Những 'địa chỉ đỏ' trong chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
Hầm chỉ huy tác chiến T1, bảo tàng chiến thắng B52 hay các trận địa tên lửa phòng không là những nhân chứng không thể nào quên trong 12 ngày đêm anh hùng của nhân dân Hà Nội.
Minh Sơn
Hầm chỉ huy tác chiến T1 của Bộ Tổng Tham mưu thuộc cơ quan Tổng Hành dinh Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng vào năm 1964. Hầm là nơi tiếp nhận những báo cáo cũng như trực tiếp truyền đi các mệnh lệnh chỉ đạo của Bộ Tổng Tư lệnh đến khắp các chiến trường trên cả nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, những hồi còi đầu tiên báo động máy bay Mỹ tấn công Hà Nội đã được phát đi từ đây. Đây cũng là nơi báo cáo diễn biến chiến sự cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kết quả chiến đấu của quân dân, thiệt hại phía địch gây ra ở miền Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm rộng 64m2, được đúc bằng bêtông cốt thép nguyên khối, nóc nhô lên khỏi mặt đất dày 1,5m và chia làm ba lớp, lớp giữa đổ cát dày nửa mét chống được sức công phá của bom tấn, tên lửa không đối đất, bom nguyên tử, vũ khí hóa học và vi trùng được chia làm ba phòng. Cửa hầm bằng thép tấm, hai lớp, chống được sức ép nguyên tử, tia phóng xạ, hơi độc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phòng trực ban tác chiến có hơn 20 chiếc điện thoại đặt trong bốn buồng nhỏ. Tối 18/12/1972, tại hầm T1 đã phát đi những hồi còi đầu tiên, báo động phòng không cho toàn thành phố trước khi máy bay B52 đến ném bom. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đài bắn rơi chiếc B52 đầu tiên trong chiến thắng 'Điện Biên phủ trên không' tại xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây, vào lúc 20 giờ 13 phút đêm 18/12/1972, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 (Đoàn Thành Loa), Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân ở trận địa Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội đã bắn rơi tại chỗ một máy bay chiến lược B52G của Mỹ, lập chiến công đầu tiên ngay trong ngày đầu của chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một trong những trận địa phòng không dữ dội nhất, ác liệt nhất trong những ngày tháng lịch sử năm 1972 là trận địa tên lửa Chèm, thuộc xã Thụy Phương (huyện Từ Liêm, Hà Nội). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây cũng là nơi đóng quân của Tiểu đoàn 77 anh hùng (Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn 361). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại trận địa tên lửa Chèm, Tiểu đoàn 77 đã bắn rơi 25 máy bay các loại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đặc biệt, trong 12 ngày đêm tham gia chiến dịch 'Điện Biên Phủ trên không' Tiểu đoàn 77 đã hạ được 4 chiếc máy bay B52 trong đó có 3 chiếc rơi tại chỗ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài ra, Hà Nội cũng ghi dấu ấn với 4 trận bắn rơi máy bay Mỹ bảo vệ Thủ đô giai đoạn 1965-1972. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
4 trận địa bao gồm Đại Đồng (Đại Mạch, Đông Anh); trận địa Thượng Thụy (Đức Thượng, Hoài Đức); trận địa Thanh Mai (Thanh Mai, Thanh Oai); trận địa Phú Thụy (Phú Thị, Gia Lâm). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Di tích trận địa súng máy phòng không Vân Đồn nằm trên phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây hồi 20 giờ 18 phút ngày 22/12/1972 đã bắn rơi 1 máy bay F111A 'cánh cụp cánh xoè' của đế quốc mỹ bằng 19 viên đạn súng máy phòng không 14,5mm. Xác máy bay rơi xuống huyện Lương Sơn (Hòa Bình). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hồ Hữu Tiệp và xác máy bay B52 ở phường Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nộ) là di tích ghi dấu chiến công của quân và dân Thủ đô trong Chiến dịch 'Điện Biên Phủ trên không' năm 1972. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
