Tám giờ tối, chị Hồng, giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn ở Đông Anh, Hà Nội vẫn cặm cụi ký quyết định khen thưởng cho nhân viên. Chị biết rằng bữa tối của gia đình sẽ phải nhờ vào tay chồng.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, ở Việt Nam đã có nhiều phụ nữ thành đạt như chị Hồng, thậm chí có những người còn vươn lên để hơn chồng. Đằng sau niềm tự hào cũng có không ít khó khăn và nỗi buồn họ từng trải qua.
Nhân đôi nỗi nhọc nhằn
Từ cổ xưa, ở Việt Nam, xã hội luôn đề cao thiên chức làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ. Điều này gắn liền với nhiệm vụ chăm sóc chồng con cũng như việc nội trợ của họ.
Dù hiện nay đã có ít nhiều thay đổi trong quan niệm đó nhưng hầu hết các bà vợ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc nhà. Chính vì vậy, đa số những phụ nữ thành đạt vừa cống hiến sức lao động cho xã hội đồng thời vẫn phải cặm cụi việc lớn nhỏ ở gia đình. Nỗi vất vả của họ dường như phải nhân đôi.
Chị Thu Cúc, Giám đốc dịch vụ của Công ty sửa chữa ô tô ở Hà Nội là một ví dụ. Thời gian làm việc của chị không dừng lại tám tiếng trong ngày. Có những buổi, tới chín giờ tối chị vẫn còn ngồi lại cơ quan để bàn chiến lược kinh doanh.
Mặc dù thế, trở về nhà, rất hiếm khi chị Cúc được nghỉ. Các buổi đêm, lúc mọi người say sưa giấc ngủ, chị cặm cụi gom quần áo cả gia đình thay ra đem vào máy giặt. Thời gian đợi để phơi chúng, người phụ nữ này lại tranh thủ lau dọn nhà cửa.
“'Ô sin' thời nay sợ lắm, chị chẳng dám thuê. Ông xã thì làm lái xe đi suốt ngày. Bà nội tuổi đã cao, lo cơm nước cho các cháu đã là tốt lắm rồi,” chị Cúc giải thích nỗi vất vả của mình.
Ở một trường hợp khác, chị Hạnh là hiệu trưởng trường mầm non tư thục ở Thanh Liệt, Hà Nội. Thời gian dành cho công việc của chị không nhiều như chị Cúc. Tuy vậy, chị cũng luôn phải đau đầu với những bài toán làm thế nào để trường của chị đạt chất lượng tốt nhất, có sức cạnh tranh với những trường mầm non tư thục khác đang mọc lên hàng ngày.
“Công việc ngoài xã hội thì ai cũng phải vất vả, nhưng thời gian mình về nhà cũng bận rộn không kém. Dựng xe một cái là tất bật chạy đi chợ, về nấu ăn. Lo cơm nước, tắm giặt cho con rồi lại kèm chúng học. Xong xuôi việc thì cũng vừa hết một ngày,” chị Hạnh tâm sự.
“Nữ vương” trong mắt những người chồng
Những phụ nữ thành đạt hơn chồng thường được bạn bè và xã hội ngưỡng mộ nhưng không phải ai cũng nhận được sự tán thưởng của chồng mình.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho biết, đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nghiêm túc nào ở Việt Nam về những gia đình có vợ thành đạt hơn chồng. Tuy vậy, có tới ba phần năm những ông chồng cảm thấy “cay mũi” khi vợ vượt qua mình.
Ông Bình lý giải hiện thực này là do sự ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo qua nhiều thế hệ người Việt. Tư tưởng gia trưởng ăn sâu trong tâm thức người đàn ông. Họ quen ở vị trí “thống trị” trong gia đình nên dễ tự ái khi thấy mình không được bằng vợ.
