Theo một nguồn tin của Chính phủ Đức, khủng hoảng nợ công châu Âu sẽ là chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 22-23/9, khi những lo ngại đang gia tăng về những tác động của nó đối với kinh tế toàn cầu.
Những chủ đề trọng tâm khác của hội nghị là thực trạng kinh tế toàn cầu, tình hình các thị trường tài chính và vấn đề cải cách hệ thống tiền tệ thế giới.
Các quan chức tài chính cho rằng trong lúc khủng hoảng nợ công dai dẳng và các thị trường thường xuyên biến động, cải cách hệ thống tài chính là điều đặc biệt cần thiết. Đối với các nước mới nổi, mục tiêu chính của họ khi tham dự hội nghị là củng cố các thị trường trái phiếu trong nước, thiết lập hệ thống hỗ trợ việc quản lý các dòng chảy vốn trên toàn cầu. Ngoài ra, một mục tiêu khác của các nước này là đưa đồng Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ tạo nên Quyền rút vốn đặc biệt trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tại hội nghị sắp diễn ra, Mỹ cùng với các cường quốc kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ sẽ kêu gọi châu Âu phải hành động quyết liệt hơn để sớm đẩy lùi khủng hoảng nợ công trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh kinh tế thế giới sẽ vẫn yếu kém nếu vấn đề nợ công của châu Âu chưa được giải quyết. Trong khi đó, IMF cảnh báo về những tác động tiềm tàng của núi nợ ở Eurozone đối với hệ thống ngân hàng châu Âu cùng với những rủi ro gây ra cho hệ thống tài chính toàn cầu.
Đầu tháng này, Mỹ hối thúc các nước giàu ở châu Âu như Đức tập trung nhiều hơn vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế hơn là thực thi các biện pháp khắc khổ. Tuy nhiên, các nước châu Âu khẳng định "thắt lưng buộc bụng" vẫn là ưu tiên của họ.
Các quan chức Đức nói họ sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc củng cố nền tảng tài chính công tại hội nghị. Nước này cho rằng các nước phát triển cần tạo sự tin cậy về các chính sách ngân sách, với việc thực hiện các cam kết giảm một nửa thâm hụt ngân sách vào năm 2013 và ổn định nợ công vào năm 2016./.
Những chủ đề trọng tâm khác của hội nghị là thực trạng kinh tế toàn cầu, tình hình các thị trường tài chính và vấn đề cải cách hệ thống tiền tệ thế giới.
Các quan chức tài chính cho rằng trong lúc khủng hoảng nợ công dai dẳng và các thị trường thường xuyên biến động, cải cách hệ thống tài chính là điều đặc biệt cần thiết. Đối với các nước mới nổi, mục tiêu chính của họ khi tham dự hội nghị là củng cố các thị trường trái phiếu trong nước, thiết lập hệ thống hỗ trợ việc quản lý các dòng chảy vốn trên toàn cầu. Ngoài ra, một mục tiêu khác của các nước này là đưa đồng Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ tạo nên Quyền rút vốn đặc biệt trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tại hội nghị sắp diễn ra, Mỹ cùng với các cường quốc kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ sẽ kêu gọi châu Âu phải hành động quyết liệt hơn để sớm đẩy lùi khủng hoảng nợ công trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh kinh tế thế giới sẽ vẫn yếu kém nếu vấn đề nợ công của châu Âu chưa được giải quyết. Trong khi đó, IMF cảnh báo về những tác động tiềm tàng của núi nợ ở Eurozone đối với hệ thống ngân hàng châu Âu cùng với những rủi ro gây ra cho hệ thống tài chính toàn cầu.
Đầu tháng này, Mỹ hối thúc các nước giàu ở châu Âu như Đức tập trung nhiều hơn vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế hơn là thực thi các biện pháp khắc khổ. Tuy nhiên, các nước châu Âu khẳng định "thắt lưng buộc bụng" vẫn là ưu tiên của họ.
Các quan chức Đức nói họ sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc củng cố nền tảng tài chính công tại hội nghị. Nước này cho rằng các nước phát triển cần tạo sự tin cậy về các chính sách ngân sách, với việc thực hiện các cam kết giảm một nửa thâm hụt ngân sách vào năm 2013 và ổn định nợ công vào năm 2016./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)