Nhựa phế thải vẫn “quay lại” khi người dùng vứt đi?

Hàng chục con hải âu non nằm chết trên bãi cát, dạ dày chứa đầy rác thải - Đó là một cảnh tượng buồn và kỳ quái trong phim “Away.”
Trên đảo san hô Midway ở Bắc Thái Bình Dương, hàng chục con hải âu non nằm chết trên bãi cát, dạ dày của chúng chứa đầy những bật lửa thuốc lá, đồ chơi và những vật nhỏ khác bằng nhựa mà bố mẹ của chúng đã nhầm với thực phẩm.

Đó là một cảnh tượng buồn và kỳ quái trong phim “Away,” đạo diễn phim người Australia gốc Hong Kong Craig Leeson cho biết.

Ông nói rằng đây là một trong nhiều triệu chứng của bệnh dịch đang ảnh hưởng đến các đại dương, đến chuỗi thức ăn và nhân loại: sự tấn công của nhựa phế thải.

Leeson cho AFP biết rằng “Mỗi miếng nhựa được chế tạo từ những năm 50, tồn tại dưới một dáng vẻ hay hình thức nào đó trên hành tinh của chúng ta. Chúng ta ném nhựa vào thùng rác, nó biến đi và chúng ta không bao giờ thấy lại nó-nhưng nó vẫn trở lại với chúng ta.”

Trong năm qua, Leeson đã theo dấu những mối đe dọa từ nhựa từ Sardinia tới Canada đến Ấn Độ Dương để thực hiện một bộ phim kết hợp giữa một bộ phim tài liệu nghệ thuật và một chiến dịch vận động.

Tạm gọi là “Away,” bộ phim - được David Attenborough và Vương quốc Anh tài trợ - dựa trên Plastic Oceans Foundation (một tổ chức từ thiện của Anh) - tập hợp các nghiên cứu mới nhất về sự lan tràn của nhựa với nhiệm vụ của “những nhà thám hiểm” như Ben Fogle để cho thấy những hiệu ứng đa dạng của các thùng rác bằng nhựa. Thông điệp của nó là khi bạn ném đi một đồ vật bằng nhựa, chúng không thực sự “mất đi.”

Đội ngũ làm việc dưới sự hướng dẫn của Leeson đã bơi xa cùng cá voi xanh, sử dụng một chiếc tàu ngầm để lặn sâu xuống dưới Địa Trung Hải và tìm thấy những vực xoáy rác từ nhựa trong lòng Ấn Độ Dương. Họ đã sử dụng một dụng cụ như lao móc để lấy sinh thiết từ cá voi và giải phẫu một con rùa Corsican đã chết trong một phòng thí nghiệm - “rùa chết là những thứ nặng mùi nhất mà bạn có thể tưởng tượng được,” ông cho biết.

Những nghiên cứu cho thấy ít nhất có 250 loài đã vướng phải hay nuốt phải nhựa ở các vùng biển. Họ cho rằng ăn phải nhựa là một trong những nguyên nhân chính của “hội chứng cá voi gầy,” khi cá voi được phát hiện đã bị đói một cách bí ẩn.

250 triệu tấn nhựa mà chúng ta bỏ đi mỗi năm sẽ đi hàng nghìn dặm vòng quanh các đại dương và đội ngũ của Leeson - rất nhiều trong số đó đã từng làm trong bộ phận lịch sử tự nhiên của BBC - đã chứng minh được điều này. Nhưng ngoài ra, mục tiêu mà họ đặt ra là cho thấy những thảm họa môi trường là có tính hệ thống.

Trên thực tế, Leeson cho biết khối lượng nhựa có kích thước bằng cả bang Texas được cho là đang tồn tại ở Bắc Thái Bình Dương chỉ là một huyền thoại. Thay vào dó, các hạt nhựa ẩn nấp ở đó, vô hình, trong làn nước dường như trong sạch.

