Bé Hưng năm tuổi ở Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội, nép mình bên cánh cửa, nhìn lén ra ngoài ngõ, thèm thuồng cảnh thằng Tú đang chơi đá bóng cùng bố nó. Bố mẹ Hưng ly dị nhau đã một năm, vì vậy em chỉ sống cùng mẹ và thiếu hẳn sự quan tâm của cha.
Trường hợp như của bé Minh ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại. Tình trạng ly hôn, rủi ro về bệnh tật tai nạn, mốt sinh con không cha… đang có chiều hướng gia tăng khiến cho không ít gia đình lâm vào cảnh "nhà không nóc". Cuộc sống thiếu cha đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý cũng như sự hoàn thiện nhân cách của trẻ.
Số phận những đứa nhỏ
Vợ chồng chị Hường ở Thanh Liệt, Hà Nội mới chia tay nhau chưa đầy nửa năm. Chị được quyền nuôi Thu Hương, con gái duy nhất của anh chị, năm nay cháu mới lên ba.
Chị Hường kể rằng, khi gia đình chưa tan đàn xẻ nghé, bé Hương ít khi theo bố vì anh không chiều con bằng chị. Tuy nhiên, chị thực sự bất ngờ, thời gian đầu ở riêng với mẹ, suốt ngày Hương đòi bố. Dỗ dành không được, chị Hường đành quát mắng cho con nín. Cũng từ đó, bé Hương không dám khóc đòi bố nữa nhưng nó cũng chẳng dám đòi bất cứ thứ gì.
Có lần thương con, chị Hường cho bé ra phố ăn kem, Hương thấy những đứa trẻ khác được cả bố mẹ chơi cùng, đôi mắt nó cứ nhìn riết theo khiến chị Hường phải chạnh lòng.
“Tôi đã giật mình khi chứng kiến cảm xúc của con. Nó mới có ba tuổi. Từng cân nhắc những hơn thiệt cho con trước khi chấm dứt cuộc sống 'ngục tù' với người đàn ông vũ phu nhưng tôi vẫn chưa lường hết được con mình sẽ thế này,” chị Hường rớm nước mắt khi kể lại những bất hạnh của mẹ con chị.
Có hoàn cảnh tương tự như bé Hương, cháu Lực 12 tuổi, đang học lớp 7 ở Thượng Thanh, Gia Lâm, Hà Nội, đã phải thiếu tình cảm của bố trong suốt tám năm qua.
Mẹ em làm công nhân cho một công ty may mặc ở Long Biên thường phải đi sớm về muộn. Việc học hành của em cũng ít khi được mẹ hỏi han đến. Không nhận được sự kèm cặp của mẹ lại thiếu vắng việc dạy dỗ của cha, Lực đã sao nhãng học hành, lao vào các trò chơi điện tử. Hàng xóm cho biết, nhiều hôm em chơi đến 12 giờ đêm dù mẹ liên tục gọi rồi đến bắt về. Nghiện game, Lực trở nên hung tính, thậm chí có lần em còn lấy dao đe dọa mẹ mình.
Khác với Hương và Lực, Hoan 15 tuổi ở Định Công, Hà Nội không phải sống cảnh cha mẹ ly hôn nhưng cũng gần bảy năm qua, từ khi bố em qua đời vì tai nạn giao thông, Hoan đã sống trong gia đình mọi người đều là nữ.
Chị em kể rằng, là con trai lại sắp sang tuổi trưởng thành nhưng tính cách của Hoan nhẹ nhàng như con gái, dễ thẹn thùng. Em được coi là đứa con ngoan vì làm gì cũng theo ý mẹ nhưng cũng vì thế mà em rất thụ động trong cuộc sống của mình.
“Lúc nhà tôi còn sống, Hoan là một đứa bé rất nghịch, nó thích đá bóng, chơi trò đua xe với bố. Sau này, suốt ngày Hoan quanh quẩn bên mẹ, bà nội và càng ngày cháu càng rụt rè hơn,” mẹ Hoan kể lại.