Như trường hợp của anh Hoàng [nhân vật đã được đổi tên – pv], nhân viên văn phòng cho một công ty trách nhiệm hữu hạn ở Hà Nội. Vợ anh là trợ lý giám đốc cho công ty phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Anh đã quen với công việc ngồi một chỗ nên không thích vợ suốt ngày đi công tác.
Anh kể, dù không bắt vợ từ bỏ công việc nhưng chưa khi nào anh tỏ ra hài lòng với địa vị chị đang có. Không chỉ vậy, đã khá lâu, vợ chồng không đi chơi cùng nhau bởi điều làm anh khó chịu là mỗi lần đến đâu cũng chỉ thấy người ta ca ngợi vợ mình…
“Dù cô ấy biết cách cư xử lễ độ với chồng nhưng đi cùng nhau dường như người ta chẳng quan tâm đến tiếng nói của mình,” anh Hoàng tâm sự.
Mặt khác, khi thành đạt hơn chồng, một số bà vợ chính thức nắm quyền “lãnh đạo” trong gia đình khiến chồng bị lép vế.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình chỉ ra đây là một trong số những nguyên nhân cơ bản làm cho nhiều gia đình vợ thành đạt hơn chồng có nguy cơ tan vỡ.
Tuy vậy, không ít người vợ thành đạt hơn chồng đã xây dựng mái ấm của mình được hạnh phúc. Hầu hết họ là những người biết phân phối thời gian, sức lực cho xã hội và gia đình. Hơn nữa, họ là những người may mắn nhận được sự “hâm mộ”, động viên từ chồng.
Giống như chị Hồng, những lúc bận rộn đã có ông xã động viên và đỡ đần công việc, nhà văn Võ Thị Xuân Hà được mệnh danh là người đàn bà giỏi hơn chồng cũng tự hào về gia đình hạnh phúc của mình.
“Bình thường chồng tôi ít nói. Anh thể hiện niềm trân trọng vợ bằng cách thay tôi làm việc nhà khi cần thiết. Thế nhưng, mỗi lần ngồi uống bia với bạn thì anh lại rất hay lấy tôi ra để ‘khoe’,” chị Hà chia sẻ./.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, ở Việt Nam đã có nhiều phụ nữ thành đạt như chị Hồng, thậm chí có những người còn vươn lên để hơn chồng. Đằng sau niềm tự hào cũng có không ít khó khăn và nỗi buồn họ từng trải qua.
Nhân đôi nỗi nhọc nhằn
Từ cổ xưa, ở Việt Nam, xã hội luôn đề cao thiên chức làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ. Điều này gắn liền với nhiệm vụ chăm sóc chồng con cũng như việc nội trợ của họ.
Dù hiện nay đã có ít nhiều thay đổi trong quan niệm đó nhưng hầu hết các bà vợ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc nhà. Chính vì vậy, đa số những phụ nữ thành đạt vừa cống hiến sức lao động cho xã hội đồng thời vẫn phải cặm cụi việc lớn nhỏ ở gia đình. Nỗi vất vả của họ dường như phải nhân đôi.
Chị Thu Cúc, Giám đốc dịch vụ của Công ty sửa chữa ô tô ở Hà Nội là một ví dụ. Thời gian làm việc của chị không dừng lại tám tiếng trong ngày. Có những buổi, tới chín giờ tối chị vẫn còn ngồi lại cơ quan để bàn chiến lược kinh doanh.
Mặc dù thế, trở về nhà, rất hiếm khi chị Cúc được nghỉ. Các buổi đêm, lúc mọi người say sưa giấc ngủ, chị cặm cụi gom quần áo cả gia đình thay ra đem vào máy giặt. Thời gian đợi để phơi chúng, người phụ nữ này lại tranh thủ lau dọn nhà cửa.
“'Ô sin' thời nay sợ lắm, chị chẳng dám thuê. Ông xã thì làm lái xe đi suốt ngày. Bà nội tuổi đã cao, lo cơm nước cho các cháu đã là tốt lắm rồi,” chị Cúc giải thích nỗi vất vả của mình.
