Người ta đang "thương mại hóa" phiên chợ tình "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam, những điều chúng tôi ghi lại thật xót xa khi một sự tích văn hóa vùng cao nguyên đá trở thành một món "lẩu," mà những ai có trách nhiệm không khỏi giật mình và thương tiếc những giá trị bản sắc độc đáo của phiên chợ này.
Chợ "phong lưu" đầy rẫy kẻ thất tình!
Đập vào mắt chúng tôi chúng tôi khi đến đất Khâu Vai - nơi tổ chức phiên chợ tình phong lưu của những người "lỡ duyên" là cảnh gần 50 cặp đôi, diện quần bò áo phông từng đôi từng đôi một, miệng cười toe toét - chả thấy tý cảm xúc chia xa, ly biệt nào. Nhiều đôi tràn ra hai ven đường đàn ông thì cầm chai rượu, đàn bà cầm bát mời khách đến chợ phiên, mùi rượu ngô nồng nặc...Phiên chợ ồn ã tiếng cười, khác với vẻ hoang sơ, huyền bí lãng mạn thưở nào.
Trời, sao Khâu Vai lại thế này? Những giá trị nguyên bản của phiên chợ đã đi đâu? Biết chạy trốn đi đâu trên những phiên đá nhọn hoắt vô cảm, chỉ còn lại là sự ồn ã của tiếng người hò hét, tiếng nhạc mạnh từ những quầy chơi đánh bạc "tôm, cua, cá" trá hình. Hình như nơi này không còn là phiên chợ tình phong lưu nổi tiếng nữa mà trở thành phiên chợ của kẻ mua người bán.
Tò mò tôi lại gần mấy đôi trai gái đang ngồi cạnh nhau nồng nặc mùi rượu ngô, những bạn trẻ chỉ ngoài đôi mươi, tôi tự hỏi sao họ "ly biệt" và "thất tình" sớm thế?
Chẳng thấy bóng dáng người già, phiên chợ cũng chả thấy sự lưu luyến trong ánh mắt của các cặp tình nhân. Tôi nhận thấy dường như những đôi trai gái này họ đang "diễn," cho những khản giả là tôi xem chăng?... Chốc chốc lại thấy cô gái, hay chàng trai lấy điện thoại đời mới ra nhắn tin nhí nháy, dường như họ còn nhiều liên lạc lắm nên đôi khi quên mất "bạn tình" đang ngồi cạnh.
Khâu Vai lộn xộn, Khâu Vai bụi mù và Khâu Vai đang vô vọng với một "huyền tích sử thi" đang mất dần. Anh bạn đồng nghiệp của tôi lần đầu đến phiên chợ này thắc mắc "sao Khâu Vai nhiều người "thất tình" thế?"...Nhìn ra dãy núi xa xăm tôi thấy lòng xót xa thương cho một "huyền sử" bị dầy xéo trong cái mớ hỗn độn của nét văn hóa đã nhuốm mầu thị trường mua bán và kinh doanh. Chẳng còn một Khâu Vai huyền tích nữa!
Nỗi buồn cho một di sản văn hoá "phi vật thể" độc đáo nhất Việt Nam
Buổi sáng là cả một khối màu sắc và âm thanh khổng lồ quyện vào nhau di chuyển trong một không gian chật hẹp. Con trai, con gái, tiếng hát, tiếng khèn va vào nhau ầm ào, nhưng vô cảm. Những ánh mắt long lanh liếc xéo, những nụ cười, những cú hích và cả chen lấn xô gạt đầy dụng ý.
Đêm xuống, ai nấy đều say. Trên đồi thông rộng chừng hơn 1ha có khoảng 30 đôi trai, gái người Mông, người Giáy mặc quần bò, đi giầy tây, tay cầm điện thoại di động liên tục nhắn tin cho nhau, họ đi thành từng đôi và ngồi cách nhau khoảng chừng 2-3m họ vừa hát, vừa ghì cổ nhau đùa cợt. Các trang phục truyền thống hầu như không còn hoặc hết đỗi pha tạp. Và, những chàng trai Mông tay cầm trai rượu và chiếc bát mời mọc tất cả những ai họ gặp và mục đích duy nhất là để uống rượu.
