Trong thời gian giữ chức Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Kofi Annan được coi là ngôi sao sáng trong các mối quan hệ quốc tế. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Viên kim cương của lục địa đen đã đem đến sự hồi sinh và sức sống mới cho cơ quan quyền lực nhất thế giới sau hai nhiệm kỳ lãnh đạo của mình. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Với những cống hiến to lớn cho nhân loại, ngày 10/12/2001, ông Annan (trái) và Liên hợp quốc đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ông Kofi Annan (giữa) thăm một bệnh nhân nhiễm AIDS tại Bangkok, Thái Lan tháng 7/2014. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nhằm cải thiện đời sống người dân trên thế giới, ông Annan đã tích cực kêu gọi các quốc gia phát triển giúp đỡ những nước nghèo hơn, xoá nghèo và bất bình đẳng. Nhờ có ông mà tầng lớp dân nghèo được chú ý nhiều hơn và có được sự chia sẻ sâu sắc của cộng đồng quốc tế. (Nguồn: AFP/TTXVN)
10 năm trên cương vị người đứng đầu cơ quan quyền lực nhất thế giới, ông Annan đã được các nhà phân tích, chính trị gia đánh giá là vị Tổng thư ký xuất sắc nhất trong lịch sử Liên hợp quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)
Công cuộc cải tổ Liên hợp quốc cũng được ông sắp xếp khá thành công với việc loại bỏ 1.000 trong số 6.000 vị trí trong trụ sở Liên hợp quốc tại New York. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngay trong tuần lễ đầu tiên ở cương vị Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Annan đã thực hiện chuyến công du tới Washington để tìm sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ trong bối cảnh Liên hợp quốc đang đứng bên bờ vực phá sản và vấp phải thái độ thù nghịch của Chính phủ Mỹ. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 24/5/2006, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đức Lương tiếp Tổng Thư ký Liên Hợp Kofi Annan. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đức Lương hội đàm với Tổng thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Ngày 24/5/2006, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Ngày 24/5/2006, tại trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan và Phu nhân đến thăm khu di tích lịch sử Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ngày 24/5/2006. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Ngày 8/9/2000, tại Trụ sở Liên hợp quốc, Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan. (Ảnh: Trọng Nghiệp/TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đức Lương hội đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan. (Ảnh: Trọng nghiệp/TTXVN)
Năm 1993, ông được Tổng thư ký Liên hợp quốc lúc đó là Boutros Boutros-Ghali đề cử giữ vị trí cao nhất trong lực lượng gìn giữ hòa bình, nắm quyền chỉ huy 70.000 nhân viên quân sự và dân sự đến từ 77 quốc gia có mặt trong 17 chương trình gìn giữ hòa bình trên thế giới. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Năm 1962, ông Annan bắt đầu làm việc cho Liên hợp quốc với tư cách là nhân viên kế toán thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong khoảng thời gian từ năm 1976-1990, ông Annan đi lại liên tục giữa New York và Geneva. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan. (Ảnh: TTXVN phát)
Cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan. (Ảnh: TTXVN phát)
(TTXVN/Vietnam+)