“Nếu bạn tìm hiểu với những chiếc lưới đặc biệt mà họ cung cấp, bạn sẽ trở lại với những thứ được kết dính lại - đó là những hạt nhựa siêu nhỏ ở trong nước cùng với những sinh vật phù du,” ông nói.

Ông Craig Leeson nói: “Vấn đề ở đây là chúng đang bị nhầm với thức ăn và được các sinh vật phù du ăn, rồi sinh vật phù du lại bị những con cá lớn hơn ăn, tiếp tục như vậy và nó kết thúc trên bàn ăn của chúng ta.” Các nghiên cứu đã liên hệ điều này với những điều kiện sức khỏe của con người bao gồm bệnh ung thư, tiểu đường và rối loạn hệ miễn dịch. Và nó không chỉ là nhựa đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn, mà còn là những thứ nhân tạo khác đến từ các nguồn như chất thải công nghiệp gắn với nhựa trong nước.

Nhóm nghiên cứu sẽ quay phim cho đến giữa năm 2012 và cũng sẽ tới thăm những cộng đồng sống bên các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng nề với chất thải nhựa để tìm hiểu những hiệu ứng trực tiếp hơn với đời sống con người. Đây không phải là chiến dịch cấp cao đầu tiên về đề tài này. Greenpeace, hiện đang nghiên cứu về nhựa ở Bắc Băng Dương, đã cảnh báo rằng cần hành động khẩn cấp đển giải quyết vấn đề chất thải từ nhựa và WWF đã gọi vấn đề này là “gây sửng sốt.”

Nhưng Leeson hy vọng rằng những hình ảnh trong bộ phim của ông sẽ đưa người xem thoát ra khỏi những suy nghĩ cố hữu của họ rằng rác thải sẽ biến mất trong hệ thống thu gom chất thải.

“Khi bạn nhìn thấy một chú lính đồ chơi hay một chiếc bật lửa được sản xuất tại Trung Quốc lại xuất hiện trong dạ dày của một chú chim hải âu tại Midway thuộc Thái Bình Dương, điều này sẽ cho bạn thấy bạn đang gây ảnh hưởng tới môi trường như thế nào,” ông nói.

Leeson sẽ không tiết lộ tất cả những phát hiện có được từ nghiên cứu mới đang được thực hiện cho bộ phim, nhưng nó cho thấy rõ một thông điệp đáng báo động. Ông có nghĩ rằng nhóm của ông có thể cạnh tranh trong một môi trường bận rộn với những thông điệp cảnh báo, mà hiện đang bị chi phối bởi những đe dọa từ biến đổi khí hậu? “Rõ ràng biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách nhất, nếu không phải là vấn đề cấp bách nhất mà chúng ta đang phải đối mặt, bởi vì nó ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ chúng ta làm,” Leeson nói.

Nhưng nhựa và khí thải có liên quan trực tiếp: nhựa được ước tính chiếm khoảng 8% trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của thế giới, một nửa trong số đó được tiêu thụ trong quá trính sản xuất.

Bộ phim sẽ đặt câu hỏi về “phong cách dùng một lần” phía sau nhựa phế thải, nhưng không chủ trương cấm hoàn toàn. Nó cũng sẽ xem xét các giải pháp cho những núi rác thải, bao gồm cả việc tái chế nhựa, trong đó nhựa được giảm với những yếu tố cốt lõi trong khi sản xuất năng lượng.

Một mục tiêu ban đầu, Leeson cho biết để thuyết phục người tiêu dùng và nhà sản xuất xem xét lại việc sử dụng những đồ nhựa dùng một lần, như những chai nước khoáng. Ông nói rằng trách nhiệm cắt giảm rác thải là thông qua những vấn đề môi trường khác nhau, trong đó có cả vấn đề khí hậu.

“Nhựa là một phần của điều đó, nhưng nếu chúng ta được nâng cao nhận thức với những vấn đề như nhựa, thì sau đó chúng ta sẽ nâng cao nhận thức về những gì thực sự ảnh hưởng đến hành tinh chúng ta sống, và tôi nghĩ rằng đó là một điều tốt,” ông nói./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục