Việc thâm nhập Trung Quốc - thị trường đầy tiềm năng - của GM đang gặt hái thành công bước đầu. Tuy nhiên, con đường phía trước của hãng ôtô Mỹ cũng còn không ít chông gai.
“Ai cũng biết Trung Quốc luôn muốn nắm giữ các quyết định trong các liên doanh sản xuất ôtô với nước ngoài,” ông Michael Dunne, một nhà phân tích, nói, “tại Trung Quốc, nếu bạn không nắm quyền kiểm soát, bạn chỉ là công cụ của họ mà thôi."
Rất khó khăn và tốn kém, GM mới có được thêm 1% cổ phần trong Tập đoàn ôtô Thượng Hải (SAIC) sau khi bỏ ra số tiền 84,5 triệu USD. Và đương nhiên, GM ở thế yếu trong liên doanh này.
Nhưng GM không muốn rời Trung Quốc và thực tế, họ cũng có ít lựa chọn.
Tại Hàn Quốc, GM cũng đã từng đầu tư rất cơ bản vào đối tác Daewoo và thậm chí cả đối tác của Daewoo là Suzuki. Cuối cùng thì vẫn có sự tham gia của người Trung Quốc khi gần đây nhất, GM đã quyết định hợp tác tay ba tại Hàn Quốc với các đối tác là Ngân hàng phát triển Hàn Quốc và… SAIC (SAIC là cổ đông chi phối của hãng xe Hàn Quốc SsangYong).
Tháng 10/2009, trong bối cảnh khủng hoảng, GM đã bỏ ra số tiền 416 triệu USD để nâng số cổ phần trong liên doanh GM Daewoo từ 50,1% lên 70,1%.
“Mọi người cần hiểu rõ hơn về việc liên kết giữa GM và các đối tác Trung Quốc," ông Wale, một quan chức của GM Thượng Hải, nói, “nó không chỉ là việc kiểm soát mà là việc hai bên cùng nhau hướng tới thành công. Nếu chúng ta nắm giữ 90% cổ phần mà làm ăn chẳng ra gì thì cũng chẳng bao giờ có được thành công ở Trung Quốc."
Ông Wale nói thêm: “Tôi đã mời ban lãnh đạo mới của GM đến thăm Trung Quốc vào tháng Sáu tới."
Thị trường xe hơi Trung Quốc giờ đây đã lớn mạnh hơn nhiều so với hơn 10 năm trước. Nhưng quyết định của GM liên kết với Wuling lại là một câu chuyện khác.
Wuling có trụ ở nằm ở tỉnh Liễu Châu, phía Nam Trung Quốc. Năm 1998, khi GM đặt vấn đề liên doanh, Wuling là một trong 100 hãng xe thuộc sở hữu nhà nước. Thời đó, hãng xe Trung Quốc mong có được từ GM những kỹ thuật nghề nghiệp mà hãng đã không có được từ đối tác trước - nhà sản xuất Nhật Bản Mitsubishi.
Về phần mình, GM chỉ mong có thể chế tạo được những chiếc xe cỡ nhỏ giá rẻ. Trong lĩnh vực này, Wuling là sự lựa chọn đúng bởi họ đứng thứ tư Trung Quốc về sản xuất xe tải nhỏ, với 11% thị phần thị trường. Đứng đầu Trung Quốc trong phân khúc xe này là Changan Motor, nắm trong tay 40% thị phần.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách, trong đó nêu rõ rằng các hãng xe nước ngoài chỉ được liên doanh với hai đối tác Trung Quốc, nếu một trong số đó chuyên sản xuất xe thương mại, đối tác còn lại chuyên sản xuất xe du lịch.
GM đã tỏ ra khéo léo trong các mối quan hệ này. Đầu tiên, hãng đầu tư vào cả hai liên doanh. Đến năm 2001, GM Thượng Hải (chứ không phải GM) tiếp tục đầu tư để nắm được tới 36% cổ phần trong Wuling.
Nhưng giờ đây, sau khi những mẫu xe của Wuling trở thành hàng "hot" trên thị trường, chiếm tới 45% thị phần, GM lại ước giá mà họ nắm được nhiều cổ phần hơn trong hãng xe Trung Quốc.
GM đưa ra một đề nghị mới - hãng sẽ mua thêm để nâng tổng số cổ phần của mình trong Wuling lên 49,9%. Trong khi đó, SAIC nắm cổ phần điều khiển với 50,1%, nhưng các quan chức thành phố Liễu Châu chưa đồng ý với đề xuất này.
Không phủ nhận việc những chiếc Wuling Sunshin, với sự “góp mặt” của GM, đang ngày càng bán được nhiều tại Trung Quốc. Nhưng như ông Tsien nói: “Đối với Wuling, chiếc xe chẳng có thay đổi gì nhiều bởi nếu có thì đó là do GM. Còn về phía Wuling, hầu như chúng tôi chẳng phải làm gì. Nghĩa là, chúng tôi chỉ phải bỏ ra rất ít tiền để có được thành công hôm nay."
