Tại đảo Cồn Cỏ, có một ngôi trường thật đặc biệt, hai cô giáo và 9 học sinh mầm non. Trường mầm non có tên Hoa Phong Ba, một loài cây sống trên đảo hoa có màu trắng xanh, thân cây gỗ mềm. Nhìn từ xa ngoài khơi, từng cụm cây hoa phong ba như những lá chắn bảo vệ cho đảo trước sóng gió biển cả.
Trong những người bám đảo mà tôi gặp, có hai cô giáo trẻ tự nguyện ra đảo Cồn Cỏ ươm mầm chữ và một cô giáo bị bệnh hiểm nghèo trên đảo Lý Sơn đang giành giật sự sống từng ngày.
Họ thật sự là những khóm cây phong ba trên trên 2 huyện đảo biên cương của Tổ quốc
Giành giật sự sống để ươm mầm sống
Tại đảo xã An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, có căn phòng đặc biệt. Gian phòng đó là phòng vô trùng, dành riêng cho những người chạy thận. Nơi đó mỗi ngày, cô giáo Bùi Thị Bích Thuận phải ra vào 4 lần để hút những chất độc trong người, thay cho quả thận đã hỏng của mình.
Quả thận của chị đã bắt đầu hỏng từ năm 2004 và từ đó đến giờ, cứ mỗi tháng một lần chị ra Đà Nẵng để khám và mua thuốc trị bệnh.
Tôi gặp chị lần đầu tại bữa cơm của Trạm radar 550, vùng 3 Hải quân. Gương mặt của người phụ nữ nhợt nhạt cùng với nụ cười buồn mang nhiều ám ảnh. Phải khi có người bắt chuyện, chị mới cất lời rời rạc…
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi, cô giáo trẻ Bùi Thị Bích Thuận tình nguyện ra đảo Lý Sơn dạy học. Ngày chị ra đảo, Lý Sơn vẫn chưa có cầu cảng như bây giờ, muốn vào đảo tàu phải neo ở xa rồi chờ thuyền thúng đưa vào.
Cuộc sống nhọc nhằn trên đảo những ngày đầu rồi cũng trôi qua. Năm 2001, chị cưới chồng là chiến sỹ tại Trạm radar 550. Năm 2002, gia đình chị có con trai đầu lòng.
Đến cuối năm 2003 thì những cơn đau đầu và chóng mặt liên tục hành hạ chị. Phải tới năm 2004 khi đi xét nghiệm ở Đà Nẵng, chị mới biết mình đã bị suy thận giai đoạn 1.
“Cả hai vợ chồng lương tổng cộng chỉ hơn 6 triệu đồng/tháng, tiền thuốc đã tiêu tốn hơn 5 triệu đồng. Vậy nên, gia đình đã gần như khánh kiệt,” chị Thuận tâm sự.
Mặc dù lâm vào cơn bạo bệnh từ năm 2004 tới giờ nhưng chị Thuận vẫn bám trường, bám lớp đều đặn.
“Đọc báo, xem tivi thấy nhiều người còn cực hơn mình. Ngay tại đảo Lý Sơn này, những thế hệ đi trước cũng đổ bao công sức, thậm chí quên mình để xây dựng một huyện đảo trù phú như bây giờ. Hà cớ chi mình lại buông xuôi,” chị Thuận trăn trở.
Tết này, hai mẹ con lại ra Bình Sơn, Quảng Ngãi đón Tết, nơi đó cũng có một căn phòng vô trùng mà người mẹ già tần tảo nơi quê nhà đã chắt bóp dựng lên cho con gái, để mỗi dịp về quê chị lại có nơi trị bệnh.
Lâu nay, chị Thuận luôn ước ao được đón Tết tại quê chồng ở Nghệ An, nhưng ước mơ đó khó thành hiện thực bởi căn phòng vô trùng đã gắn chặt với cuộc đời chị. Ở đó, đều đặn hơn cả những bữa cơm, giấc ngủ mỗi ngày, chị phải ra vào 4 lần để giành giật sự sống và tiếp tục gieo chữ, ươm mầm cho những "cây đời mãi mãi xanh tươi" trên đất đảo sóng gió này.
