Mái tóc bạc phơ, khuôn mặt khắc khổ với hai má hõm sâu, mẹ Nguyễn Thị Thủy, 80 tuổi, ở xóm 2, Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh chăm chú lau chùi tấm bằng chứng nhận mẹ Việt Nam Anh hùng.
Trong những năm tháng chiến tranh, mẹ Thủy đã mất đi hai người thân yêu nhất là chồng và con. Hòa bình lặp lại, cuộc sống đã trở lại thanh bình nhưng vùng quê của mẹ lại luôn phải chống chọi với thiên tai, lũ dữ.
Vất vả chạy lũ một mình
Đường vào Hương Đô những ngày sau lũ bụi bay mù mịt, nơi đâu cũng bắt gặp cảnh người dân đang tất bật dọn dẹp nhà cửa sau khi lũ đi qua.
Căn nhà mái tranh cũ kỹ của mẹ Thủy nằm sát mép bờ sông Ngàn Sâu, khu vườn nhỏ tiêu điều với vài cái cây sót lại, hàng chuối xiêu vẹo ngả nghiêng, hàng cây dâm bụt bị xô hẳn sang bên và in đậm những vệt vàng loang lổ của nước lũ.
Dưới ánh nắng chiều, mẹ Thủy ngồi co ro trên chiếc ghế gỗ đã bị mục vì ngâm trong nước lâu ngày. Bằng giọng nói chậm rãi của người miền Trung, mẹ Thủy kể lại cho chúng tôi chặng đường đời và những ngày sống chung với lũ.
Trong kháng chiến, mẹ Thủy đi dân công phục vụ trên những tuyến đường bom đạn ác liệt. Hết chiến tranh, mẹ được xã cấp đất và dựng cho một ngôi nhà. Từ đó, cuộc sống của mẹ cũng chỉ quẩn quanh với vườn tược, ruộng đồng.
Nhớ lại trận lũ hôm 18/10, mẹ vẫn chưa hết bàng hoàng. Đêm ấy, lũ ào ạt dồn về, toàn bộ xã Hương Đô chìm trong biển nước. Căn nhà nhỏ sát dòng Ngàn Sâu lẩy bẩy trong mưa gió. Rồi nước lũ cứ dâng cao dần...
Chỉ tay lên nóc nhà, phía dưới có chiếc ghế cao lênh khênh, mẹ bảo phải bắc chiếc ghế đó để trèo lên nóc nhà trú tạm tránh lũ.
“Nước ngập xâm xấp nóc nhà, tôi cố gắng cầm cái đục, trổ ra hàng mái ngói để có thể nhìn ra ngoài. Xung quanh cả một bể nước,” mẹ Thủy nhớ lại.
Khi đó, mẹ Thủy chỉ biết cố gắng cầm chặt di ảnh của hai người thân với chút lực tàn còn lại. Giữa khoảng mênh mông nước, tiếng kêu cứu của mẹ Thủy chỉ được đáp lại bằng tiếng nước đổ ào ào, tiếng gió rít, vỗ mạnh vào hiên nhà.
Trong lúc tuyệt vọng ấy, mẹ Thủy được một bà cụ hàng xóm chèo mủng sang cứu.
“Đúng lúc nước dâng lên sát nóc nhà, bà Hiển đã sang kịp và đưa tôi đến nơi cao hơn,” mẹ Thủy cho hay.
Người cứu mẹ Thủy là bà Nguyễn Thị Hiển, đã hơn 60 tuổi, sống cách nhà mẹ Thủy khoảng 50m. Tuy quãng đường giữa hai nhà không lớn, song giữa mêng mông biển lũ, gió giật mưa to, quãng đường trở nên nguy hiểm với người phụ nữ trên một chiếc mủng nhỏ.
Bà Hiền nói, khi mủng tiến sát nhà mẹ Thủy thì nước đã tràn vào mái, hai bà cụ chỉ còn biết gắng gượng hết sức để níu vào chiếc mủng nhỏ, trở về bên nhà bà Hiển. Vào được trong nóc nhà bà Hiển, cả hai thở phào nhẹ nhõm, nhưng nước vẫn tiếp tục ngày càng dâng cao. Hai bà cụ lại tiếp tục kêu cứu.
Một vạt xóm làng thoi thóp dưới dòng lũ sâu. Mỳ tôm cũng cạn dần, hai bà cụ đã gần như hết hy vọng.
Đúng lúc này, hai bố con em Trần Văn Đạt, xóm 9, xã Hương Đô đã chống sào đưa thuyền đến. Nhưng nước mỗi lúc một cao, con thuyền không có cách nào tiếp cận được với ngôi nhà. Hai bà lão trên nóc nhà lả đi vì đói và kiệt sức.
“Mẹ chỉ thấy cháu Đạt nhảy tòm xuống nước, bơi một chập đến rồi đưa mẹ mấy gói mỳ tôm,” mẹ Thủy kể.
Sau đó, ngày ngày, Đạt lại cùng bố mang cơm và nước đến cứu đói cho hai bà cụ cho đến khi nước rút, rồi họ đưa các cụ về nhà mình ở.
Ấm tình người trong cơn lũ dữ
Trận lũ lịch sử vừa đi qua không chỉ để lại những khó khăn mà cũng thắp lửa tình thương, gắn kết mọi người cùng cảnh ngộ giúp nhau thoát cơn hoạn nạn.
Tại căn nhà khang trang và cao ráo, bác Nguyễn Hữu Hùng đang hì hụi kê lại bàn ghế. Bác cho chúng tôi biết trong trận lũ vừa qua, do nước ngập sâu, toàn bộ những nhà xung quanh đều bị nước “nuốt chửng. Nhà bác cao nhất xóm nên đã trở thành điểm trú ngụ cho mọi người.
Dẫn chúng tôi lên gác hai, bác Hùng chỉ tay vào khoảng sân rộng nói: “Đây là chỗ mà mọi người ăn ngủ những ngày ngập, năm hộ gia đình với 27 người đều sinh sống tại đây trong hai đợt lũ.”
Trên khoảng sân đó, vài bà hòn gạch bi cùng chiếc kiềng sắt kê tạm nấu ăn vẫn còn, tro bếp in đậm thành vệt đen trên sân.
“Vì hoàn cảnh như rứa, tôi cũng chỉ giúp đỡ láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Khi người ta gặp khó khăn, chỉ một nắm cơm, bát cháo cầm hơi cũng là tấm lòng chia sẻ đồng cam cộng khổ,” bác Hùng tâm sự.
Không chỉ nhà bác Hùng mà ở các điểm cao chạy lũ của tỉnh miền Trung khi lũ tràn về đều được người dân chọn làm nơi lánh nạn qua ngày.
Tại trường trung học cơ sở Lộc Yên, khi lũ đổ về xã, toàn bộ bà con trong xóm 4 đều chạy tản lên tầng hai. Trường học nằm trên gò đồi cao nên không bị ảnh hưởng nhiều. Bà con tận dụng bàn ghế là giường chiếu ngủ nhờ.
Những ngày này, các tình nguyện viên, thanh niên xung kích của xã Hương Đô đang tất bật công tác dọn dẹp bùn đất, lau chùi nhà cửa, trường học để cuộc sống dần dần ổn định. Nơi nào chúng tôi đi qua cũng đều bắt gặp những tình cảm chia sẻ của đồng bào miền Trung sau cơn hoạn nạn.
Cầm chiếc cào lúa lùa vào khoảng bùn nhão nhoét, anh Nguyễn Quốc Lợi, xóm 4, Lộc Hạ, Hương Khê, Hà Tĩnh đang cùng với thanh niên tình nguyện dọn dẹp trường tiểu học Lộc Yên. Anh nói, may mà có trường làm điểm sinh sống độ nhật cho bà con trong mấy ngày lũ vừa qua, chứ không thì chẳng còn chỗ nào mà tá túc.
