Những khoảnh khắc xúc động suốt hải trình vượt biển đến Trường Sa
Thăm hỏi quân, dân trên đảo xa, rưng rưng khoé mắt trong phút tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ... là những kỷ niệm đáng nhớ trong hải trình vượt trùng khơi đến thăm biển đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Hùng Võ
Chiều 4/5, tại Cảng biển quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, cán bộ chiến sỹ Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân đã long trọng tổ chức lễ tiễn đoàn công tác ra thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 theo nghi thức của quân đội.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tàu kiểm ngư KN 491 làm 'cầu nối' chở đoàn công tác ra thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Đoàn công tác số 9 do Chuẩn đô đốc, Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải Quân Phạm Văn Luyện làm trưởng đoàn, đến thăm, động viên và tặng quà cho cán bộ chiến sỹ tại đảo Sinh Tồn Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại đảo Sinh Tồn Đông, đoàn công tác thăm viếng mộ tử sỹ. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ông Tạ Đình Thi thay mặt đoàn đại biểu Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thăm và trao quà cho đảo Sinh Tồn Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Đoàn đại biểu Tổng công ty đường sắt Việt Nam chia sẻ cảm xúc khi đến thăm đảo. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Nhiều đại biểu trong đoàn công tác đã không kìm nổi nước mắt khi gặp các chiến sỹ còn rất trẻ đang ngày đêm vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió ở đảo xa. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Do nước biển xuống thấp, các chiến sỹ tại đảo Sinh Tồn Đông đã xuống biển đẩy xuồng đưa đoàn đại biểu ra khỏi bãi san hô để lên tàu tiếp tục hải trình đi thăm các đảo. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Các chiến sỹ kéo xuồng đưa đoàn đại biểu ra khỏi bãi san hô để lên tàu. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Đoàn đại biểu thăm hỏi các cán bộ chiến sỹ tại đảo Tốc Tan C. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại đảo An Bang, do sóng lớn, việc tiếp cận được đảo rất khó khăn, đoàn công tác không thể đến đảo bằng xuồng máy mà phải dùng xuồng kéo. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Việc tiếp cận đảo An Bang rất khó khăn, đoàn công tác không thể đến đảo bằng xuồng máy mà phải dùng xuồng kéo. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An tặng quà động viên cán bộ chiến sỹ tại đảo Đá Tây A. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trong hải trình 8 ngày vượt trùng khơi nối tình yêu đất liền với biển đảo, đoàn công tác cũng đã tổ chức 2 lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại vùng biển đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma, Đoàn công tác đã tổ chức lễ tưởng niệm, thể hiện niềm tiếc thương vô hạn, kính cẩn nghiêng mình trước hương hồn 64 liệt sỹ đã hiến dâng tuổi thanh xuân và sự sống của mình cho sự bình yên của Tổ quốc. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Lễ tưởng niệm được tổ chức trang nghiêm trong niềm xúc động sâu sắc, trước anh linh của những cán bộ, chiến sỹ hải quân đã anh dũng hy sinh vì biển đảo của quê hương. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Giữa biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, những nén nhang, bông hoa cúc vàng cùng hơn 200 con hạc trắng do tự tay các thành viên đoàn công tác gấp đã được thả xuống biển khơi, gửi gắm lòng biết ơn vô hạn với những anh hùng liệt sỹ. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tại đảo Trường Sa lớn, nơi được xem là “thủ đô” của quần đảo Trường Sa, ngay khi tàu cập cảng, đoàn công tác đã được cán bộ, chiến sỹ cùng nhân dân ra đón trong niềm hân hoan. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Chuẩn đô đốc, Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải Quân Phạm Văn Luyện - Trưởng đoàn công tác hỏi thăm người dân ở trên Đảo Trường Sa lớn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Xúc động nhất là nghi lễ chào cờ với “10 lời thề” thể hiện ý chí quật cường, niềm kiêu hãnh của Trường Sa, tình yêu với Tổ quốc và tiếng hát quốc ca hào hùng cất vang xua tan cái nóng trên đảo. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ngay sau nghi lễ chào cờ, đoàn công tác đã tổ chức thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Đài liệt sỹ và Nhà tưởng niệm Bác Hồ. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những nén nhang và những giọt nước mắt xúc động. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trước lúc kết thúc hải trình, tàu KN 491 đã chở đoàn công tác tới thăm Nhà giàn DK1. Chúng tôi càng khâm phục các chiến sỹ nơi đây vì Nhà giàn nằm giữa biển, cao chênh vênh. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Con tàu KN491 đã áp sát Nhà giàn DK1/17 để thực hiện buổi thăm và làm việc, nhưng do sóng to gió lớn nên các thành viên trên tàu đã không thể lên được nhà giàn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Qua bộ đàm, đội Văn nghệ xung kích Cần Thơ cất vang tiếng hát như gửi trọn tâm tình đến các chiến sỹ. Tiếng hát lẫn vào tiếng sóng gió biển khiến các chiến sỹ nghe đứt quãng. Tất cả đều xúc động, khâm phục, biết ơn những người lính biển. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Thay mặt gần 200 thành viên trên tàu, Chuẩn đô đốc, Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải Quân Phạm Văn Luyện - Trưởng đoàn công tác đã gửi lời thăm hỏi, động viên, chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ nhà giàn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trước lúc trở về đất liền, tàu KN 491 đã kéo ba hồi còi tạm biệt, rồi đi quanh khu vực nhà giàn chào tạm biệt. Nhiều người đã không kìm nổi nước mắt... (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Qua chuyến công tác này, các thành viên trong đoàn công tác nhận thức sâu sắc hơn vai trò và trí của biển đảo, thềm lục địa là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Mỗi cán bộ trong đoàn công tác càng thấy yêu quê hương đất nước, tự hào trong mình mang dòng máu Lạc Hồng và sống có trách nhiệm hơn, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển và vững mạnh. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên biển đã hoàn thành bộ tài liệu điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam.
Sau 10 năm triển khai Chiến lược biển, diện mạo kinh tế Việt Nam đã thay đổi khá toàn diện, trong đó lấy sự thay đổi tư duy hướng mạnh ra biển làm tiền đề để nước ta sớm trở thành quốc gia biển mạnh.
Sáng 12/5, tàu 904 của Hải đoàn 129 Hải quân (Quân chủng Hải Quân) đã đưa 2 trong 6 ngư dân gặp nạn trên biển được tàu 904 cứu nạn, về đến cảng của đơn vị ở thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Từ ngày 4 đến 12/5, gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan khác nhau trên cả nước đã "hội quân" tại Cảng biển quốc tế Cam Ranh để bắt đầu hải trình nối tình yêu đất liền với biển đảo Trường Sa.
EVN đã khánh thành văn phòng trụ sở làm việc tại huyện đảo Trường Sa, đánh dấu sự hiện diện chính thức của ngành điện lực Việt Nam trên hệ thống các đảo trong quần đảo này.