Trường mầm non trên đỉnh phong ba
Tháng Chạp, ngày cùng tháng tận. Đang giữa mùa đông mà Cồn Cỏ nóng đến độ chỉ đi bộ chừng năm phút thôi, mồ hôi đã tuôn ra ào ạt. Cái nắng, cái gió ở đây làm cho người ta nhớ tới thời tiết ở tận cùng miền biên ải Điện Biên với những cơn gió Lào khô khốc hun người.
Vào tiết giữa mùa đông, cô giáo Hoàng Thị Hiếu mặc áo cộc, mô hôi nhễ nhại đang dạy học sinh học hát. Đảo Cồn Cỏ chỉ cách đây vài năm còn hoang vu đến rợn người, thế mà nay đã có lớp học cho những công dân nhí đầu tiên được ra đời trên đảo.
Hiếu, quê ở Vĩnh Linh - bên bờ vĩ tuyến 17, nhưng theo ba mẹ đi kinh tế mới tận Đắk Lắk. Sau khi tốt nghiệp Trường sư phạm mầm non Đắk Lắk, cũng là lúc có chủ trương kêu gọi ra huyện đảo, Hiếu liền xung phong: "Em nghĩ có ở đất liền thì cũng xa nhà, gần cả ngàn cây số rồi, đi thêm ra đảo thì cũng có là bao. Vả lại, em cũng muốn thử...".
Còn cô giáo Hoàng Thị Thắm, tuy đang dạy ổn định ở Trường mầm non Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh nhưng đã xung phong làm người giáo viên đầu tiên của mảnh đất tiền tiêu này từ tháng 10/2008 - khi thành lập ngôi trường Hoa Phong Ba.
Các bé của trường mầm non Hoa Phong Ba, ngôi trường được đặt tên một loài hoa kiên cường mọc trên đảo, là những công dân nhí đầu tiên được sinh ra tại Cồn Cỏ, bố mẹ các bé là những thanh niên tình nguyện đã gắn bó với mảnh đất này gần 10 năm nay. Trong số đó cũng có những hoàn cảnh thật đáng thương.
Bé Trần Đức Hùng, mới vừa mổ hàm ếch tháng 3/2009, đầu năm sau bé lại vào đất liền mổ thêm lần nữa. Hiện giờ Hùng so với các bạn nói vẫn chưa tròn âm, nên các cô dạy Hùng vất vả gấp 2 - 3 lần so với các bạn khác…
Hai cô dạy dỗ 9 bé tưởng chừng khá đơn giản, nhưng thực tế không phải vậy. Hai cô giáo nhiều khi kiêm luôn nhiệm vụ của bố mẹ chúng lúc xa nhà.
“Cực nhất là mùa hè, nắng khô. Các bé hay bị ốm, vào năm ngoái có đợt hơn nửa lớp bị tiêu chảy. Lúc bấy giờ hai cô chạy đôn chạy đáo đi xin thuốc của bên quân y về cho trẻ uống, phải 3 ngày sau thì mới dứt hẳn,” cô giáo Hiếu tâm sự.
Hai cô giáo trẻ nhìn các bé đang múa hát, buồn buồn nói, chỉ ra Tết thôi, sĩ số của lớp chỉ còn 7 học sinh, vì có 2 bé đã đến tuổi vào đất liền học chữ.
Ông Trương Khắc Trưởng, Trưởng phòng Kinh tế, Giáo dục cho biết huyện đảo Cồn Cỏ cũng đã có kế hoạch mở thêm trường học để "giữ chân" những mần non hiện tại và là tương lai của huyện đảo này.
Cũng trong năm vừa qua, việc làm giấy khai sinh đã giải hoàn tất với toàn bộ thế hệ công dân đầu tiên sinh ra trên đảo. Năm tới sẽ có đợt cho các bé vào đất liền tiêm chủng.
