Không lương, không trường, không lớp, “phòng học” chỉ vỏn vẹn vài chiếc ghế nhựa, học sinh mặc quần cộc, cáo thun lấm lem bùn đất, nhưng ở nơi đó, các “anh giáo, chị giáo” vẫn cặm cụi bên từng trang vở, cô trò chụm đầu lại, say sưa bên trang giấy.
Lớp học nằm nép dưới chân cầu Long Biên, trong ánh nắng vàng, trên chiếc thuyền chốc chốc lại tròng trành mỗi khi gió thổi, nơi hàng ngày, hơn 20 học sinh, từ lớp một đến lớp 5, cần mẫn đung đưa cùng con chữ. Hầu hết các em là con của dân xóm nổi. Ngoài những giờ học trên lớp, chúng phải tự bươn chải kiếm sống bằng đủ mọi nghề như nhặt đồng nát, xin ăn...
Lội sông “gieo chữ” cho trẻ nghèo
Đi hết ngõ 5, đường Phúc Xá, quận Long Biên, qua dãy nhà tôn lụp xụp, ẩm thấp, rồi qua mấy cái mương ri rỉ nước, là hơn chục mái lều thuyền nằm khuất sau bãi rác thải của chợ Phúc Xá.
Xóm thuyền này có gần hai mươi “nhà” được cất từ những thùng phuy sắt, tre nứa, ghép thêm vài tấm ván.
Bên chiếc bàn học vẹo vọ, Thanh Thúy, sinh viên năm thứ 3 khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đang cầm tay nắn nót từng nét chữ cho em Hạnh. Căn lều nhỏ nằm trên xóm bãi sông Hồng vang lên tiếng hát, tiếng tập đọc của cô trò xóm bãi.
Bố mẹ mất sớm, bốn chị em Hạnh phải sống từ bé cùng với ông nội hành nghề đạp xích lô. Ông lão 70 tuổi phải cõng trên lưng bốn miệng ăn. Một mình ông làm không đủ ăn, bốn đứa trẻ bảo nhau tự lăn lộn kiếm sống. Hạnh, đứa lớn nhất, năm nay mới 13 tuổi, nhưng đã thuộc hết việc ở quán cơm bình dân trên phố Tạ Quang Bửu.
Kể về những tháng ngày đầu khi đặt chân xuống xóm nổi, Thúy vẫn nhớ như in cảm giác vừa mệt vừa tủi thân. Cả xóm có hơn 20 đứa nhưng mỗi đứa một tính, bảo thế nào chúng cũng không chịu ngồi nghe cô giáo giảng bài.
Thậm chí, nhiều gia đình còn chẳng tin chuyện dạy miễn phí. Thế nên, ngoài việc bỏ công tìm hiểu, làm quen với lũ trẻ, Thúy và nhóm bạn lại phải cất công tới từng nhà thuyết phục phụ huynh để… được dạy học.
Thúy bảo, hồi đầu khi mới tổ chức lớp, cô cũng không biết phải dạy các em như thế nào. “Mình không có kiến thức sư phạm nên nhiều khi cũng ngỡ ngàng, nhưng nhìn chúng tô nét chữ, đọc bi bô, lấy tay nhẩm tính là đã vui rồi,” Thúy chia sẻ.
Thắp sáng những trái tim tình nguyện
Không chỉ gieo chữ nơi bãi nổi sông Hồng, những tình nguyện viên còn mở lớp cho những trẻ em lang thang cơ nhỡ.
Với Trần Bảo Long, quản lý của Câu lạc bộ Tình nguyện Trẻ phường Bạch Mai, thời gian tình nguyện dạy học cho trẻ lang thang là những ngày tháng không bao giờ quên.
Nhớ về những ngày đó, Long kể, ngày mới mở lớp gặp rất khó khăn. Do chưa có phòng nên Long phải mượn nhà người quen làm nơi dạy học cho trẻ. Sau đó, học sinh ngày một đông nên các bạn đã vận động chính quyền phường Bạch Mai, xin mượn nhà văn hóa của phường làm lớp học tạm.
Có được lớp học, lại nhiệt tình dạy học và chia sẻ những khó khăn vất vả của các em trong cuộc sống nên dù đêm hay ngày, trời mưa hay trời nắng, các em bé thuyền chài, những trẻ em lang thang cơ nhỡ vẫn tìm đến để được học đánh vần, làm phép tính...
Cũng như Long, Yến là thành viên của tổ Đồng Xuân-Long Biên thuộc nhóm Lang thang của câu lạc bộ Tình nguyện trẻ với hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ em lang thang, trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi tại khu vực này.
Công việc thầm lặng, đôi khi “phát khóc vì tủi thân” nhưng lòng kiên trì và niềm ước muốn giúp đỡ trẻ lang thang có được một cuộc sống tốt đẹp hơn chính là động lực thúc đẩy các thành viên trong câu lạc bộ tham gia.
Nói về những học trò của mình, Yến cười hiền, đôi mắt ánh lên niềm hãnh diện bảo: “Mặc dù không tiếp thu nhanh như học sinh ở các trường khác nhưng các em chăm chỉ và ham học lắm. Mình cũng mong sao khi có tri thức thì tương lai của chúng sẽ bớt lam lũ hơn.”
“Dù không được học cao, học nhiều, nhưng trong mình luôn nuôi hi vọng được gợi mở cho các em một điều gì đó, nho nhỏ thôi, để các em bước vào đời,” Yến trầm tư nói./.
Lội sông “gieo chữ” cho trẻ nghèo
Đi hết ngõ 5, đường Phúc Xá, quận Long Biên, qua dãy nhà tôn lụp xụp, ẩm thấp, rồi qua mấy cái mương ri rỉ nước, là hơn chục mái lều thuyền nằm khuất sau bãi rác thải của chợ Phúc Xá.
Xóm thuyền này có gần hai mươi “nhà” được cất từ những thùng phuy sắt, tre nứa, ghép thêm vài tấm ván.
Bên chiếc bàn học vẹo vọ, Thanh Thúy, sinh viên năm thứ 3 khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đang cầm tay nắn nót từng nét chữ cho em Hạnh. Căn lều nhỏ nằm trên xóm bãi sông Hồng vang lên tiếng hát, tiếng tập đọc của cô trò xóm bãi.
Bố mẹ mất sớm, bốn chị em Hạnh phải sống từ bé cùng với ông nội hành nghề đạp xích lô. Ông lão 70 tuổi phải cõng trên lưng bốn miệng ăn. Một mình ông làm không đủ ăn, bốn đứa trẻ bảo nhau tự lăn lộn kiếm sống. Hạnh, đứa lớn nhất, năm nay mới 13 tuổi, nhưng đã thuộc hết việc ở quán cơm bình dân trên phố Tạ Quang Bửu.
Kể về những tháng ngày đầu khi đặt chân xuống xóm nổi, Thúy vẫn nhớ như in cảm giác vừa mệt vừa tủi thân. Cả xóm có hơn 20 đứa nhưng mỗi đứa một tính, bảo thế nào chúng cũng không chịu ngồi nghe cô giáo giảng bài.
Thậm chí, nhiều gia đình còn chẳng tin chuyện dạy miễn phí. Thế nên, ngoài việc bỏ công tìm hiểu, làm quen với lũ trẻ, Thúy và nhóm bạn lại phải cất công tới từng nhà thuyết phục phụ huynh để… được dạy học.
Thúy bảo, hồi đầu khi mới tổ chức lớp, cô cũng không biết phải dạy các em như thế nào. “Mình không có kiến thức sư phạm nên nhiều khi cũng ngỡ ngàng, nhưng nhìn chúng tô nét chữ, đọc bi bô, lấy tay nhẩm tính là đã vui rồi,” Thúy chia sẻ.
Thắp sáng những trái tim tình nguyện
Không chỉ gieo chữ nơi bãi nổi sông Hồng, những tình nguyện viên còn mở lớp cho những trẻ em lang thang cơ nhỡ.
Với Trần Bảo Long, quản lý của Câu lạc bộ Tình nguyện Trẻ phường Bạch Mai, thời gian tình nguyện dạy học cho trẻ lang thang là những ngày tháng không bao giờ quên.
Nhớ về những ngày đó, Long kể, ngày mới mở lớp gặp rất khó khăn. Do chưa có phòng nên Long phải mượn nhà người quen làm nơi dạy học cho trẻ. Sau đó, học sinh ngày một đông nên các bạn đã vận động chính quyền phường Bạch Mai, xin mượn nhà văn hóa của phường làm lớp học tạm.
Có được lớp học, lại nhiệt tình dạy học và chia sẻ những khó khăn vất vả của các em trong cuộc sống nên dù đêm hay ngày, trời mưa hay trời nắng, các em bé thuyền chài, những trẻ em lang thang cơ nhỡ vẫn tìm đến để được học đánh vần, làm phép tính...
Cũng như Long, Yến là thành viên của tổ Đồng Xuân-Long Biên thuộc nhóm Lang thang của câu lạc bộ Tình nguyện trẻ với hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ em lang thang, trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi tại khu vực này.
Công việc thầm lặng, đôi khi “phát khóc vì tủi thân” nhưng lòng kiên trì và niềm ước muốn giúp đỡ trẻ lang thang có được một cuộc sống tốt đẹp hơn chính là động lực thúc đẩy các thành viên trong câu lạc bộ tham gia.
Nói về những học trò của mình, Yến cười hiền, đôi mắt ánh lên niềm hãnh diện bảo: “Mặc dù không tiếp thu nhanh như học sinh ở các trường khác nhưng các em chăm chỉ và ham học lắm. Mình cũng mong sao khi có tri thức thì tương lai của chúng sẽ bớt lam lũ hơn.”
“Dù không được học cao, học nhiều, nhưng trong mình luôn nuôi hi vọng được gợi mở cho các em một điều gì đó, nho nhỏ thôi, để các em bước vào đời,” Yến trầm tư nói./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)