Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC), nhu cầu về vàng của Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 255,2 tấn trong quý đầu năm nay do nhu cầu trang sức bằng vàng và vàng miếng để tích trữ cũng nhu cầu mua vàng trong dịp Năm mới tăng mạnh.
WGC cho biết lạm phát và nỗ lực kiềm chế thị trường bất động sản có khả năng đẩy nhu cầu vàng tại Trung Quốc lên cao hơn. Nhưng tính chung, nhu cầu vàng trên toàn cầu lại giảm 5% xuống còn 1.097,6 tấn, mà lý do, theo WGC, là do giá vàng tăng mạnh. Giá vàng trung bình quý 1 ở mức 1.690,57 USD/ounce, cao hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ - thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới - đã chứng kiến nhu cầu giảm trong quý 1 do kế hoạch tăng thuế nhập khẩu vàng và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào đồ trang sức vàng đã làm giảm nhu cầu. Các cửa hàng kinh doanh đồ trang sức đã đóng cửa giao dịch để phản đối thuế mới, khiến chính phủ phải bãi bỏ các biện pháp đó.
Mùa cưới ở Ấn Độ bắt đầu vào cuối tháng này cũng đang thổi bùng hy vọng giá vàng có khả năng hồi phục nhờ sức mua ở thị trường tiêu thụ vàng số một thế giới.
Cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro với các diễn biến chính trị đầy bất ổn tại Hy Lạp được xem là yếu tố không nhỏ tác động tới giá vàng, kéo theo giá cổ phiếu châu Á xuống thấp hơn và làm giá dầu thô đi xuống trong tuần này. Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 1%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong và Kospi của Hàn Quốc sụt giá khoảng 3%.
Ngày 16/5, đồng euro đã giảm hơn nửa xu Mỹ, với 1 euro đổi được 1,27 USD. Tình trạng bất ổn của đồng euro cũng châm ngòi cho nỗi lo sẽ xảy ra làn sóng rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng ở Hy Lạp. Báo chí Hy Lạp đưa tin người gửi tiền đã rút khoảng 700 triệu euro (897 triệu USD) khỏi các ngân hàng thương mại chủ chốt trong vài ngày qua./.
WGC cho biết lạm phát và nỗ lực kiềm chế thị trường bất động sản có khả năng đẩy nhu cầu vàng tại Trung Quốc lên cao hơn. Nhưng tính chung, nhu cầu vàng trên toàn cầu lại giảm 5% xuống còn 1.097,6 tấn, mà lý do, theo WGC, là do giá vàng tăng mạnh. Giá vàng trung bình quý 1 ở mức 1.690,57 USD/ounce, cao hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ - thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới - đã chứng kiến nhu cầu giảm trong quý 1 do kế hoạch tăng thuế nhập khẩu vàng và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào đồ trang sức vàng đã làm giảm nhu cầu. Các cửa hàng kinh doanh đồ trang sức đã đóng cửa giao dịch để phản đối thuế mới, khiến chính phủ phải bãi bỏ các biện pháp đó.
Mùa cưới ở Ấn Độ bắt đầu vào cuối tháng này cũng đang thổi bùng hy vọng giá vàng có khả năng hồi phục nhờ sức mua ở thị trường tiêu thụ vàng số một thế giới.
Cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro với các diễn biến chính trị đầy bất ổn tại Hy Lạp được xem là yếu tố không nhỏ tác động tới giá vàng, kéo theo giá cổ phiếu châu Á xuống thấp hơn và làm giá dầu thô đi xuống trong tuần này. Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 1%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong và Kospi của Hàn Quốc sụt giá khoảng 3%.
Ngày 16/5, đồng euro đã giảm hơn nửa xu Mỹ, với 1 euro đổi được 1,27 USD. Tình trạng bất ổn của đồng euro cũng châm ngòi cho nỗi lo sẽ xảy ra làn sóng rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng ở Hy Lạp. Báo chí Hy Lạp đưa tin người gửi tiền đã rút khoảng 700 triệu euro (897 triệu USD) khỏi các ngân hàng thương mại chủ chốt trong vài ngày qua./.
Hoàng Hà (TTXVN)