Tính chất đặc trưng của mùa siêu mua sắm cuối năm chính là mức độ hoạt động của người dùng sẽ tăng đột biến.
Đây cũng chính là cơ hội để các nhân viên tiếp thị thúc đẩy mức độ tương tác, khả năng bán hàng và cơ hội xây dựng lòng trung thành.
Nhưng có một thách thức rất lớn mà nhân viên tiếp thị nào cũng phải đối diện và giải quyết chính là thời gian.
Chỉ khi chuẩn bị đầy đủ chiến lược marketing và công nghệ, bạn mới có thể dễ dàng triển khai chiến lược marketing một cách chuẩn xác và không tốn quá nhiều nguồn lực và thời gian.
Để tăng trưởng mạnh mẽ hơn, doanh nghiệp cần tạo ra những trải nghiệm khách hàng liền mạch ở tất cả các điểm chạm.
Hành trình người dùng không chỉ là một đường thẳng mà cần là một vòng lặp liên tục.
Hành vi người dùng hiện nay thay đổi nhanh chóng và đòi hỏi sự tương tác thường xuyên, để thực hiện điều này, chiến dịch cần đáp ứng đủ các nhu cầu như đa kênh, đúng thời điểm, đúng thông điệp, thực hiện ngay tại thời gian thực nhằm giữ người dùng tương tác và đầu tư vào thương hiệu của bạn.
Dựa trên dữ liệu ẩn danh của hơn 350 đối tác hiện tại trên toàn thế giới cùng hàng triệu phiên truy cập, Insider đã thống kê, phân tích số liệu và đưa ra những dự đoán về xu hướng của mùa siêu mua sắm 2021.
Qua số liệu cho thấy mùa siêu mua sắm cuối năm là thời điểm vàng cho cả người dùng và marketer, năm 2019 Black Friday đã thu hút 93,2 triệu người mua sắm trực tuyến và đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại - 71,4 tỷ USD.
Ngành thời trang cũng không thua kém khi dự đoán với con số tổng doanh thu toàn cầu năm 2021 lên đến 635,17 tỷ USD.
Về làm đẹp và mỹ phẩm, doanh số trực tuyến Sephora tại Anh từ 2019-2020 đã tăng 30% và dự đoán sẽ tăng hơn nữa khi xu hướng người dùng đã dần quen với việc mua sắm online.
Nội thất và đồ dùng gia đình cũng là một ngành đáng chú ý bởi xu hướng làm việc tại nhà, mọi người sẽ tập trung hoàn thiện căn nhà trở nên tiện lợi và thoải mái hơn.
Cụ thể hơn, xét về tỷ lệ chuyển đổi trong các năm 2019-2020 và dự đoán cho năm nay, ta dễ thấy trong năm 2021, tỷ lệ chuyển đổi các ngành điện tử tiêu dùng và thời trang có xu hướng tăng nhẹ, trong khi những ngành như làm đẹp và mỹ phẩm và nội thất & đồ dùng gia đình lại có dấu hiệu giảm nhẹ.
Điều này cho thấy sau một thời gian làm quen với việc mua hàng online cùng sự ảnh hưởng của COVID, hành vi mua sắm cũng như mức chi tiêu đã bị ảnh hưởng.
Khách hàng dần có yêu cầu cao hơn với các thương hiệu, họ sẽ chỉ quyết định mua hàng khi được đáp ứng những trải nghiệm nhanh chóng, liền mạch, không bị làm phiền và đúng nhu cầu mua sắm.
Tỷ lệ thoát trang cũng là một trong những chỉ số quan trọng để marketers có thể lên các chiến dịch để thu hút người dùng trong thời gian ngắn nhất hoặc giữ chân người dùng khi họ có dấu hiệu rời trang để tham khảo sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Nhìn chung tỷ lệ thoát trang có xu hướng ngày càng tăng cao đối với hầu hết các ngành trừ Nội thất và Đồ dùng gia đình chỉ hơi giảm nhẹ.
Ngoài việc người dùng ngày càng trở nên khó tính, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng chính là do thị trường hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt khi các thương hiệu đã bắt đầu chuyển đổi số, các sàn ecommerce hoạt động mạnh mẽ cũng khiến bạn có thể mất khách hàng một cách nhanh chóng.
Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, bạn cần chuẩn bị những chiến lược marketing “tốc chiến tốc thắng" nhưng vẫn đảm bảo “dựa trên dữ liệu để truyền tải những trải nghiệm người dùng với nội dung cá nhân hóa đúng người, đúng kênh, đúng thời điểm.”./.