Có một số điều mà chủ nhân của những chiếc Toyota nên biết trong hoàn cảnh Toyota đang tiến hành thu hồi 8 mẫu xe tại Mỹ do lỗi kẹt chân ga.
Những mẫu xe trong diện phải thu hồi?
Đó là mẫu xe SUV RAV4 đời 2009 và 2010; mẫu xe sedan Corolla 2009-2010; xe Matrix 2009-2010; xe Avalon các đời từ 2005-2010; xe Highlander 2010; xe Tundra các đời từ 2007-2010 và xe Sequoia các đời từ 2008-2010.
Đặc biệt, mẫu xe Camry các đời từ 2007-2010 (đang được bán rất nhiều tại Việt Nam) cũng nằm trong diện bị thu hồi.
Tuy nhiên, Toyota cũng đã thông báo rõ những mẫu xe Camry, RAV4, Corolla và Highlander có số khung (số VIN) bắt đầu bằng chữ cái “J” không nằm trong diện thu hồi.
Số VIN nằm ở đâu?
Số VIN, hay còn gọi là số khung của xe hơi Toyota nằm trên khung xe phía trước mặt người lái. Bạn có thể tìm thấy số khung này nếu đứng trước kính lái của xe và nhìn qua ô nhỏ ở phía trái góc dưới kính chắn gió trước.
Làm thế nào để hạn chế tai nạn khi không làm chủ được tốc độ?
Toyota cũng đã khuyến cáo khách hàng cách thức xử lý tình huống xe bị kẹt ga. Theo đó, nên sử dụng cả 2 phanh trên những mẫu xe này.
Toyota bố trí 1 bàn đạp phanh ngay cạnh bàn đạp ga và 1 bàn đạp phanh khác trước chân trái của người lái (vẫn dùng làm phanh khi đỗ xe, như phanh tay trên các loại xe khác).
Khi chân ga bị kẹt, xe tăng tốc không theo chủ định, người lái xe cần đạp hết cả 2 chân phanh. Lúc đó, hệ thống của xe sẽ tự điều chỉnh chân ga hoặc mức ga trở lại bình thường. Tranh thủ đưa cần số về vị trí N.
Sau khi giảm tốc độ, người lái cần dừng xe sát lề đường, ở nơi dễ được nhìn thấy và tắt động cơ xe.
Người lái xe cần phải chuẩn bị những gì?
Cần bình tĩnh và biết rõ rằng cần làm những gì để chiếc xe trở lại bình thường. Không phải tất cả những mẫu xe trên đều bị kẹt ga và làm tăng tốc độ chạy xe. Tự bản thân mỗi người lái cần xác định rõ điều này để luôn chủ động trong mọi tình huống.
Nên đưa được cần số về vị trí N trước khi tắt máy. Nếu chỉ lo tắt máy, hệ thống của xe sẽ kích hoạt hệ thống phanh, khiến xe có thể dừng đột ngột hoặc gây khó khi điều khiển xe.
Với những xe Toyota có bố trí nút tắt/khởi động động cơ, người lái nên giữ nút này trong vòng 3 giây để tắt động cơ và không nhấn nút 1 lần rồi bỏ tay ra.
Với xe Toyota khởi động bằng chìa khóa, chủ xe nên chuyển chìa khóa về nấc ACC để tắt máy. Không được rút chìa ra khỏi ổ khóa, vì như vậy bạn sẽ kích hoạt hệ thống phanh của xe.
Làm sao để biết chiếc xe đang có vấn đề?
Sẽ chẳng có đèn báo nào trên bảng taplo thông báo cho bạn rắc rối này. Bạn hãy dùng cảm nhận của chính mình để đánh giá tình trạng xe khi đang vận hành.
Phải làm gì khi đang sở hữu mẫu xe bị trục trặc?
Nếu bạn thấy xe của mình có vấn đề, hãy chủ động liên hệ với đại lý Toyota gần nhất để được hỗ trợ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, Toyota chưa có một thông báo chính thức nào về việc thu hồi các mẫu xe đang nằm trong danh sách thu hồi.
Mối lo riêng của chủ xe Toyota ở Việt Nam
Với những mẫu xe được nhập khẩu và phân phối bởi những showroom hay những công ty nhỏ lẻ, cho đến thời điểm này, chủ xe ở Việt Nam vẫn phải tự bươn chải với những mỗi lo về chiếc xe đống tiền của mình.
Đây là một trong những bất cập của quy định bảo hành xe không được nhập khẩu qua đại lý chính thức, hay đại lý ủy quyền. Và đây cũng chính là điểm khác biệt giữa xe “hãng” và xe “nhập lẻ”./.