Ươm chữ, trồng người trên mảnh đất đảo đầy sóng gió này còn rất nhiều khó khăn. Nhưng với những tấm lòng như thế, Cồn Cỏ và Lý Sơn chắc chắn không chỉ có những cây phong ba mầm non, mà sẽ có thêm những cây phong ba quàng khăn đỏ./.
Trong những người bám đảo mà tôi gặp, có hai cô giáo trẻ tự nguyện ra đảo Cồn Cỏ ươm mầm chữ và một cô giáo bị bệnh hiểm nghèo trên đảo Lý Sơn đang giành giật sự sống từng ngày.
Họ thật sự là những khóm cây phong ba trên trên 2 huyện đảo biên cương của Tổ quốc
Giành giật sự sống để ươm mầm sống
Tại đảo xã An Hải, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, có căn phòng đặc biệt. Gian phòng đó là phòng vô trùng, dành riêng cho những người chạy thận. Nơi đó mỗi ngày, cô giáo Bùi Thị Bích Thuận phải ra vào 4 lần để hút những chất độc trong người, thay cho quả thận đã hỏng của mình.
Quả thận của chị đã bắt đầu hỏng từ năm 2004 và từ đó đến giờ, cứ mỗi tháng một lần chị ra Đà Nẵng để khám và mua thuốc trị bệnh.
Tôi gặp chị lần đầu tại bữa cơm của Trạm radar 550, vùng 3 Hải quân. Gương mặt của người phụ nữ nhợt nhạt cùng với nụ cười buồn mang nhiều ám ảnh. Phải khi có người bắt chuyện, chị mới cất lời rời rạc…
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi, cô giáo trẻ Bùi Thị Bích Thuận tình nguyện ra đảo Lý Sơn dạy học. Ngày chị ra đảo, Lý Sơn vẫn chưa có cầu cảng như bây giờ, muốn vào đảo tàu phải neo ở xa rồi chờ thuyền thúng đưa vào.
Cuộc sống nhọc nhằn trên đảo những ngày đầu rồi cũng trôi qua. Năm 2001, chị cưới chồng là chiến sỹ tại Trạm radar 550. Năm 2002, gia đình chị có con trai đầu lòng.
Đến cuối năm 2003 thì những cơn đau đầu và chóng mặt liên tục hành hạ chị. Phải tới năm 2004 khi đi xét nghiệm ở Đà Nẵng, chị mới biết mình đã bị suy thận giai đoạn 1.
“Cả hai vợ chồng lương tổng cộng chỉ hơn 6 triệu đồng/tháng, tiền thuốc đã tiêu tốn hơn 5 triệu đồng. Vậy nên, gia đình đã gần như khánh kiệt,” chị Thuận tâm sự.
Mặc dù lâm vào cơn bạo bệnh từ năm 2004 tới giờ nhưng chị Thuận vẫn bám trường, bám lớp đều đặn.
“Đọc báo, xem tivi thấy nhiều người còn cực hơn mình. Ngay tại đảo Lý Sơn này, những thế hệ đi trước cũng đổ bao công sức, thậm chí quên mình để xây dựng một huyện đảo trù phú như bây giờ. Hà cớ chi mình lại buông xuôi,” chị Thuận trăn trở.
Tết này, hai mẹ con lại ra Bình Sơn, Quảng Ngãi đón Tết, nơi đó cũng có một căn phòng vô trùng mà người mẹ già tần tảo nơi quê nhà đã chắt bóp dựng lên cho con gái, để mỗi dịp về quê chị lại có nơi trị bệnh.
Lâu nay, chị Thuận luôn ước ao được đón Tết tại quê chồng ở Nghệ An, nhưng ước mơ đó khó thành hiện thực bởi căn phòng vô trùng đã gắn chặt với cuộc đời chị. Ở đó, đều đặn hơn cả những bữa cơm, giấc ngủ mỗi ngày, chị phải ra vào 4 lần để giành giật sự sống và tiếp tục gieo chữ, ươm mầm cho những "cây đời mãi mãi xanh tươi" trên đất đảo sóng gió này.
