thông tin về Việt Nam được phát trên đài.
Ông Đinh Viết Tứ khẳng định, đưa thông tin chính xác về tình hình Việt Nam đến với bà con kiều bào chính là cách giúp bà con hiểu rõ hơn về tình hình trong nước, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kiều bào….
58 tuổi và không còn nhiều thời gian để biến những việc muốn làm cho quê hương thành hiện thực là tâm sự chân thành rất hóm hỉnh của bác sỹ Nguyễn Tăng Tri, đại biểu từ Canada. Vì vậy, ông đã quyết định đưa cả gia đình về nước sau 17 năm sống xa quê hương.
Là một bác sỹ, mỗi lần về nước, điều ông trăn trở nhất là làm sao nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, bác sỹ Tri đã cùng nhiều đồng nghiệp Canada và Việt Nam về nước tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo và trao đổi chuyên môn.
Ông khẳng định, sau khi ổn định cuộc sống tại quê nhà, ông sẽ bắt tay ngay vào việc thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế kỹ thuật cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 2004, sau đó sang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật tại Đại học Strasbourg, lĩnh vực luật liên quan đến sở hữu trí tuệ mà Nguyễn Như Hà đang làm luận án thạc sĩ còn rất mới mẻ với Việt Nam. Pháp lại là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng được luật này.
Dù ngay từ bây giờ, Hà đã nhận được những lời mời làm việc rất hấp dẫn của nhiều văn phòng Luật tại Pháp nhưng anh “chỉ cộng tác để học hỏi kinh nghiệm”. Anh khẳng định, sau khi hoàn thành luận án sẽ về nước làm việc.
Hà chia sẻ, số lượng nghiên cứu sinh Việt Nam tại Pháp khá nhiều nhưng chuyên ngành Luật lại rất hiếm. Anh là nghiên cứu sinh Việt Nam duy nhất tại Đại học Strasbourg. Vì vậy, Hà mong muốn sẽ trở thành cầu nối giúp các sinh viên Việt Nam muốn theo học tại Đại học Strasbourg .
Với hơn 900 đại biểu từ 52 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất đã khẳng định công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đường lối, chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kiều bào là bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với nước khác.
Hội nghị là dịp để kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cảm nhận được sự nồng ấm và hạnh phúc như trở về chính ngôi nhà thân yêu của mình sau mỗi lần đi xa, tận mắt chứng kiến những đổi thay lớn lao của quê hương, hiểu biết sâu sắc hơn về những thuận lợi và khó khăn của đất nước, để củng cố niềm tin vào sự nghiệp xây dựng đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Từ đó, khi trở về nơi cư trú, kiều bào sẽ đóng góp nhiều hơn nữa để xây dựng một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, phát huy vai trò làm cầu nối tăng cường hiểu biết và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với đất nước mà bà con kiều bào sinh sống, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước./.
Có lẽ đây không chỉ là mong muốn của riêng ông Ái mà là nguyện vọng của hàng triệu người con xa xứ đang ngày đêm hướng về Tổ quốc.
Sang Pháp từ khi còn là một thanh niên 17 tuổi, đến nay đã hơn 70 tuổi, ông Bùi Ái vẫn luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho quê nhà.
“Tôi bắt đầu trở về quê hương từ năm 1987-1988 và rất vui mừng khi chứng kiến sự đổi thay nhanh chóng của đất nước. Đời sống của người dân ngày càng sung túc. Đặc biệt hơn, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến người Việt Nam ở nước ngoài, luôn tạo điều kiện tốt hơn để bà con về tham gia đóng góp phát triển của đất nước,” ông Bùi Ái cho biết.
Vốn là giảng viên về điện và điện tử của trường Đại học Toulouse (Pháp), ông đã góp phần đào tạo hàng trăm sinh viên Việt Nam sang Pháp du học. Hiện tại, ông đang đầu tư tại Việt Nam hai công ty sản xuất van chống sét cho lưới điện cao áp và sản xuất máy ép nhựa công nghệ cao để sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Về nước tham dự Hội nghị lần này, ông Bùi Ái mong muốn hội ngộ, gặp gỡ với những bà con kiều bào trên khắp thế giới để hợp tác, phát triển các dự án kinh tế trên quê hương. Đặc biệt hơn, ông mong muốn gặp gỡ với nhiều tấm lòng hảo tâm, chung tay cùng ông giúp đỡ những người có cảnh ngộ khó khăn, đặc biệt là trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam/dioxin…
Rất tâm đắc với cách dùng từ 'Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài' là chia sẻ của ông Hoàng Văn Lộc, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Vương quốc Anh. Theo ông Lộc, cách dùng từ này làm cho người Việt xa quê hương thấy gần gũi hơn rất nhiều. Với ông, một người đã định cư tại Anh gần 20 năm, cụm từ này khiến ông có cảm giác như trở về nhà sau chuyến công tác dài.
