Sau một thời gian tạm dừng hoạt động bởi sự ra tay ngăn chặn quyết liệt của cơ quan chức năng, tình trạng khai thác vàng trái phép tại các cánh đồng và đầu nguồn các dòng sông, dòng suối lại tái diễn nghiêm trọng khiến cho đồng ruộng bị tàn phá, còn các dòng sông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng sau một thời gian ngắn ngủi trong xanh trở lại, nay lại đục ngầu và ô nhiễm trầm trọng.
"Vàng tặc" tàn phá ruộng đồng
Tại bãi vàng Nậm Đang và Nà Sẩu (xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm), từng vạt nương, thửa ruộng bị đào bới bung bét, ruộng đồng vốn màu mỡ phải mất hàng trăm năm cải tạo mới có được giờ đây bị biến thành các hố sâu bởi nạn khai thác vàng trái phép.
Điều đáng lưu ý là hầu hết các điểm khai thác vàng này đều không có giấy phép khai thác, chỉ duy nhất điểm khai thác dọc theo suối Nậm Đang của một công ty Tây Giang là được chính quyền cấp phép.
Ông Nông Văn Ba, một người khai thác vàng thuê cho một bưởng vàng tên Hoa ở Hà Giang cho biết, đa số các bưởng vàng (khai thác chui) đều huy động máy móc sau đó thuê ruộng của dân để khai thác. Hình thức thuê có hai cách. Cách thứ nhất là bưởng vàng mua đứt ruộng, vườn của dân với giá từ 300-500 triệu đồng một thửa tùy vị trí và diện tích, sau đó đưa máy vào đào bới. Cách thứ hai là dân góp ruộng vườn còn bưởng vàng góp máy, kiếm được vàng thì chia đôi.
Dù khai thác theo cách nào thì cũng hết sức may rủi. Thực tế cho thấy có rất nhiều bưởng phất lên nhờ khai thác vàng nhưng cũng có không ít người sạt nghiệp vì vàng. Còn nhiều người dân vừa mất ruộng vừa phải mất một khoản tiền lớn để phục hồi, hoàn thổ lại thửa ruộng nếu không muốn bị chết đói vì mất ruộng.
Dọc theo bờ sông Gâm, có dưới 20 điểm khai thác vàng trái phép. Dòng sông Gâm vốn trong xanh nay cũng biến thành đục ngầu, lòng sông bị đào bới và biến dạng một cách nghiêm trọng.
Có một điều hết sức lạ là phần lớn các điểm khai thác vàng lậu đều nằm ngay trên đường quốc lộ từ thị xã Cao Bằng đi các huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc, nơi mà hàng tuần, hàng tháng biết bao lãnh đạo xã, huyện và tỉnh đi qua, nhưng nó vẫn mặc nhiên tồn tại. Đặc biệt hơn, tại xã Đình Phùng (huyện Bảo Lâm), ngay cạnh trụ sở xã cả một cánh đồng bị hàng trăm vàng tặc ngang nhiên dùng cả máy xúc, máy ủi đào bới một cách không thương tiếc giữa ban ngày.
Ngược dòng sông Hiến, cách địa phận thị xã Cao Bằng khoảng 3km theo con đường tỉnh lộ 209 (xóm Pác Khuổi, xã Lê Trung, huyện Hoà An), tiếng máy nổ của xuồng hút cát đãi vàng rầm rập, náo động cả một khúc sông.
Tại bờ suối khu vực xóm Nà Đoỏng, xã Minh Khai, huyện Thạch An những chiếc máy bơm hút cát lớn đang hoạt động hết công suất. Phía dưới máng, dòng bùn đỏ ngầu chảy lẫn vào dòng nước, mang theo cơ man nào là bùn đất phù sa, gieo rắc ô nhiễm và mầm bệnh cho hàng vạn cư dân phải sử dụng nước sông Bằng, sông Hiến.
Nan giải ngăn chặn "vàng tặc"
Ông Đinh Hữu Thông, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Minh Khai cho biết, cứ mỗi khi nông nhàn, người dân địa phương lại kéo đi làm vàng, lúc thì công khai, khi thì âm ỉ lén lút. Chỉ khổ cho xã, nhiều nhiệm kỳ nay đều có cán bộ bị kỷ luật vì không chấm dứt được tình trạng khai thác vàng.