Những mẫu xe trong diện phải thu hồi?
Đó là mẫu xe SUV RAV4 đời 2009 và 2010; mẫu xe sedan Corolla 2009-2010; xe Matrix 2009-2010; xe Avalon các đời từ 2005-2010; xe Highlander 2010; xe Tundra các đời từ 2007-2010 và xe Sequoia các đời từ 2008-2010.
Đặc biệt, mẫu xe Camry các đời từ 2007-2010 (đang được bán rất nhiều tại Việt Nam) cũng nằm trong diện bị thu hồi.
Tuy nhiên, Toyota cũng đã thông báo rõ những mẫu xe Camry, RAV4, Corolla và Highlander có số khung (số VIN) bắt đầu bằng chữ cái “J” không nằm trong diện thu hồi.
Số VIN nằm ở đâu?
Số VIN, hay còn gọi là số khung của xe hơi Toyota nằm trên khung xe phía trước mặt người lái. Bạn có thể tìm thấy số khung này nếu đứng trước kính lái của xe và nhìn qua ô nhỏ ở phía trái góc dưới kính chắn gió trước.
Làm thế nào để hạn chế tai nạn khi không làm chủ được tốc độ?
Toyota cũng đã khuyến cáo khách hàng cách thức xử lý tình huống xe bị kẹt ga. Theo đó, nên sử dụng cả 2 phanh trên những mẫu xe này.
Toyota bố trí 1 bàn đạp phanh ngay cạnh bàn đạp ga và 1 bàn đạp phanh khác trước chân trái của người lái (vẫn dùng làm phanh khi đỗ xe, như phanh tay trên các loại xe khác).
Khi chân ga bị kẹt, xe tăng tốc không theo chủ định, người lái xe cần đạp hết cả 2 chân phanh. Lúc đó, hệ thống của xe sẽ tự điều chỉnh chân ga hoặc mức ga trở lại bình thường. Tranh thủ đưa cần số về vị trí N.
Sau khi giảm tốc độ, người lái cần dừng xe sát lề đường, ở nơi dễ được nhìn thấy và tắt động cơ xe.
Người lái xe cần phải chuẩn bị những gì?
Cần bình tĩnh và biết rõ rằng cần làm những gì để chiếc xe trở lại bình thường. Không phải tất cả những mẫu xe trên đều bị kẹt ga và làm tăng tốc độ chạy xe. Tự bản thân mỗi người lái cần xác định rõ điều này để luôn chủ động trong mọi tình huống.
Nên đưa được cần số về vị trí N trước khi tắt máy. Nếu chỉ lo tắt máy, hệ thống của xe sẽ kích hoạt hệ thống phanh, khiến xe có thể dừng đột ngột hoặc gây khó khi điều khiển xe.
Với những xe Toyota có bố trí nút tắt/khởi động động cơ, người lái nên giữ nút này trong vòng 3 giây để tắt động cơ và không nhấn nút 1 lần rồi bỏ tay ra.
Với xe Toyota khởi động bằng chìa khóa, chủ xe nên chuyển chìa khóa về nấc ACC để tắt máy. Không được rút chìa ra khỏi ổ khóa, vì như vậy bạn sẽ kích hoạt hệ thống phanh của xe.
Làm sao để biết chiếc xe đang có vấn đề?
Sẽ chẳng có đèn báo nào trên bảng taplo thông báo cho bạn rắc rối này. Bạn hãy dùng cảm nhận của chính mình để đánh giá tình trạng xe khi đang vận hành.
Phải làm gì khi đang sở hữu mẫu xe bị trục trặc?
Nếu bạn thấy xe của mình có vấn đề, hãy chủ động liên hệ với đại lý Toyota gần nhất để được hỗ trợ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, Toyota chưa có một thông báo chính thức nào về việc thu hồi các mẫu xe đang nằm trong danh sách thu hồi.
Mối lo riêng của chủ xe Toyota ở Việt Nam
Với những mẫu xe được nhập khẩu và phân phối bởi những showroom hay những công ty nhỏ lẻ, cho đến thời điểm này, chủ xe ở Việt Nam vẫn phải tự bươn chải với những mỗi lo về chiếc xe đống tiền của mình.
Đây là một trong những bất cập của quy định bảo hành xe không được nhập khẩu qua đại lý chính thức, hay đại lý ủy quyền. Và đây cũng chính là điểm khác biệt giữa xe “hãng” và xe “nhập lẻ”./.
Tùng Lâm (Vietnam+)