Sẵn sàng lao vào biển lửa, không quản ngại hiểm nguy cứu người, tài sản trong nhiều vụ cháy là phác thảo hình ảnh người lính Thủ đô đã và đang thầm lặng tham gia trong nhiều trận chiến chống cháy nổ trên địa bàn Hà Nội thời gian qua.
Có chứng kiến cảnh tham gia chữa cháy cây xăng số 2B Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vào chiều 3/6 mới thấy được nỗi vất vả, sự can trường và vô cùng thần tốc, chuẩn xác của người lính Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Thượng úy Đào Xuân Thành, Đại đội trưởng, Đại đội phòng chống chữa cháy, Bộ Tư lệnh Thủ đô - người trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ huy chữa cháy cho biết với chức năng là đơn vị phối hợp cùng với cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an Hà Nội, Tư lệnh Thủ đô đã điều động 3 xe chữa cháy cùng 400 lít bọt và 25 cán bộ chiến sỹ nhanh chóng chia làm 3 mũi để chiến đấu với "hỏa tặc."
Do là cháy xăng, ngọn lửa bốc cao, nguy cơ lan rộng và phát nổ rất lớn nên lực lượng chữa cháy của Bộ Tư lệnh Thủ đô được phân công dùng vòi phun bọt vào đám cháy; dùng xẻng hất cát vào đám cháy; đắp bờ để xăng, nước không tràn ra diện rộng.
Thượng úy Thành nhớ lại công việc lúc đó hết sức khó khăn, bởi nhiệt độ tại khu vực đám cháy rất cao, trong khi xẻng thì ngắn. Những người tham gia chữa cháy phải dùng một lực lớn để hất cát vào ngọn lửa, xúc cát vào bao tải để làm bờ, nhiều người mệt lả. Tuy nhiên, với tinh thần người lính cụ Hồ, vì dân phục vụ, không quản ngại gian khó, bờ bao ngăn xăng, nước tràn đã được thực hiện, giúp hạn chế đáng kể cháy diện rộng.
Thượng tá Bùi Anh Tuấn, Phó Ban chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm cho biết khi phát hiện cháy trên địa bàn, lãnh đạo đơn vị đã nhanh chóng cử hơn 300 cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ có mặt tại hiện trường triển khai đội hình phối hợp chữa cháy. Nhiều dân quân thường trực đã quên mình lao vào chiến đấu với "hỏa tặc."
Mặt khác, còn có một lực lượng lớn cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ, phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh tại khu vực chữa cháy. Để có được điều đó, Ban chỉ huy quân sự quận đã thường xuyên tổ chức quán triệt tới từng cán bộ chiến sỹ, dân quân thường trực về trách nhiệm, tinh thần tham gia ứng cứu, hỏa hoạn thiên tai, bão lụt cứu hộ cứu nạn. Vì thế khi vụ việc xảy ra, chỉ một hiệu lệnh, cả trăm người lao vào chữa cháy, không phút nghĩ ngợi.
Hình ảnh người lính Tư lệnh Thủ đô từng được khắc sâu trong lòng người dân Hà Nội khi quên mình chữa cháy, cứu người trong vụ hỏa hoạn kinh hoàng vào cuối tháng 12 năm 2011, tại tòa tháp đôi 33 tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ở phố Cửa Bắc. Tại đây, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã điều 2 xe chữa cháy, 130 bộ khí tài; 2 hộp trinh độc; 2 máy đo phóng xạ và hàng trăm cán bộ chiến sỹ, dân quân tham gia chữa cháy.
Thượng úy Cao Việt Hùng, Chính trị viên Đại đội phòng chống chữa cháy Bộ Tư lệnh Thủ đô nhớ lại đám cháy xảy ra trong đêm trong khi tòa nhà cao lại có nguy cơ nhiễm độc, việc cứu người trên các tầng không hề đơn giản.
Trước tình thế cam go, cân não, đại đội cử 3 trinh sát tinh nhuệ, có kinh nghiệm nhất dùng mặt nạ chống độc, tiếp cận ngóc ngách các tầng để phát hiện nạn nhân mắc kẹt hoặc bị nhiễm độc do khói, kịp thời ứng cứu đưa xuống đất cấp cứu an toàn. Công việc kết thúc cũng là lúc 1 giờ đêm, dù mệt nhưng đó là một kỷ niệm đáng nhớ đối với người lính cứu hỏa khoác áo bộ đội, Thượng úy Cao Việt Hùng chia sẻ.
Cùng chung cảm xúc về nỗi vất vả, hiểm nguy của công việc chữa cháy, trung tá Nguyễn Ngọc Chắn, Phó tham mưu trưởng, Ban chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm bày tỏ, những anh em trong đội dân quân thường trực của quận khi tham gia chữa cháy rất nhiệt tình, không quản ngại hiểm nguy, đã có người phải đối mặt với thương tật trong quá trình chữa cháy giúp dân. Tuy nhiên, chế độ dành cho họ còn chưa được quan tâm đúng mức nhất là khi không may gặp tai nạn trong quá trình chữa cháy, trung tá Chắn bày tỏ băn khoăn.
Trung tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết người lính Thủ đô luôn xác định chữa cháy hay tìm kiếm cứu nạn, giúp dân là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, trong những vụ chữa cháy, người lính Thủ đô dù còn hạn chế về phương tiện, trang thiết bị nhưng đã thể hiện được lòng dũng cảm, tinh thần vì dân phục vụ, dám dấn thân vào nguy khó; sẵn sàng phối hợp tham gia "diệt giặc lửa" hiệu quả, giúp hạn chế đáng kể thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra./.
