So với tháng Một, chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến tháng Hai tăng 182% và cao hơn 7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của một số ngành vẫn có sự phân hóa rõ rệt về mức độ tuyển dụng.
Đây là kết quả chính của Báo cáo chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến Việt Nam tháng Hai do VietnamWorks, nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam công bố ngày 13/3.
Theo báo cáo của VietnamWorks, sau Tết Nguyên Đán, thị trường nhân lực trực tuyến đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu nhân lực.
Cụ thể, trong tháng 2, chỉ số này đã tăng lên đến 181 điểm, tăng 182% so với tháng 1/2012 và cao hơn 7% so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá của Vietnam Works cho rằng, chỉ số này chưa đạt được mức cao nhất của năm 2011 (tháng 3/2011 với 210 điểm) nhưng trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, sự tăng trưởng về nhu cầu nhân lực là một điểm sáng đáng ghi nhận.
Theo phân tích của VietnamWorks về tương quan giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc, trong tháng 2, chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến đã tăng trở lại sau 2 tháng liên tiếp giảm, cho thấy thị trường đã nghiêng lại về phía nhà tuyển dụng.
Như vậy, sau Tết Nguyên Đán, mức độ cạnh tranh giữa người tìm việc đã tăng trở lại; tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong tháng 2 vẫn còn thấp hơn 6 tháng cuối năm 2011. Điều này cho thấy tìm việc trong những tháng đầu năm vẫn đem lại cho người tìm việc nhiều lợi thế hơn.
Điểm sáng nổi bật nhất trong tháng hai chính là đánh dấu sự trở lại của Ngân hàng, một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau 3 tháng liên tiếp sụt giảm, chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến cho ngành này đã tăng mạnh, đạt 5.54 điểm, vượt tháng có nhu cầu cao nhất trong năm 2011 đến 10%.
Trong khi chỉ số nhu cầu cho nhân lực trên thị trường trực tuyến tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011, một số ngành vẫn có sự thu hẹp đáng kể về nhu cầu tuyển dụng; trong đó, chứng khoán giảm 45%, Kiến trúc/Thiết kế nội thất giảm 42%, Xây dựng giảm 31% và Bất động sản giảm 22%.
Trong tháng 2, khoảng cách nhu cầu nhân lực trực tuyến giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hẹp đáng kể (chỉ còn 1,5 điểm so với 2,4 điểm vào tháng 12/2011 và 3,4 điểm vào tháng 1/2012). So với cùng kỳ năm trước, nhu cầu nhân lực trực tuyến cho Hà Nội giảm 4% trong khi nhu cầu tuyển dụng trực tuyến cho Thành phố Hồ Chí Minh tăng 14%./.
Đây là kết quả chính của Báo cáo chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến Việt Nam tháng Hai do VietnamWorks, nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam công bố ngày 13/3.
Theo báo cáo của VietnamWorks, sau Tết Nguyên Đán, thị trường nhân lực trực tuyến đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu nhân lực.
Cụ thể, trong tháng 2, chỉ số này đã tăng lên đến 181 điểm, tăng 182% so với tháng 1/2012 và cao hơn 7% so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá của Vietnam Works cho rằng, chỉ số này chưa đạt được mức cao nhất của năm 2011 (tháng 3/2011 với 210 điểm) nhưng trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, sự tăng trưởng về nhu cầu nhân lực là một điểm sáng đáng ghi nhận.
Theo phân tích của VietnamWorks về tương quan giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc, trong tháng 2, chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến đã tăng trở lại sau 2 tháng liên tiếp giảm, cho thấy thị trường đã nghiêng lại về phía nhà tuyển dụng.
Như vậy, sau Tết Nguyên Đán, mức độ cạnh tranh giữa người tìm việc đã tăng trở lại; tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong tháng 2 vẫn còn thấp hơn 6 tháng cuối năm 2011. Điều này cho thấy tìm việc trong những tháng đầu năm vẫn đem lại cho người tìm việc nhiều lợi thế hơn.
Điểm sáng nổi bật nhất trong tháng hai chính là đánh dấu sự trở lại của Ngân hàng, một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau 3 tháng liên tiếp sụt giảm, chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến cho ngành này đã tăng mạnh, đạt 5.54 điểm, vượt tháng có nhu cầu cao nhất trong năm 2011 đến 10%.
Trong khi chỉ số nhu cầu cho nhân lực trên thị trường trực tuyến tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011, một số ngành vẫn có sự thu hẹp đáng kể về nhu cầu tuyển dụng; trong đó, chứng khoán giảm 45%, Kiến trúc/Thiết kế nội thất giảm 42%, Xây dựng giảm 31% và Bất động sản giảm 22%.
Trong tháng 2, khoảng cách nhu cầu nhân lực trực tuyến giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hẹp đáng kể (chỉ còn 1,5 điểm so với 2,4 điểm vào tháng 12/2011 và 3,4 điểm vào tháng 1/2012). So với cùng kỳ năm trước, nhu cầu nhân lực trực tuyến cho Hà Nội giảm 4% trong khi nhu cầu tuyển dụng trực tuyến cho Thành phố Hồ Chí Minh tăng 14%./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)