Ngăn chặn khai thác vàng là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài bởi nó gắn liền với lợi ích kinh tế người dân. Chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức ngăn chặn, giải tỏa, xử phạt những người khai thác vàng trái phép; đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân ký cam kết không tái phạm. Tuy nhiên, người ta vẫn khai thác.
Khoảng thời gian từ năm 2007 đến nay, tình trạng khai thác vàng trái phép tại các xã Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng của huyện Thạch An bùng phát mạnh khi nhiều người dân huy động cả máy xúc, máy bơm công suất lớn đào bới, lật tung cả đồng ruộng để đãi cát tìm vàng.
Đầu năm 2010, sự ra tay kiên quyết của chính quyền khiến tình hình khai thác vàng ở đây lắng dịu, dòng Sông Hiến, Sông Bằng (con sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thị xã Cao Bằng và các huyện Hòa An, Phục Hòa) xanh lại một thời gian, tình trạng đào bới đất ruộng để tìm vàng đã không còn. Tuy nhiên, sau một thời gian chủ quan, buông lỏng, vàng tặc lại tiếp tục hoành hành.
Theo ông Thông, chính quyền xã có quá ít thẩm quyền nên không thể xử lý dứt điểm vấn đề. Xã chỉ được thành lập tổ kiểm tra gồm 4 người kiêm nhiệm và có quyền xử phạt cao nhất đối với máy xúc là 2 triệu đồng. Việc thu máy bơm hút rất khó vì tổ chỉ có 4 người, trong khi những chiếc đầu nổ máy bơm nặng đến hàng tạ, không thể khiêng đi được.
Mặt khác, những người khai thác toàn dân địa phương, người quen biết, thậm chí là họ hàng anh em nên việc xử lý rất khó, mỗi lần đi kiểm tra, tổ chỉ nhắc nhở, vận động nhân dân không khai thác, nhưng xem ra biện pháp này không mấy hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa xã Minh Khai và xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cũng chưa thực hiện được, dòng nước đục một phần do khai thác tại xã Bằng Vân chảy sang.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác vàng trái phép ở thượng nguồn sông Hiến và các điểm khai thác vàng trái phép khác, bước đầu có kết quả đáng ghi nhận, dòng sông Hiến, sông Bằng đã có một thời gian trong xanh trở lại. Tuy nhiên, do không duy trì lâu dài và triệt để, vàng tặc lộng hành trở lại như thách thức các cơ quan chức năng./.
"Vàng tặc" tàn phá ruộng đồng
Tại bãi vàng Nậm Đang và Nà Sẩu (xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm), từng vạt nương, thửa ruộng bị đào bới bung bét, ruộng đồng vốn màu mỡ phải mất hàng trăm năm cải tạo mới có được giờ đây bị biến thành các hố sâu bởi nạn khai thác vàng trái phép.
Điều đáng lưu ý là hầu hết các điểm khai thác vàng này đều không có giấy phép khai thác, chỉ duy nhất điểm khai thác dọc theo suối Nậm Đang của một công ty Tây Giang là được chính quyền cấp phép.
Ông Nông Văn Ba, một người khai thác vàng thuê cho một bưởng vàng tên Hoa ở Hà Giang cho biết, đa số các bưởng vàng (khai thác chui) đều huy động máy móc sau đó thuê ruộng của dân để khai thác. Hình thức thuê có hai cách. Cách thứ nhất là bưởng vàng mua đứt ruộng, vườn của dân với giá từ 300-500 triệu đồng một thửa tùy vị trí và diện tích, sau đó đưa máy vào đào bới. Cách thứ hai là dân góp ruộng vườn còn bưởng vàng góp máy, kiếm được vàng thì chia đôi.
Dù khai thác theo cách nào thì cũng hết sức may rủi. Thực tế cho thấy có rất nhiều bưởng phất lên nhờ khai thác vàng nhưng cũng có không ít người sạt nghiệp vì vàng. Còn nhiều người dân vừa mất ruộng vừa phải mất một khoản tiền lớn để phục hồi, hoàn thổ lại thửa ruộng nếu không muốn bị chết đói vì mất ruộng.
Dọc theo bờ sông Gâm, có dưới 20 điểm khai thác vàng trái phép. Dòng sông Gâm vốn trong xanh nay cũng biến thành đục ngầu, lòng sông bị đào bới và biến dạng một cách nghiêm trọng.