Con lũ dữ đã đi qua, hậu quả của nó còn bề bộn, nhưng ngọn lửa tình người thắp lên từ những người như bác Hùng, bà Hiển, hai bố con em Đạt cùng rất nhiều người khác càng ấm nồng hơn bao giờ hết./.
Trong những năm tháng chiến tranh, mẹ Thủy đã mất đi hai người thân yêu nhất là chồng và con. Hòa bình lặp lại, cuộc sống đã trở lại thanh bình nhưng vùng quê của mẹ lại luôn phải chống chọi với thiên tai, lũ dữ.
Vất vả chạy lũ một mình
Đường vào Hương Đô những ngày sau lũ bụi bay mù mịt, nơi đâu cũng bắt gặp cảnh người dân đang tất bật dọn dẹp nhà cửa sau khi lũ đi qua.
Căn nhà mái tranh cũ kỹ của mẹ Thủy nằm sát mép bờ sông Ngàn Sâu, khu vườn nhỏ tiêu điều với vài cái cây sót lại, hàng chuối xiêu vẹo ngả nghiêng, hàng cây dâm bụt bị xô hẳn sang bên và in đậm những vệt vàng loang lổ của nước lũ.
Dưới ánh nắng chiều, mẹ Thủy ngồi co ro trên chiếc ghế gỗ đã bị mục vì ngâm trong nước lâu ngày. Bằng giọng nói chậm rãi của người miền Trung, mẹ Thủy kể lại cho chúng tôi chặng đường đời và những ngày sống chung với lũ.
Trong kháng chiến, mẹ Thủy đi dân công phục vụ trên những tuyến đường bom đạn ác liệt. Hết chiến tranh, mẹ được xã cấp đất và dựng cho một ngôi nhà. Từ đó, cuộc sống của mẹ cũng chỉ quẩn quanh với vườn tược, ruộng đồng.
Nhớ lại trận lũ hôm 18/10, mẹ vẫn chưa hết bàng hoàng. Đêm ấy, lũ ào ạt dồn về, toàn bộ xã Hương Đô chìm trong biển nước. Căn nhà nhỏ sát dòng Ngàn Sâu lẩy bẩy trong mưa gió. Rồi nước lũ cứ dâng cao dần...
Chỉ tay lên nóc nhà, phía dưới có chiếc ghế cao lênh khênh, mẹ bảo phải bắc chiếc ghế đó để trèo lên nóc nhà trú tạm tránh lũ.
“Nước ngập xâm xấp nóc nhà, tôi cố gắng cầm cái đục, trổ ra hàng mái ngói để có thể nhìn ra ngoài. Xung quanh cả một bể nước,” mẹ Thủy nhớ lại.
Khi đó, mẹ Thủy chỉ biết cố gắng cầm chặt di ảnh của hai người thân với chút lực tàn còn lại. Giữa khoảng mênh mông nước, tiếng kêu cứu của mẹ Thủy chỉ được đáp lại bằng tiếng nước đổ ào ào, tiếng gió rít, vỗ mạnh vào hiên nhà.
Trong lúc tuyệt vọng ấy, mẹ Thủy được một bà cụ hàng xóm chèo mủng sang cứu.
“Đúng lúc nước dâng lên sát nóc nhà, bà Hiển đã sang kịp và đưa tôi đến nơi cao hơn,” mẹ Thủy cho hay.
Người cứu mẹ Thủy là bà Nguyễn Thị Hiển, đã hơn 60 tuổi, sống cách nhà mẹ Thủy khoảng 50m. Tuy quãng đường giữa hai nhà không lớn, song giữa mêng mông biển lũ, gió giật mưa to, quãng đường trở nên nguy hiểm với người phụ nữ trên một chiếc mủng nhỏ.
Bà Hiền nói, khi mủng tiến sát nhà mẹ Thủy thì nước đã tràn vào mái, hai bà cụ chỉ còn biết gắng gượng hết sức để níu vào chiếc mủng nhỏ, trở về bên nhà bà Hiển. Vào được trong nóc nhà bà Hiển, cả hai thở phào nhẹ nhõm, nhưng nước vẫn tiếp tục ngày càng dâng cao. Hai bà cụ lại tiếp tục kêu cứu.
