Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 21/TT-NHNN (Thông tư 21) quy định về mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại, có hiệu lực thi hành từ ngày 23/10/2013, thay thế Quyết định số 13/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008.
So với những văn bản trước đây, Thông tư 21 này đưa ra những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn nhiều nhưng cũng rất linh hoạt, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh trong trường hợp cần thiết và những trường hợp ngoại lệ.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là điểm mới mà những văn bản trước đây chưa đề cập hoặc chưa bao quát hết. Do đó, khi văn bản có hiệu lực sẽ góp phần giảm thiểu vướng mắc khi xảy ra những sự cố mang tính “lách luật” nhưng không được quy định trong văn bản pháp lý hiện hành.
Về điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của ngân hàng thương mại, Thông tư 21 quy định: Tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Trong khi đó, Quyết định 13 chỉ quy định tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ dưới 3% tại thời điểm đề nghị mở sàn giao dịch, chi nhánh.
Qui định trước đây chỉ đưa ra yêu cầu chung đối với việc thành lập chi nhánh và phòng giao dịch ở trong nước, Thông tư 21 đã đưa ra qui định riêng cho việc thành lập chi nhánh và phòng giao dịch.
Cụ thể là, số lượng phòng giao dịch của mỗi ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 2 lần số lượng chi nhánh hiện có tại mỗi khu vực này, số lượng phòng giao dịch tại những địa phương còn lại không vượt quá 3 lần số chi nhánh hiện có tại những khu vực này.
Đối với việc thành lập chi nhánh và ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài, Thông tư 21 bổ sung một điều kiện là ngân hàng thương mại phải có tổng tài sản có tối thiểu là 100.000 tỷ VND theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị.
Nhìn chung, trong hai năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện về thể chế hoạt động tiền tệ-ngân hàng, kịp thời ban hành nhiều văn bản và tiến hành những biện pháp cụ thể để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình tái cơ cấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, phù hợp với yêu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần củng cố và hoàn thiện môi trường pháp lý tại Việt Nam theo hướng phù hợp dần với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế./.
So với những văn bản trước đây, Thông tư 21 này đưa ra những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn nhiều nhưng cũng rất linh hoạt, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh trong trường hợp cần thiết và những trường hợp ngoại lệ.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là điểm mới mà những văn bản trước đây chưa đề cập hoặc chưa bao quát hết. Do đó, khi văn bản có hiệu lực sẽ góp phần giảm thiểu vướng mắc khi xảy ra những sự cố mang tính “lách luật” nhưng không được quy định trong văn bản pháp lý hiện hành.
Về điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của ngân hàng thương mại, Thông tư 21 quy định: Tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Trong khi đó, Quyết định 13 chỉ quy định tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ dưới 3% tại thời điểm đề nghị mở sàn giao dịch, chi nhánh.
Qui định trước đây chỉ đưa ra yêu cầu chung đối với việc thành lập chi nhánh và phòng giao dịch ở trong nước, Thông tư 21 đã đưa ra qui định riêng cho việc thành lập chi nhánh và phòng giao dịch.
Cụ thể là, số lượng phòng giao dịch của mỗi ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 2 lần số lượng chi nhánh hiện có tại mỗi khu vực này, số lượng phòng giao dịch tại những địa phương còn lại không vượt quá 3 lần số chi nhánh hiện có tại những khu vực này.
Đối với việc thành lập chi nhánh và ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài, Thông tư 21 bổ sung một điều kiện là ngân hàng thương mại phải có tổng tài sản có tối thiểu là 100.000 tỷ VND theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị.
Nhìn chung, trong hai năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện về thể chế hoạt động tiền tệ-ngân hàng, kịp thời ban hành nhiều văn bản và tiến hành những biện pháp cụ thể để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình tái cơ cấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, phù hợp với yêu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần củng cố và hoàn thiện môi trường pháp lý tại Việt Nam theo hướng phù hợp dần với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế./.
Đỗ Huyền (TTXVN)