Trường mầm non trên đỉnh phong ba
Tháng Chạp, ngày cùng tháng tận. Đang giữa mùa đông mà Cồn Cỏ nóng đến độ chỉ đi bộ chừng năm phút thôi, mồ hôi đã tuôn ra ào ạt. Cái nắng, cái gió ở đây làm cho người ta nhớ tới thời tiết ở tận cùng miền biên ải Điện Biên với những cơn gió Lào khô khốc hun người.
Vào tiết giữa mùa đông, cô giáo Hoàng Thị Hiếu mặc áo cộc, mô hôi nhễ nhại đang dạy học sinh học hát. Đảo Cồn Cỏ chỉ cách đây vài năm còn hoang vu đến rợn người, thế mà nay đã có lớp học cho những công dân nhí đầu tiên được ra đời trên đảo.
Hiếu, quê ở Vĩnh Linh - bên bờ vĩ tuyến 17, nhưng theo ba mẹ đi kinh tế mới tận Đắk Lắk. Sau khi tốt nghiệp Trường sư phạm mầm non Đắk Lắk, cũng là lúc có chủ trương kêu gọi ra huyện đảo, Hiếu liền xung phong: "Em nghĩ có ở đất liền thì cũng xa nhà, gần cả ngàn cây số rồi, đi thêm ra đảo thì cũng có là bao. Vả lại, em cũng muốn thử...".
Còn cô giáo Hoàng Thị Thắm, tuy đang dạy ổn định ở Trường mầm non Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh nhưng đã xung phong làm người giáo viên đầu tiên của mảnh đất tiền tiêu này từ tháng 10/2008 - khi thành lập ngôi trường Hoa Phong Ba.
Các bé của trường mầm non Hoa Phong Ba, ngôi trường được đặt tên một loài hoa kiên cường mọc trên đảo, là những công dân nhí đầu tiên được sinh ra tại Cồn Cỏ, bố mẹ các bé là những thanh niên tình nguyện đã gắn bó với mảnh đất này gần 10 năm nay. Trong số đó cũng có những hoàn cảnh thật đáng thương.
Bé Trần Đức Hùng, mới vừa mổ hàm ếch tháng 3/2009, đầu năm sau bé lại vào đất liền mổ thêm lần nữa. Hiện giờ Hùng so với các bạn nói vẫn chưa tròn âm, nên các cô dạy Hùng vất vả gấp 2 - 3 lần so với các bạn khác…
Hai cô dạy dỗ 9 bé tưởng chừng khá đơn giản, nhưng thực tế không phải vậy. Hai cô giáo nhiều khi kiêm luôn nhiệm vụ của bố mẹ chúng lúc xa nhà.
“Cực nhất là mùa hè, nắng khô. Các bé hay bị ốm, vào năm ngoái có đợt hơn nửa lớp bị tiêu chảy. Lúc bấy giờ hai cô chạy đôn chạy đáo đi xin thuốc của bên quân y về cho trẻ uống, phải 3 ngày sau thì mới dứt hẳn,” cô giáo Hiếu tâm sự.
Hai cô giáo trẻ nhìn các bé đang múa hát, buồn buồn nói, chỉ ra Tết thôi, sĩ số của lớp chỉ còn 7 học sinh, vì có 2 bé đã đến tuổi vào đất liền học chữ.
Ông Trương Khắc Trưởng, Trưởng phòng Kinh tế, Giáo dục cho biết huyện đảo Cồn Cỏ cũng đã có kế hoạch mở thêm trường học để "giữ chân" những mần non hiện tại và là tương lai của huyện đảo này.
Cũng trong năm vừa qua, việc làm giấy khai sinh đã giải hoàn tất với toàn bộ thế hệ công dân đầu tiên sinh ra trên đảo. Năm tới sẽ có đợt cho các bé vào đất liền tiêm chủng.
Ươm chữ, trồng người trên mảnh đất đảo đầy sóng gió này còn rất nhiều khó khăn. Nhưng với những tấm lòng như thế, Cồn Cỏ và Lý Sơn chắc chắn không chỉ có những cây phong ba mầm non, mà sẽ có thêm những cây phong ba quàng khăn đỏ./.
Thông Chí (Vietnam+)