Khi mới liên doanh với GM, Wuling bán được 140.000 xe/năm bằng đội ngũ 400 nhân viên bán hàng. Năm 2009, hãng bán được một triệu xe với số nhân viên bán hàng ít hơn trước đây 100 người.
Nhưng đối với người Mỹ, nhà máy cũ kỹ của Wuling ở Liễu Châu thực sự là một cơn ác mộng khi những nhà xưởng nóng nực chẳng có hệ thống thông gió hay điều hòa. Thu nhập bình quân công nhân là 150 USD/tháng (trong khi công nhân sản xuất ôtô ở Detroit nhận lương 28 USD/giờ). Chỉ có những người làm quản lý như Tsien mới được nhận nhiều tiền và làm việc trong văn phòng hiện đại.
Chiến lược của Wuling dường như là sản xuất ra những chiếc xe giá rẻ có mẫu mã theo như người Mỹ mong muốn. Ít nhất thì GM đã giúp Wuling vận hành dây chuyền kiểm soát chất lượng các phụ tùng do đối tác cung cấp để sản xuất xe hơi. Nhưng những cái mà người Trung Quốc có được trong các liên doanh sản xuất ôtô, họ lại mang đi đâu đó, để “dùng một mình."
Dù sao thì GM cũng đã thay đổi để thích ứng. Trung tâm thiết kế xe hơi của hãng đặt tại Thượng Hải đã “thức thời” hơn với thị trường Trung Quốc để cho “ra lò” những mẫu xe giá rẻ. Bằng chứng gần đây nhất là việc họ cho xuất xưởng và bán chiếc Chevrolet New Sail tại Trung Quốc từ tháng Giêng năm nay.
Đây là mẫu xe subcompact giá rẻ, được lắp động cơ xăng 1.2 hay 1.4. Trên xe có hai túi khí, đạt tiêu chuẩn bốn sao về thử nghiệm đâm đổ. So với xe tiêu chuẩn Mỹ thì chiếc New Sail ít sắt thép hơn, ít thanh gia cường ở khung và cửa xe hơn…Đương nhiên, giá cũng rẻ hơn (nhiều).
Được bán với giá từ 8.400-10.100USD/chiếc, Chevrolet New Sail hy vọng sẽ là sản phẩm bán chạy ở nhiều thị trường. Tại Trung Quốc, GM hy vọng bán được 150.000 chiếc/năm./.
Bài 1: Mẫu xe Wuling Sunshine và hy vọng của hãng GM
Bài 2: Trung Quốc - Thị trường đầy tiềm năng
“Ai cũng biết Trung Quốc luôn muốn nắm giữ các quyết định trong các liên doanh sản xuất ôtô với nước ngoài,” ông Michael Dunne, một nhà phân tích, nói, “tại Trung Quốc, nếu bạn không nắm quyền kiểm soát, bạn chỉ là công cụ của họ mà thôi."
Rất khó khăn và tốn kém, GM mới có được thêm 1% cổ phần trong Tập đoàn ôtô Thượng Hải (SAIC) sau khi bỏ ra số tiền 84,5 triệu USD. Và đương nhiên, GM ở thế yếu trong liên doanh này.
Nhưng GM không muốn rời Trung Quốc và thực tế, họ cũng có ít lựa chọn.
Tại Hàn Quốc, GM cũng đã từng đầu tư rất cơ bản vào đối tác Daewoo và thậm chí cả đối tác của Daewoo là Suzuki. Cuối cùng thì vẫn có sự tham gia của người Trung Quốc khi gần đây nhất, GM đã quyết định hợp tác tay ba tại Hàn Quốc với các đối tác là Ngân hàng phát triển Hàn Quốc và… SAIC (SAIC là cổ đông chi phối của hãng xe Hàn Quốc SsangYong).
Tháng 10/2009, trong bối cảnh khủng hoảng, GM đã bỏ ra số tiền 416 triệu USD để nâng số cổ phần trong liên doanh GM Daewoo từ 50,1% lên 70,1%.
“Mọi người cần hiểu rõ hơn về việc liên kết giữa GM và các đối tác Trung Quốc," ông Wale, một quan chức của GM Thượng Hải, nói, “nó không chỉ là việc kiểm soát mà là việc hai bên cùng nhau hướng tới thành công. Nếu chúng ta nắm giữ 90% cổ phần mà làm ăn chẳng ra gì thì cũng chẳng bao giờ có được thành công ở Trung Quốc."
Ông Wale nói thêm: “Tôi đã mời ban lãnh đạo mới của GM đến thăm Trung Quốc vào tháng Sáu tới."
Thị trường xe hơi Trung Quốc giờ đây đã lớn mạnh hơn nhiều so với hơn 10 năm trước. Nhưng quyết định của GM liên kết với Wuling lại là một câu chuyện khác.