Khâu Vai đêm 26 tháng 3 âm lịch, tấp nập dòng người đầy hiếu kỳ đổ về phiên chợ khiến nó đặc kín du khách tứ xứ. Buổi tối, không còn là "người bạn" của các lứa đôi tình tự mà là điểm hẹn của các cuộc nhậu xô bồ. Tìm mỏi mắt, đi chồn chân cũng chả tìm ra một bóng dáng "người lỡ duyên."
"Người Khâu Vai đang bị đánh cướp mất phiên chợ tình rồi," ông Lù Mí Táo người Khâu Vai chua chát nói. Sự hiếu kỳ đã làm hỏng phiên chợ "Lỡ duyên" biến nó thành "Hội chợ làm quen của thanh niên, khách du lịch mất rồi," ông Lù Mí Táo nói thêm.
Giới hạn của cái được và mất ở Phiên chợ tình Khâu Vai thật là mong manh. Cái được là một bộ phận người dân có thu nhập từ các hoạt động dịch vụ còn địa phương thì có cơ hội quảng bá, thu hút du lịch. Thế nhưng cái mất thì cũng tương đồng, bởi cái mất ở đây là ý nghĩa văn hóa và tầng sâu văn hóa đã bị biến thể bởi những ước muốn nóng vội mong làm giàu từ phiên chợ thì lại không thể cân đong đo đếm.
Trở về sau phiên chợ cả đoàn chúng tôi không còn hồ hởi bàn tán những khám phá của mình về phiên chợ này nữa, ai cũng có cảm giác như bị đánh lừa, Khâu Vai đã bị "tam sao thất bản" thật chăng? Nếu đó là sự thật, thì thật xót xa cho một "di sản" văn hóa của người Hà Giang nói riêng và Việt Nam nói chung./.
Chợ "phong lưu" đầy rẫy kẻ thất tình!
Đập vào mắt chúng tôi chúng tôi khi đến đất Khâu Vai - nơi tổ chức phiên chợ tình phong lưu của những người "lỡ duyên" là cảnh gần 50 cặp đôi, diện quần bò áo phông từng đôi từng đôi một, miệng cười toe toét - chả thấy tý cảm xúc chia xa, ly biệt nào. Nhiều đôi tràn ra hai ven đường đàn ông thì cầm chai rượu, đàn bà cầm bát mời khách đến chợ phiên, mùi rượu ngô nồng nặc...Phiên chợ ồn ã tiếng cười, khác với vẻ hoang sơ, huyền bí lãng mạn thưở nào.
Trời, sao Khâu Vai lại thế này? Những giá trị nguyên bản của phiên chợ đã đi đâu? Biết chạy trốn đi đâu trên những phiên đá nhọn hoắt vô cảm, chỉ còn lại là sự ồn ã của tiếng người hò hét, tiếng nhạc mạnh từ những quầy chơi đánh bạc "tôm, cua, cá" trá hình. Hình như nơi này không còn là phiên chợ tình phong lưu nổi tiếng nữa mà trở thành phiên chợ của kẻ mua người bán.
Tò mò tôi lại gần mấy đôi trai gái đang ngồi cạnh nhau nồng nặc mùi rượu ngô, những bạn trẻ chỉ ngoài đôi mươi, tôi tự hỏi sao họ "ly biệt" và "thất tình" sớm thế?