Có một điều hết sức lạ là phần lớn các điểm khai thác vàng lậu đều nằm ngay trên đường quốc lộ từ thị xã Cao Bằng đi các huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc, nơi mà hàng tuần, hàng tháng biết bao lãnh đạo xã, huyện và tỉnh đi qua, nhưng nó vẫn mặc nhiên tồn tại. Đặc biệt hơn, tại xã Đình Phùng (huyện Bảo Lâm), ngay cạnh trụ sở xã cả một cánh đồng bị hàng trăm vàng tặc ngang nhiên dùng cả máy xúc, máy ủi đào bới một cách không thương tiếc giữa ban ngày.
Ngược dòng sông Hiến, cách địa phận thị xã Cao Bằng khoảng 3km theo con đường tỉnh lộ 209 (xóm Pác Khuổi, xã Lê Trung, huyện Hoà An), tiếng máy nổ của xuồng hút cát đãi vàng rầm rập, náo động cả một khúc sông.
Tại bờ suối khu vực xóm Nà Đoỏng, xã Minh Khai, huyện Thạch An những chiếc máy bơm hút cát lớn đang hoạt động hết công suất. Phía dưới máng, dòng bùn đỏ ngầu chảy lẫn vào dòng nước, mang theo cơ man nào là bùn đất phù sa, gieo rắc ô nhiễm và mầm bệnh cho hàng vạn cư dân phải sử dụng nước sông Bằng, sông Hiến.
Nan giải ngăn chặn "vàng tặc"
Ông Đinh Hữu Thông, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Minh Khai cho biết, cứ mỗi khi nông nhàn, người dân địa phương lại kéo đi làm vàng, lúc thì công khai, khi thì âm ỉ lén lút. Chỉ khổ cho xã, nhiều nhiệm kỳ nay đều có cán bộ bị kỷ luật vì không chấm dứt được tình trạng khai thác vàng.
Ngăn chặn khai thác vàng là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài bởi nó gắn liền với lợi ích kinh tế người dân. Chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức ngăn chặn, giải tỏa, xử phạt những người khai thác vàng trái phép; đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân ký cam kết không tái phạm. Tuy nhiên, người ta vẫn khai thác.
Khoảng thời gian từ năm 2007 đến nay, tình trạng khai thác vàng trái phép tại các xã Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng của huyện Thạch An bùng phát mạnh khi nhiều người dân huy động cả máy xúc, máy bơm công suất lớn đào bới, lật tung cả đồng ruộng để đãi cát tìm vàng.
Đầu năm 2010, sự ra tay kiên quyết của chính quyền khiến tình hình khai thác vàng ở đây lắng dịu, dòng Sông Hiến, Sông Bằng (con sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thị xã Cao Bằng và các huyện Hòa An, Phục Hòa) xanh lại một thời gian, tình trạng đào bới đất ruộng để tìm vàng đã không còn. Tuy nhiên, sau một thời gian chủ quan, buông lỏng, vàng tặc lại tiếp tục hoành hành.
Theo ông Thông, chính quyền xã có quá ít thẩm quyền nên không thể xử lý dứt điểm vấn đề. Xã chỉ được thành lập tổ kiểm tra gồm 4 người kiêm nhiệm và có quyền xử phạt cao nhất đối với máy xúc là 2 triệu đồng. Việc thu máy bơm hút rất khó vì tổ chỉ có 4 người, trong khi những chiếc đầu nổ máy bơm nặng đến hàng tạ, không thể khiêng đi được.
Mặt khác, những người khai thác toàn dân địa phương, người quen biết, thậm chí là họ hàng anh em nên việc xử lý rất khó, mỗi lần đi kiểm tra, tổ chỉ nhắc nhở, vận động nhân dân không khai thác, nhưng xem ra biện pháp này không mấy hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa xã Minh Khai và xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cũng chưa thực hiện được, dòng nước đục một phần do khai thác tại xã Bằng Vân chảy sang.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác vàng trái phép ở thượng nguồn sông Hiến và các điểm khai thác vàng trái phép khác, bước đầu có kết quả đáng ghi nhận, dòng sông Hiến, sông Bằng đã có một thời gian trong xanh trở lại. Tuy nhiên, do không duy trì lâu dài và triệt để, vàng tặc lộng hành trở lại như thách thức các cơ quan chức năng./.
Mạnh Thành (TTXVN/Vietnam+)