Có chứng kiến cảnh tham gia chữa cháy cây xăng số 2B Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vào chiều 3/6 mới thấy được nỗi vất vả, sự can trường và vô cùng thần tốc, chuẩn xác của người lính Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Thượng úy Đào Xuân Thành, Đại đội trưởng, Đại đội phòng chống chữa cháy, Bộ Tư lệnh Thủ đô - người trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ huy chữa cháy cho biết với chức năng là đơn vị phối hợp cùng với cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an Hà Nội, Tư lệnh Thủ đô đã điều động 3 xe chữa cháy cùng 400 lít bọt và 25 cán bộ chiến sỹ nhanh chóng chia làm 3 mũi để chiến đấu với "hỏa tặc."
Do là cháy xăng, ngọn lửa bốc cao, nguy cơ lan rộng và phát nổ rất lớn nên lực lượng chữa cháy của Bộ Tư lệnh Thủ đô được phân công dùng vòi phun bọt vào đám cháy; dùng xẻng hất cát vào đám cháy; đắp bờ để xăng, nước không tràn ra diện rộng.
Thượng úy Thành nhớ lại công việc lúc đó hết sức khó khăn, bởi nhiệt độ tại khu vực đám cháy rất cao, trong khi xẻng thì ngắn. Những người tham gia chữa cháy phải dùng một lực lớn để hất cát vào ngọn lửa, xúc cát vào bao tải để làm bờ, nhiều người mệt lả. Tuy nhiên, với tinh thần người lính cụ Hồ, vì dân phục vụ, không quản ngại gian khó, bờ bao ngăn xăng, nước tràn đã được thực hiện, giúp hạn chế đáng kể cháy diện rộng.
Thượng tá Bùi Anh Tuấn, Phó Ban chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm cho biết khi phát hiện cháy trên địa bàn, lãnh đạo đơn vị đã nhanh chóng cử hơn 300 cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ có mặt tại hiện trường triển khai đội hình phối hợp chữa cháy. Nhiều dân quân thường trực đã quên mình lao vào chiến đấu với "hỏa tặc."
Mặt khác, còn có một lực lượng lớn cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ, phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh tại khu vực chữa cháy. Để có được điều đó, Ban chỉ huy quân sự quận đã thường xuyên tổ chức quán triệt tới từng cán bộ chiến sỹ, dân quân thường trực về trách nhiệm, tinh thần tham gia ứng cứu, hỏa hoạn thiên tai, bão lụt cứu hộ cứu nạn. Vì thế khi vụ việc xảy ra, chỉ một hiệu lệnh, cả trăm người lao vào chữa cháy, không phút nghĩ ngợi.
Hình ảnh người lính Tư lệnh Thủ đô từng được khắc sâu trong lòng người dân Hà Nội khi quên mình chữa cháy, cứu người trong vụ hỏa hoạn kinh hoàng vào cuối tháng 12 năm 2011, tại tòa tháp đôi 33 tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ở phố Cửa Bắc. Tại đây, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã điều 2 xe chữa cháy, 130 bộ khí tài; 2 hộp trinh độc; 2 máy đo phóng xạ và hàng trăm cán bộ chiến sỹ, dân quân tham gia chữa cháy.
Thượng úy Cao Việt Hùng, Chính trị viên Đại đội phòng chống chữa cháy Bộ Tư lệnh Thủ đô nhớ lại đám cháy xảy ra trong đêm trong khi tòa nhà cao lại có nguy cơ nhiễm độc, việc cứu người trên các tầng không hề đơn giản.
Trước tình thế cam go, cân não, đại đội cử 3 trinh sát tinh nhuệ, có kinh nghiệm nhất dùng mặt nạ chống độc, tiếp cận ngóc ngách các tầng để phát hiện nạn nhân mắc kẹt hoặc bị nhiễm độc do khói, kịp thời ứng cứu đưa xuống đất cấp cứu an toàn. Công việc kết thúc cũng là lúc 1 giờ đêm, dù mệt nhưng đó là một kỷ niệm đáng nhớ đối với người lính cứu hỏa khoác áo bộ đội, Thượng úy Cao Việt Hùng chia sẻ.
Cùng chung cảm xúc về nỗi vất vả, hiểm nguy của công việc chữa cháy, trung tá Nguyễn Ngọc Chắn, Phó tham mưu trưởng, Ban chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm bày tỏ, những anh em trong đội dân quân thường trực của quận khi tham gia chữa cháy rất nhiệt tình, không quản ngại hiểm nguy, đã có người phải đối mặt với thương tật trong quá trình chữa cháy giúp dân. Tuy nhiên, chế độ dành cho họ còn chưa được quan tâm đúng mức nhất là khi không may gặp tai nạn trong quá trình chữa cháy, trung tá Chắn bày tỏ băn khoăn.
Trung tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết người lính Thủ đô luôn xác định chữa cháy hay tìm kiếm cứu nạn, giúp dân là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, trong những vụ chữa cháy, người lính Thủ đô dù còn hạn chế về phương tiện, trang thiết bị nhưng đã thể hiện được lòng dũng cảm, tinh thần vì dân phục vụ, dám dấn thân vào nguy khó; sẵn sàng phối hợp tham gia "diệt giặc lửa" hiệu quả, giúp hạn chế đáng kể thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra./.
Mạnh Khánh (TTXVN)