Chẳng thấy bóng dáng người già, phiên chợ cũng chả thấy sự lưu luyến trong ánh mắt của các cặp tình nhân. Tôi nhận thấy dường như những đôi trai gái này họ đang "diễn," cho những khản giả là tôi xem chăng?... Chốc chốc lại thấy cô gái, hay chàng trai lấy điện thoại đời mới ra nhắn tin nhí nháy, dường như họ còn nhiều liên lạc lắm nên đôi khi quên mất "bạn tình" đang ngồi cạnh.
Khâu Vai lộn xộn, Khâu Vai bụi mù và Khâu Vai đang vô vọng với một "huyền tích sử thi" đang mất dần. Anh bạn đồng nghiệp của tôi lần đầu đến phiên chợ này thắc mắc "sao Khâu Vai nhiều người "thất tình" thế?"...Nhìn ra dãy núi xa xăm tôi thấy lòng xót xa thương cho một "huyền sử" bị dầy xéo trong cái mớ hỗn độn của nét văn hóa đã nhuốm mầu thị trường mua bán và kinh doanh. Chẳng còn một Khâu Vai huyền tích nữa!
Nỗi buồn cho một di sản văn hoá "phi vật thể" độc đáo nhất Việt Nam
Buổi sáng là cả một khối màu sắc và âm thanh khổng lồ quyện vào nhau di chuyển trong một không gian chật hẹp. Con trai, con gái, tiếng hát, tiếng khèn va vào nhau ầm ào, nhưng vô cảm. Những ánh mắt long lanh liếc xéo, những nụ cười, những cú hích và cả chen lấn xô gạt đầy dụng ý.
Đêm xuống, ai nấy đều say. Trên đồi thông rộng chừng hơn 1ha có khoảng 30 đôi trai, gái người Mông, người Giáy mặc quần bò, đi giầy tây, tay cầm điện thoại di động liên tục nhắn tin cho nhau, họ đi thành từng đôi và ngồi cách nhau khoảng chừng 2-3m họ vừa hát, vừa ghì cổ nhau đùa cợt. Các trang phục truyền thống hầu như không còn hoặc hết đỗi pha tạp. Và, những chàng trai Mông tay cầm trai rượu và chiếc bát mời mọc tất cả những ai họ gặp và mục đích duy nhất là để uống rượu.
Khâu Vai đêm 26 tháng 3 âm lịch, tấp nập dòng người đầy hiếu kỳ đổ về phiên chợ khiến nó đặc kín du khách tứ xứ. Buổi tối, không còn là "người bạn" của các lứa đôi tình tự mà là điểm hẹn của các cuộc nhậu xô bồ. Tìm mỏi mắt, đi chồn chân cũng chả tìm ra một bóng dáng "người lỡ duyên."
"Người Khâu Vai đang bị đánh cướp mất phiên chợ tình rồi," ông Lù Mí Táo người Khâu Vai chua chát nói. Sự hiếu kỳ đã làm hỏng phiên chợ "Lỡ duyên" biến nó thành "Hội chợ làm quen của thanh niên, khách du lịch mất rồi," ông Lù Mí Táo nói thêm.
Giới hạn của cái được và mất ở Phiên chợ tình Khâu Vai thật là mong manh. Cái được là một bộ phận người dân có thu nhập từ các hoạt động dịch vụ còn địa phương thì có cơ hội quảng bá, thu hút du lịch. Thế nhưng cái mất thì cũng tương đồng, bởi cái mất ở đây là ý nghĩa văn hóa và tầng sâu văn hóa đã bị biến thể bởi những ước muốn nóng vội mong làm giàu từ phiên chợ thì lại không thể cân đong đo đếm.
Trở về sau phiên chợ cả đoàn chúng tôi không còn hồ hởi bàn tán những khám phá của mình về phiên chợ này nữa, ai cũng có cảm giác như bị đánh lừa, Khâu Vai đã bị "tam sao thất bản" thật chăng? Nếu đó là sự thật, thì thật xót xa cho một "di sản" văn hóa của người Hà Giang nói riêng và Việt Nam nói chung./.
Lê Việt Dũng (Vietnam+)