Cần có người đàn ông cho con
Các nhà xã hội học và chuyên gia tâm lý khẳng định, khi không có cha, đứa trẻ bị khuyết một vai xã hội trong việc giáo dục. Người mẹ dù tốt đến đâu cũng không thể thay thế được bố chúng. Sự chăm sóc, giáo dục của mẹ chỉ là đơn điệu, một chiều vì họ không có được những kinh nghiệm của người bố trong việc này. Do vậy, đứa trẻ không được chăm sóc đầy đủ về tình cảm đồng thời thiếu đi một mẫu của người cha là cương quyết, mạnh mẽ.
Những đứa trẻ thiếu cha dù bất cứ lý do nào cũng chịu những mặc cảm, nhất là khi chúng không biết rõ nguyên nhân. Ở số trẻ này, chúng thường xuất hiện tâm lý tự ti dẫn đến sự phát triển tâm sinh lý không đầy đủ.
Nhiều trường hợp trẻ thiếu cha do ly hôn hay do chúng là những đứa con ngoài giá thú sẽ bị tác động của dư luận xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của trẻ.
Mặt khác, trẻ thường nhìn người đi trước như hình mẫu. Thường thì cha mẹ là những hình ảnh đẹp nhất đối với con. Mất cha, trẻ không còn thấy hình ảnh của "cây cao bóng cả" để chúng nương tựa nữa.
Theo đó, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam khuyên rằng, người mẹ nên giáo dục thông qua lời hát ru, chuyện kể… về hình ảnh những người đàn ông tốt để thế vào khoảng trống thiếu cha cho con trẻ. Bên cạnh đó cũng cần có những lời giải thích dễ hiểu về việc con thiếu cha. Xây dựng hình ảnh người cha đẹp trong mắt chúng để trẻ có thể nhìn thấy hình ảnh của cha mình qua những người đàn ông khác.
Ông Bình cũng nhấn mạnh, những trẻ khuyết cha, nhất là con trai, nên cho chúng tiếp xúc nhiều hơn với ông, chú, bác cũng như những người đàn ông tốt khác để chúng được ảnh hưởng sự mạnh mẽ, nam tính. Nhờ đó sẽ hạn chế được sự méo mó về tinh thần của trẻ.
(Nhân vật trong bài đã được đổi tên)
Trường hợp như của bé Minh ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại. Tình trạng ly hôn, rủi ro về bệnh tật tai nạn, mốt sinh con không cha… đang có chiều hướng gia tăng khiến cho không ít gia đình lâm vào cảnh "nhà không nóc". Cuộc sống thiếu cha đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý cũng như sự hoàn thiện nhân cách của trẻ.
Số phận những đứa nhỏ
Vợ chồng chị Hường ở Thanh Liệt, Hà Nội mới chia tay nhau chưa đầy nửa năm. Chị được quyền nuôi Thu Hương, con gái duy nhất của anh chị, năm nay cháu mới lên ba.
Chị Hường kể rằng, khi gia đình chưa tan đàn xẻ nghé, bé Hương ít khi theo bố vì anh không chiều con bằng chị. Tuy nhiên, chị thực sự bất ngờ, thời gian đầu ở riêng với mẹ, suốt ngày Hương đòi bố. Dỗ dành không được, chị Hường đành quát mắng cho con nín. Cũng từ đó, bé Hương không dám khóc đòi bố nữa nhưng nó cũng chẳng dám đòi bất cứ thứ gì.
Có lần thương con, chị Hường cho bé ra phố ăn kem, Hương thấy những đứa trẻ khác được cả bố mẹ chơi cùng, đôi mắt nó cứ nhìn riết theo khiến chị Hường phải chạnh lòng.
“Tôi đã giật mình khi chứng kiến cảm xúc của con. Nó mới có ba tuổi. Từng cân nhắc những hơn thiệt cho con trước khi chấm dứt cuộc sống 'ngục tù' với người đàn ông vũ phu nhưng tôi vẫn chưa lường hết được con mình sẽ thế này,” chị Hường rớm nước mắt khi kể lại những bất hạnh của mẹ con chị.