Một vạt xóm làng thoi thóp dưới dòng lũ sâu. Mỳ tôm cũng cạn dần, hai bà cụ đã gần như hết hy vọng.
Đúng lúc này, hai bố con em Trần Văn Đạt, xóm 9, xã Hương Đô đã chống sào đưa thuyền đến. Nhưng nước mỗi lúc một cao, con thuyền không có cách nào tiếp cận được với ngôi nhà. Hai bà lão trên nóc nhà lả đi vì đói và kiệt sức.
“Mẹ chỉ thấy cháu Đạt nhảy tòm xuống nước, bơi một chập đến rồi đưa mẹ mấy gói mỳ tôm,” mẹ Thủy kể.
Sau đó, ngày ngày, Đạt lại cùng bố mang cơm và nước đến cứu đói cho hai bà cụ cho đến khi nước rút, rồi họ đưa các cụ về nhà mình ở.
Ấm tình người trong cơn lũ dữ
Trận lũ lịch sử vừa đi qua không chỉ để lại những khó khăn mà cũng thắp lửa tình thương, gắn kết mọi người cùng cảnh ngộ giúp nhau thoát cơn hoạn nạn.
Tại căn nhà khang trang và cao ráo, bác Nguyễn Hữu Hùng đang hì hụi kê lại bàn ghế. Bác cho chúng tôi biết trong trận lũ vừa qua, do nước ngập sâu, toàn bộ những nhà xung quanh đều bị nước “nuốt chửng. Nhà bác cao nhất xóm nên đã trở thành điểm trú ngụ cho mọi người.
Dẫn chúng tôi lên gác hai, bác Hùng chỉ tay vào khoảng sân rộng nói: “Đây là chỗ mà mọi người ăn ngủ những ngày ngập, năm hộ gia đình với 27 người đều sinh sống tại đây trong hai đợt lũ.”
Trên khoảng sân đó, vài bà hòn gạch bi cùng chiếc kiềng sắt kê tạm nấu ăn vẫn còn, tro bếp in đậm thành vệt đen trên sân.
“Vì hoàn cảnh như rứa, tôi cũng chỉ giúp đỡ láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Khi người ta gặp khó khăn, chỉ một nắm cơm, bát cháo cầm hơi cũng là tấm lòng chia sẻ đồng cam cộng khổ,” bác Hùng tâm sự.
Không chỉ nhà bác Hùng mà ở các điểm cao chạy lũ của tỉnh miền Trung khi lũ tràn về đều được người dân chọn làm nơi lánh nạn qua ngày.
Tại trường trung học cơ sở Lộc Yên, khi lũ đổ về xã, toàn bộ bà con trong xóm 4 đều chạy tản lên tầng hai. Trường học nằm trên gò đồi cao nên không bị ảnh hưởng nhiều. Bà con tận dụng bàn ghế là giường chiếu ngủ nhờ.
Những ngày này, các tình nguyện viên, thanh niên xung kích của xã Hương Đô đang tất bật công tác dọn dẹp bùn đất, lau chùi nhà cửa, trường học để cuộc sống dần dần ổn định. Nơi nào chúng tôi đi qua cũng đều bắt gặp những tình cảm chia sẻ của đồng bào miền Trung sau cơn hoạn nạn.
Cầm chiếc cào lúa lùa vào khoảng bùn nhão nhoét, anh Nguyễn Quốc Lợi, xóm 4, Lộc Hạ, Hương Khê, Hà Tĩnh đang cùng với thanh niên tình nguyện dọn dẹp trường tiểu học Lộc Yên. Anh nói, may mà có trường làm điểm sinh sống độ nhật cho bà con trong mấy ngày lũ vừa qua, chứ không thì chẳng còn chỗ nào mà tá túc.
Con lũ dữ đã đi qua, hậu quả của nó còn bề bộn, nhưng ngọn lửa tình người thắp lên từ những người như bác Hùng, bà Hiển, hai bố con em Đạt cùng rất nhiều người khác càng ấm nồng hơn bao giờ hết./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)