50 năm trước, trong chiến dịch 'Điện Biên Phủ trên không' một máy bay B52 của Mỹ đã bị bắn hạ vào đêm 27/12/1972. Một phần xác máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Địa điểm máy bay B52 bị bắn rơi trên phố Định Công (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây lúc 22 giờ 29 phút ngày 26/12/1972, Tiểu đoàn 78 (Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân ở trận địa Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội) đã bắn rơi tại chỗ một máy bay chiến lược B52 của Mỹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phố Khâm Thiên, thuộc khu Đống Đa (Hà Nội) bị máy bay B52 ném bom tàn phá vào ngày 26/12/1972. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã ném hơn 40.000 tấn bom vào 353 điểm dân cư, kinh tế, văn hóa giáo dục, thuộc 4 khu phố ở nội thành và 4 huyện ngoại thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Qua 50 năm, nhịp sống đã hồi sinh trên con phố này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thế nhưng người dân trên con phố này vẫn không quên ký ức vừa đau thương vừa bi tráng. Trên vết tích bom Mỹ tàn phá năm xưa, người dân đã dựng lên một tượng đài căm thù. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bệnh viện Bạch Mai đã chịu 4 trận ném bom, oanh kích của không quân Mỹ vào bệnh viện. Nhưng bi thương và nặng nề nhất là trận ném bom B52 ngày 22/12/1972. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
28 nhân viên của bệnh viện đã ngã xuống trong ngày định mệnh đó. Tượng đài tưởng niệm tưởng nhớ 28 nhân viên y tế hy sinh đã được được lập lên ngay khu nhà bị sập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hàng năm, cứ đến dịp lễ lớn, lễ kỷ niệm các ngày trọng đại các thế hệ lại đến thắp hương tưởng nhớ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
50 năm qua đi, lịch sử đã sang trang mới, lớp lớp các thế hệ cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai đã từng bước xây dựng nơi đây thành bệnh viện hàng đầu đất nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam lưu giữ và trưng bày hơn 15 vạn tài liệu, hiện vật về các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm thu được từ các phi công bại trận của Mỹ và những phần xác máy bay B52 và nhiều loại khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây lưu giữ một số xác máy bay bị các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bắn rơi trong kháng chiến chống Pháp và đặc biệt trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ từ 1964 - 1973. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các xác máy bay Mỹ được dựng thành một biểu tượng nhắc nhở mỗi thế hệ người Hà Nội nói chung và người dân Việt Nam nói riêng về một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng hào hùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảo tàng Chiến thắng B52, nơi lưu giữ chứng tích chiến thắng 'Điện Biên Phủ trên không' hiện nằm trên đường Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảo tàng trưng bày các loại vũ khí, khí tài, xác máy bay B52 bị bắn rơi, lưu giữ cả hình ảnh và hiện vật của quân và dân Hà Nội trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972 với không quân Hoa Kỳ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xác một chiếc B52 đang được lưu giữ tại bảo tàng vừa là niềm tự hào vừa là những đau thương mất mát vô bờ mà người dân Thủ đô đã trải qua trong cuộc chiến khốc liệt 12 ngày đêm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cách đây 50 năm, cuối tháng 12/1972, trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, quân và dân ta đã làm nên một "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không," đánh sập "thần tượng B-52" của Mỹ.
Là phi công MiG-21 đầu tiên bắn rơi B-52, người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, Trung tướng Phạm Tuân đã truyền tình yêu, niềm tự hào với đất nước cho các em học sinh qua loạt kỷ niệm để đời của mình.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có cơ hội được giao lưu, trò chuyện cùng Trung tướng, Anh hùng LLVTND Phạm Tuân.
Chuỗi hoạt động kéo dài từ nay đến hết ngày 25/12 nhằm tuyên truyền sâu rộng về “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” - chiến thắng lịch sử thể hiện sâu sắc ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt Nam.
Từ ngày 18 đến 29/12/1972, quân dân miền Bắc Việt Nam anh dũng chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, lập nên một kỳ tích vang dội.