Có hoàn cảnh tương tự như bé Hương, cháu Lực 12 tuổi, đang học lớp 7 ở Thượng Thanh, Gia Lâm, Hà Nội, đã phải thiếu tình cảm của bố trong suốt tám năm qua.
Mẹ em làm công nhân cho một công ty may mặc ở Long Biên thường phải đi sớm về muộn. Việc học hành của em cũng ít khi được mẹ hỏi han đến. Không nhận được sự kèm cặp của mẹ lại thiếu vắng việc dạy dỗ của cha, Lực đã sao nhãng học hành, lao vào các trò chơi điện tử. Hàng xóm cho biết, nhiều hôm em chơi đến 12 giờ đêm dù mẹ liên tục gọi rồi đến bắt về. Nghiện game, Lực trở nên hung tính, thậm chí có lần em còn lấy dao đe dọa mẹ mình.
Khác với Hương và Lực, Hoan 15 tuổi ở Định Công, Hà Nội không phải sống cảnh cha mẹ ly hôn nhưng cũng gần bảy năm qua, từ khi bố em qua đời vì tai nạn giao thông, Hoan đã sống trong gia đình mọi người đều là nữ.
Chị em kể rằng, là con trai lại sắp sang tuổi trưởng thành nhưng tính cách của Hoan nhẹ nhàng như con gái, dễ thẹn thùng. Em được coi là đứa con ngoan vì làm gì cũng theo ý mẹ nhưng cũng vì thế mà em rất thụ động trong cuộc sống của mình.
“Lúc nhà tôi còn sống, Hoan là một đứa bé rất nghịch, nó thích đá bóng, chơi trò đua xe với bố. Sau này, suốt ngày Hoan quanh quẩn bên mẹ, bà nội và càng ngày cháu càng rụt rè hơn,” mẹ Hoan kể lại.
Cần có người đàn ông cho con
Các nhà xã hội học và chuyên gia tâm lý khẳng định, khi không có cha, đứa trẻ bị khuyết một vai xã hội trong việc giáo dục. Người mẹ dù tốt đến đâu cũng không thể thay thế được bố chúng. Sự chăm sóc, giáo dục của mẹ chỉ là đơn điệu, một chiều vì họ không có được những kinh nghiệm của người bố trong việc này. Do vậy, đứa trẻ không được chăm sóc đầy đủ về tình cảm đồng thời thiếu đi một mẫu của người cha là cương quyết, mạnh mẽ.
Những đứa trẻ thiếu cha dù bất cứ lý do nào cũng chịu những mặc cảm, nhất là khi chúng không biết rõ nguyên nhân. Ở số trẻ này, chúng thường xuất hiện tâm lý tự ti dẫn đến sự phát triển tâm sinh lý không đầy đủ.
Nhiều trường hợp trẻ thiếu cha do ly hôn hay do chúng là những đứa con ngoài giá thú sẽ bị tác động của dư luận xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của trẻ.
Mặt khác, trẻ thường nhìn người đi trước như hình mẫu. Thường thì cha mẹ là những hình ảnh đẹp nhất đối với con. Mất cha, trẻ không còn thấy hình ảnh của "cây cao bóng cả" để chúng nương tựa nữa.
Theo đó, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam khuyên rằng, người mẹ nên giáo dục thông qua lời hát ru, chuyện kể… về hình ảnh những người đàn ông tốt để thế vào khoảng trống thiếu cha cho con trẻ. Bên cạnh đó cũng cần có những lời giải thích dễ hiểu về việc con thiếu cha. Xây dựng hình ảnh người cha đẹp trong mắt chúng để trẻ có thể nhìn thấy hình ảnh của cha mình qua những người đàn ông khác.
Ông Bình cũng nhấn mạnh, những trẻ khuyết cha, nhất là con trai, nên cho chúng tiếp xúc nhiều hơn với ông, chú, bác cũng như những người đàn ông tốt khác để chúng được ảnh hưởng sự mạnh mẽ, nam tính. Nhờ đó sẽ hạn chế được sự méo mó về tinh thần của trẻ.
(Nhân vật trong bài đã được đổi tên)
Thúy Mơ (Vietnam+)