Wuling có trụ ở nằm ở tỉnh Liễu Châu, phía Nam Trung Quốc. Năm 1998, khi GM đặt vấn đề liên doanh, Wuling là một trong 100 hãng xe thuộc sở hữu nhà nước. Thời đó, hãng xe Trung Quốc mong có được từ GM những kỹ thuật nghề nghiệp mà hãng đã không có được từ đối tác trước - nhà sản xuất Nhật Bản Mitsubishi.
Về phần mình, GM chỉ mong có thể chế tạo được những chiếc xe cỡ nhỏ giá rẻ. Trong lĩnh vực này, Wuling là sự lựa chọn đúng bởi họ đứng thứ tư Trung Quốc về sản xuất xe tải nhỏ, với 11% thị phần thị trường. Đứng đầu Trung Quốc trong phân khúc xe này là Changan Motor, nắm trong tay 40% thị phần.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách, trong đó nêu rõ rằng các hãng xe nước ngoài chỉ được liên doanh với hai đối tác Trung Quốc, nếu một trong số đó chuyên sản xuất xe thương mại, đối tác còn lại chuyên sản xuất xe du lịch.
GM đã tỏ ra khéo léo trong các mối quan hệ này. Đầu tiên, hãng đầu tư vào cả hai liên doanh. Đến năm 2001, GM Thượng Hải (chứ không phải GM) tiếp tục đầu tư để nắm được tới 36% cổ phần trong Wuling.
Nhưng giờ đây, sau khi những mẫu xe của Wuling trở thành hàng "hot" trên thị trường, chiếm tới 45% thị phần, GM lại ước giá mà họ nắm được nhiều cổ phần hơn trong hãng xe Trung Quốc.
GM đưa ra một đề nghị mới - hãng sẽ mua thêm để nâng tổng số cổ phần của mình trong Wuling lên 49,9%. Trong khi đó, SAIC nắm cổ phần điều khiển với 50,1%, nhưng các quan chức thành phố Liễu Châu chưa đồng ý với đề xuất này.
Không phủ nhận việc những chiếc Wuling Sunshin, với sự “góp mặt” của GM, đang ngày càng bán được nhiều tại Trung Quốc. Nhưng như ông Tsien nói: “Đối với Wuling, chiếc xe chẳng có thay đổi gì nhiều bởi nếu có thì đó là do GM. Còn về phía Wuling, hầu như chúng tôi chẳng phải làm gì. Nghĩa là, chúng tôi chỉ phải bỏ ra rất ít tiền để có được thành công hôm nay."
Khi mới liên doanh với GM, Wuling bán được 140.000 xe/năm bằng đội ngũ 400 nhân viên bán hàng. Năm 2009, hãng bán được một triệu xe với số nhân viên bán hàng ít hơn trước đây 100 người.
Nhưng đối với người Mỹ, nhà máy cũ kỹ của Wuling ở Liễu Châu thực sự là một cơn ác mộng khi những nhà xưởng nóng nực chẳng có hệ thống thông gió hay điều hòa. Thu nhập bình quân công nhân là 150 USD/tháng (trong khi công nhân sản xuất ôtô ở Detroit nhận lương 28 USD/giờ). Chỉ có những người làm quản lý như Tsien mới được nhận nhiều tiền và làm việc trong văn phòng hiện đại.
Chiến lược của Wuling dường như là sản xuất ra những chiếc xe giá rẻ có mẫu mã theo như người Mỹ mong muốn. Ít nhất thì GM đã giúp Wuling vận hành dây chuyền kiểm soát chất lượng các phụ tùng do đối tác cung cấp để sản xuất xe hơi. Nhưng những cái mà người Trung Quốc có được trong các liên doanh sản xuất ôtô, họ lại mang đi đâu đó, để “dùng một mình."
Dù sao thì GM cũng đã thay đổi để thích ứng. Trung tâm thiết kế xe hơi của hãng đặt tại Thượng Hải đã “thức thời” hơn với thị trường Trung Quốc để cho “ra lò” những mẫu xe giá rẻ. Bằng chứng gần đây nhất là việc họ cho xuất xưởng và bán chiếc Chevrolet New Sail tại Trung Quốc từ tháng Giêng năm nay.
Đây là mẫu xe subcompact giá rẻ, được lắp động cơ xăng 1.2 hay 1.4. Trên xe có hai túi khí, đạt tiêu chuẩn bốn sao về thử nghiệm đâm đổ. So với xe tiêu chuẩn Mỹ thì chiếc New Sail ít sắt thép hơn, ít thanh gia cường ở khung và cửa xe hơn…Đương nhiên, giá cũng rẻ hơn (nhiều).
Được bán với giá từ 8.400-10.100USD/chiếc, Chevrolet New Sail hy vọng sẽ là sản phẩm bán chạy ở nhiều thị trường. Tại Trung Quốc, GM hy vọng bán được 150.000 chiếc/năm./.
Bài 1: Mẫu xe Wuling Sunshine và hy vọng của hãng GM
Bài 2: Trung Quốc - Thị trường đầy tiềm năng
Tùng Lâm (Vietnam+)