Ở một trường hợp khác, chị Hạnh là hiệu trưởng trường mầm non tư thục ở Thanh Liệt, Hà Nội. Thời gian dành cho công việc của chị không nhiều như chị Cúc. Tuy vậy, chị cũng luôn phải đau đầu với những bài toán làm thế nào để trường của chị đạt chất lượng tốt nhất, có sức cạnh tranh với những trường mầm non tư thục khác đang mọc lên hàng ngày.
“Công việc ngoài xã hội thì ai cũng phải vất vả, nhưng thời gian mình về nhà cũng bận rộn không kém. Dựng xe một cái là tất bật chạy đi chợ, về nấu ăn. Lo cơm nước, tắm giặt cho con rồi lại kèm chúng học. Xong xuôi việc thì cũng vừa hết một ngày,” chị Hạnh tâm sự.
“Nữ vương” trong mắt những người chồng
Những phụ nữ thành đạt hơn chồng thường được bạn bè và xã hội ngưỡng mộ nhưng không phải ai cũng nhận được sự tán thưởng của chồng mình.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho biết, đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nghiêm túc nào ở Việt Nam về những gia đình có vợ thành đạt hơn chồng. Tuy vậy, có tới ba phần năm những ông chồng cảm thấy “cay mũi” khi vợ vượt qua mình.
Ông Bình lý giải hiện thực này là do sự ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo qua nhiều thế hệ người Việt. Tư tưởng gia trưởng ăn sâu trong tâm thức người đàn ông. Họ quen ở vị trí “thống trị” trong gia đình nên dễ tự ái khi thấy mình không được bằng vợ.
Như trường hợp của anh Hoàng [nhân vật đã được đổi tên – pv], nhân viên văn phòng cho một công ty trách nhiệm hữu hạn ở Hà Nội. Vợ anh là trợ lý giám đốc cho công ty phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Anh đã quen với công việc ngồi một chỗ nên không thích vợ suốt ngày đi công tác.
Anh kể, dù không bắt vợ từ bỏ công việc nhưng chưa khi nào anh tỏ ra hài lòng với địa vị chị đang có. Không chỉ vậy, đã khá lâu, vợ chồng không đi chơi cùng nhau bởi điều làm anh khó chịu là mỗi lần đến đâu cũng chỉ thấy người ta ca ngợi vợ mình…
“Dù cô ấy biết cách cư xử lễ độ với chồng nhưng đi cùng nhau dường như người ta chẳng quan tâm đến tiếng nói của mình,” anh Hoàng tâm sự.
Mặt khác, khi thành đạt hơn chồng, một số bà vợ chính thức nắm quyền “lãnh đạo” trong gia đình khiến chồng bị lép vế.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình chỉ ra đây là một trong số những nguyên nhân cơ bản làm cho nhiều gia đình vợ thành đạt hơn chồng có nguy cơ tan vỡ.
Tuy vậy, không ít người vợ thành đạt hơn chồng đã xây dựng mái ấm của mình được hạnh phúc. Hầu hết họ là những người biết phân phối thời gian, sức lực cho xã hội và gia đình. Hơn nữa, họ là những người may mắn nhận được sự “hâm mộ”, động viên từ chồng.
Giống như chị Hồng, những lúc bận rộn đã có ông xã động viên và đỡ đần công việc, nhà văn Võ Thị Xuân Hà được mệnh danh là người đàn bà giỏi hơn chồng cũng tự hào về gia đình hạnh phúc của mình.
“Bình thường chồng tôi ít nói. Anh thể hiện niềm trân trọng vợ bằng cách thay tôi làm việc nhà khi cần thiết. Thế nhưng, mỗi lần ngồi uống bia với bạn thì anh lại rất hay lấy tôi ra để ‘khoe’,” chị Hà chia sẻ./.
Thúy Mơ (Vietnam+)