Ông cho biết, công việc kinh doanh nhà hàng của gia đình ông tại thủ đô London đang được các con ông quản lý rất tốt. Còn ông, sau nhiều năm kinh doanh nơi xứ người, giờ ông dồn sức khỏe, tâm huyết cho công tác cộng đồng người Việt tại Anh.
Một trong những chương trình mà Hội người Việt Nam tại Vương quốc Anh đang triển khai rất hiệu quả là tổ chức các lớp dạy tiếng Việt, tăng cường gắn kết cộng đồng bằng văn hóa dân tộc.
Với Hội người Việt Nam tại Anh, xây dựng cộng đồng vững mạnh ở nước sở tại là nền tảng quan trọng để bà con giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước. Vì vậy, ông Lộc mong muốn Chính phủ hỗ trợ để mở rộng chương trình này tại Anh.
Đưa thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước đến với bà con kiều bào cũng là cách đóng góp thiết thực cho quê hương. Đó là quan điểm của ông Đinh Viết Tứ, kiều bào Mỹ.
Ông Tứ sống tại bang California và tham gia vào hai đài phát thanh tiếng Việt là đài “Tiếng quê hương” và “Việt Nam ngày nay”. Hai đài này nhận được sự ủng hộ tích cực của thính giả là người Việt Nam sống tại California. Mỗi ngày có khoảng 600-700 lượt ý kiến phản hồi, bàn luận cũng như những đóng góp trên tinh thần xây dựng khi thông tin về Việt Nam được phát trên đài.
Ông Đinh Viết Tứ khẳng định, đưa thông tin chính xác về tình hình Việt Nam đến với bà con kiều bào chính là cách giúp bà con hiểu rõ hơn về tình hình trong nước, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kiều bào….
58 tuổi và không còn nhiều thời gian để biến những việc muốn làm cho quê hương thành hiện thực là tâm sự chân thành rất hóm hỉnh của bác sỹ Nguyễn Tăng Tri, đại biểu từ Canada. Vì vậy, ông đã quyết định đưa cả gia đình về nước sau 17 năm sống xa quê hương.
Là một bác sỹ, mỗi lần về nước, điều ông trăn trở nhất là làm sao nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, bác sỹ Tri đã cùng nhiều đồng nghiệp Canada và Việt Nam về nước tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo và trao đổi chuyên môn.
Ông khẳng định, sau khi ổn định cuộc sống tại quê nhà, ông sẽ bắt tay ngay vào việc thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế kỹ thuật cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 2004, sau đó sang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật tại Đại học Strasbourg, lĩnh vực luật liên quan đến sở hữu trí tuệ mà Nguyễn Như Hà đang làm luận án thạc sĩ còn rất mới mẻ với Việt Nam. Pháp lại là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng được luật này.
Dù ngay từ bây giờ, Hà đã nhận được những lời mời làm việc rất hấp dẫn của nhiều văn phòng Luật tại Pháp nhưng anh “chỉ cộng tác để học hỏi kinh nghiệm”. Anh khẳng định, sau khi hoàn thành luận án sẽ về nước làm việc.
Hà chia sẻ, số lượng nghiên cứu sinh Việt Nam tại Pháp khá nhiều nhưng chuyên ngành Luật lại rất hiếm. Anh là nghiên cứu sinh Việt Nam duy nhất tại Đại học Strasbourg. Vì vậy, Hà mong muốn sẽ trở thành cầu nối giúp các sinh viên Việt Nam muốn theo học tại Đại học Strasbourg .
Với hơn 900 đại biểu từ 52 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất đã khẳng định công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đường lối, chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kiều bào là bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với nước khác.
Hội nghị là dịp để kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cảm nhận được sự nồng ấm và hạnh phúc như trở về chính ngôi nhà thân yêu của mình sau mỗi lần đi xa, tận mắt chứng kiến những đổi thay lớn lao của quê hương, hiểu biết sâu sắc hơn về những thuận lợi và khó khăn của đất nước, để củng cố niềm tin vào sự nghiệp xây dựng đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Từ đó, khi trở về nơi cư trú, kiều bào sẽ đóng góp nhiều hơn nữa để xây dựng một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, phát huy vai trò làm cầu nối tăng cường hiểu biết và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với đất nước mà bà con kiều bào sinh sống, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước./.
(TTXVN/Vietnam+)